Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a,
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
b,
Đoạn thơ đã thể hiện sự oai vệ của chúa sơn lâm đồng thời là lời thở dài ngao ngán của chúa sơn lâm khi bị nhốt trong lồng
c,
Tham khảo:
Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
a) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
b) Khái quát nội dung: Nỗi nhớ rừng cùng sự tiếc nuối những ngày tháng huy hoàng và khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên.
c) Nhà thơ Thế Lữ mượn lời con hổ sa cơ bị nhốt trong vườn bách thú để làm tiếng nói trữ tình để kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước và niềm khao khát thoát khỏi cảnh đời nô lệ.Cũng là vì do thời ấy , bọn Pháp sẽ không cho đăng tải những bài viết chống thực dân hoàn toàn nên tác giả không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn , để nêu lên một cách thầm kín nỗi niềm của những người dân mất nước thuở ấy.
Bạn tham khảo thử nhé
Tham Khảo
“Trong bài thơ “Nhớ rừng”, bức tranh tứ bình trong nỗi nhớ da diết của con hổ hiện lên thật đẹp, thật trong sáng , thật hùng vĩ”..Hai câu thơ đầu mở ra là khung cảnh " Đêm vàng bên bờ suối ". Đó là cảnh đẹp diễm lệ khi con hổ " say mồi đứng uống ánh trăng tan". Nó thật lãng mạn, con hổ như một chàng thi sĩ đang đứng uống ánh trăng tan dần tan dần trên bầu trời đêm mơ mộng hồi tưởng về quá khứ. Đó hình hình ảnh một bậc đế vương đang lặng ngắm giang sơn đang thay một màu áo mới, một giang sơn ngập tràn sắc xanh của vạn vật: " Nào đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn/ Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới". Hình ảnh " Bình minh cây xanh nắng gội" , " tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng" là hình ảnh một bậc đế vương mà các loài động vật khác phải phục tùng, ca hát cho giấc ngủ của vị chúa sơn lâm cùng vs ánh bình minh chan hoà, dịu ấm.Bức tranh cuối cùng " chiều lênh láng máu sau rừng" hiện lên như một bước ngoặt thay đổi hoàn toàn. Thật dữ dội! ( câu cảm thán). Biện pháp đảo ngữ càng khiến cho bức tranh trở nên dữ dội hơn nữa. Hình ảnh con hổ đang chờ đợi mặt trời lụi tàn để nó chiếm lấy " riêng phần bí mật" trong vũ trụ: khi màn đêm buông xuống, bao phủ khắp núi rừng và nó sẽ hoàn toàn chiếm lĩnh cái thế giới rừng sâu bí hiểm đầy bóng tối, nơi mà nó có thể mặc sức tung hoành, một nơi mà nó gầm lên một tiếng là muôn loài phải khiếp sợ. Câu hỏi tu từ, điệp ngữ " nào đâu" xuất hiện từ đầu đến cuối bức tranh không chỉ vì chỉ đích đến con hổ mà nó còn như lời than nuối tiếc khôn nguôi của con hổ. Nỗi nhớ về những năm tháng quá khứ tươi đẹp như một nhát giao khứa sâu vào trái tim của con hổ. Một vị chúa sơn lâm giờ lại chỉ biết luẩn quẩn quanh những cây cối, gò đá trang trí...
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Thế Lữ - Nhớ rừng
Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu nghi vấn
Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả
- tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ.
- Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
. Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng.
. Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp.
=> Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp