K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2018

Qua tìm hiểu "Từ điển chính tả tiếng Việt" (4) (TĐCTTV) và Từ điển tiếng Việt (TĐTV) chúng tôi thấy, các dấu thanh thường được định vị như sau:

2.1. Trong TĐCTTV và TĐTV, vị trí của các dấu, về cơ bản, được đặt ở nguyên âm,tức đỉnh âm tiết. Ví dụ: gà, nhỡ, bảng, nhíp, mận…

Nếu đỉnh âm tiết là một nguyên âm đôi được biểu hiện bằng các con chữ ia, ưa, ua hay iê, ươ, uô thì dấu thanh được đặt ở những vị trí khác nhau, hoặc ở yếu tố đầu (đối với âm tiết mở) hoặc ở yếu tố thứ hai (với các âm tiết không mở). Ví dụ: mía – miến; bùa – buồng; lựa – lượt

2.2. Nếu nguyên âm của âm tiết biểu hiện bẳng chữ "ă" thì TĐCTTV và TĐTV đều đặt tất cả các dấu trên dấu phụ "˘", dấu nặng dưới chữ cái mang dấu phụ "˘". Nhưng nếu nguyên âm của âm tiết được biểu hiện bằng chữ cái có dấu phụ, thường được gọi là dấu mũ "^" thì:

- TĐCTTV đánh dấu huyền, dấu hỏi bên trái dấu mũ, dấu sắc đánh bên phải dấu mũ, dấu ngã đánh ở đỉnh dấu mũ, dấu nặng đánh dưới chữ cái mang dấu mũ. Ví dụ:[ Vị trí dấu thanh so với dấu mũ ]… 
- TĐTV đánh dấu huyền bên trái dấu mũ, dấu sắc bên phải dấu mũ, dấu hỏi và dấu ngã đánh ở đỉnh dấu mũ, dấu nặng đánh dưới chữ cái mang dấu mũ. Ví dụ: lần, lẩn, lấn, lận…

2.3. Nếu đỉnh âm tiết là nguyên âm đơn mà đứng trước nó là âm đệm được biểu hiện bằng con chữ "o" hoặc "u" thì các đánh dấu có phần phức tạp hơn. Có thể phân loại như sau:

- Nếu trước âm đệm "u" là "q" thì TĐCTTV và TĐTV nhất loạt đánh dấu thanh ở nguyên âm, tức đỉnh âm tiết. Ví dụ: quả, quờ, quý… 
- Nếu "u" đứng trước các nguyên âm trừ nguyên âm /i/ được ghi bằng chữ cái "y", thì TĐCTTV và TĐTV nhất loạt đánh dấu thanh ở nguyên âm. Ví dụ: huệ, thuở, tuấn… 
- Nếu "u" đứng trước nguyên âm được biểu thị bằng chữ cái "y" (tức nguyên âm /i/) thì: 
+ TĐCTTV đánh dấu thanh ở âm đệm "u" trong âm tiết mở, và ở nguyên âm "y" trong các loại hình âm tiết còn lại. VÍ dụ: thủy, húy, uỳnh, uỵch… 
+ TĐTV nhất loạt đánh dấu thanh trên nguyên âm "y" trong mọi loại hình âm tiết. VÍ dụ: thuỷ, huý, uỳnh, uỵch… 
- Nếu âm đệm "u" đứng trước nguyên âm đôi được biểu hiện bằng tổ hợp chứ cái "yê" thì cả TĐCTTV và TĐTV đều nhất loạt đánh dấu thanh trên yếu tố thứ hai của nguyên âm đôi. VÍ dụ: huyền, tuyết, luyện… 
- Nếu âm đệm được biểu hiện bằng chữ "o" thì: 
+ TĐCTTV đánh dấu thanh ở "o" (tức ở âm đệm) trong các âm tiết mở. Trong các âm tiết không mở, dấu thanh được đánh ở nguyên âm. Ví dụ: hòe, xõa, khoảng, khoét… 
+ TĐTV nhất loạt đánh dấu thanh ở nguyên âm, trong các loại hình âm tiết. Ví dụ:hoè, xoã, khoảng, khoét…

Có thể khái quát sự đánh dấu thanh của TĐCTTV và TĐTV trong các âm tiết có âm đệm như sau:

TĐCTTVTĐTV
q + u +DT (5)
NÂ đơn
... + u +DT
NÂ đơn (trừ /i/)
... + u +DT

... +
DT
u

+ y : ÂT mở

... + u +
DT
y

: ÂT không mở

... u +
DT
y

: Các loại hình ÂT

... +
DT
o
+ NÂ đơn: ÂT mở

...+ o +
DT
NÂ đơn

: ÂT không mở

... o +
DT
NÂ đơn

: Các loại hình ÂT

3. Một số nhận xét và đề nghị

3.1. Nhìn chung TĐCTV và TĐTV gần như thống nhất với nhau về cách ghi dấu thanh. Về cơ bản, dấu thanh được đánh ở nguyên âm, tức đỉnh âm tiết. Điều đó chứng tỏ rằng: cách định vị dấu thanh của tiếng Việt chủ yếu dựa vào nguyên tắc biểu trưng ngữ âm.

Cách định vị dấu thanh trong các âm tiết có nguyên âm đôi, theo chúng tôi là thoả đáng, bởi lẽ nó thể hiện được hài hoà giữa nguyên tắc biểu trưng ngữ âm và nguyên tắc thẩm mĩ.

Sự khác nhau rất nhỏ trong cách đánh dấu thanh giữa TĐCTTV và TĐTV là ở các vần "uy, oa, oe". Trong các vần này, TĐTV nhất loạt đánh dấu thanh trên nguyên âm, TĐCTTV cũng đánh dấu trên nguyên âm nhưng trong các âm tiết mở thì đánh trên "u" hoặc "o". Sự phức tạp này của TĐCTTV có lẽ xuất phát từ nguyên tắc thẩm mĩ mà cơ sở của nó là sự cân đối về vị trí của dấu thanh trong âm tiết. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, nguyên tắc thẩm mĩ đã phức tạp hoá việc định vị dấu thanh trong cách viết. Nhận thức và lí giải cho được các quy tắc đánh dấu đúng một cách có ý thức, thật không phải là đơn giản và dễ dàng, đặc biệt là đối với học sinh phổ thông cơ sở. Ví dụ: quý – huý...

Việc đánh dấu hỏi trong các âm tiết có nguyên âm mang dấu mũ "^" của TĐTV, theo chúng tôi là hợp lí hơn, so với cách đánh dấu của TĐCTTV, bởi lẽ, cách đánh dấu của TĐTV thể hiện được tính thẩm mĩ và thuận tiện.

3.2. Căn cứ vào những nguyên tắc và những nhận xét đã nêu trên, chúng tôi xin đề nghị: Nguyên âm, tức đỉnh âm tiết là yếu tố quan trọng mang những đặc trưng tiêu biểu của thanh điệu, bởi vậy, dấu ghi thanh cần được định vị ở âm hạt nhân của âm tiết. Cách đánh dấu này sẽ đảm bảo cho cách viết được nhất quán, đơn giản và thuận tiện, đặc biệt trong các âm tiết có âm đệm. Ví dụ: cá, quỷ, hoãn, quạ… Viết là hoá, huỷ, thuỷ… như TĐTV chứ không viết là hóa, húy, thủy như TĐCTTV.

Cách định vị dấu thanh như vậy sẽ càng tăng sức biểu hiện tương phản của chữ viết. So sánh hai cách viết "thúi/thuý …" trên quan điểm chữ viết, sự khác biệt giữa hai từ theo cách đánh dấu thứ nhất chỉ thể hiện ở "i" và "y". Nhưng cách đánh dấu thứ hai làm cho hai từ khác nhau không phải chỉ ở "i" và "y" mà còn ở vị trí dấu thanh.

Nếu đỉnh âm tiết là nguyên âm đôi thì vị trí của dấu thanh vẫn cần được xác định theo cách viết hiện hành: mía " miến; lúa " luồng; vừa " vườn

Tóm lại, âm và chữ, thanh điệu và các dấu ghi thanh có liên quan chặt chữ với nhau. Ý kiến của chúng tôi dựa trên cơ sở sự vận dụng một số nguyên tắc của chữ viết trong mối quan hệ với đặc trưng ngữ âm của thanh điệu nhằm định vị các dấu thanh một cách nhất quán, thuận tiện, hợp lí và đơn giản hơn trong cách viết. Đây mới chỉ là sự tìm hiểu bước đầu về một vấn đề cần được quan tâm mà chúng tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp đang giảng dạy tiếng Việt trong cách trường phổ thông, nhằm góp phần xác định một trong những chuẩn mực của chữ viết. Điều này hết sức cần thiết và quan trọng, bởi lẽ nó không những chỉ có ý nghĩa trường quy mà còn là vấn đề văn hoá của chữ viết và cách viết. Chúng ta không thể và không nên tuỳ tiện trong cách đánh dấu ghi thanh của tiếng Việt. Cũng có thể nghĩ rằng, thanh điệu là dấu hiệu hay thuộc tính ngữ âm của toàn bộ âm tiết tiếng Việt, do đó dấu ghi thanh được đánh ở đâu mà chẳng được. Phải chăng đó là một sự nguy hiểm cho tính tự do, cẩu thả trái với chuẩn mực của chữ viết, trái với mục đích trau giồi tiếng Việt trong nhà trường. Bên cạnh tính đa dạng cần được tôn trọng đúng mức, thiết nghĩ tiếng Việt, chữ viết và cách viết cần phải có những chuẩn mực nhất định, đảm bảo tính thống nhất, tính văn hoá, tính trong sáng của nó, mà trong bài viết này chúng tôi chỉ dám mong góp phần suy nghĩ về một khía cạnh rất nhỏ, như đã trình bày.

_____________

(1) Chúng tôi dùng cách diễn đạt này chỉ với ý nghĩa là dấu thanh cần được đặt ở yếu tố tạo nên những đặc trưng cơ bản của thanh điệu trong cấu trúc của âm tiết.

(2) Nguyễn Văn Lợi, Một số nét về tiếng Mèo ở Việt Nam, trong "Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu sổ ở Việt Nam", tập 1, Hà Nội 1972.

(3) ÂĐ: âm đầu; NÂ: nguyên âm; ÂC: âm cuối

(4) Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển chính tả tiếng Việt. Nhà xuất bản Giáo dục, 1985.

Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản giáo dục, H., 1994.

(5) DT: dấu thanh; "u", "o": /-w-/

ÂT: âm tiết; "y": /i/; "yê": /ie/

1, Nhận xét cách đánh dấu thanh ở tiếng lửa và tiếng chiếc . - Tiếng lửa : .............................................................................- Tiếng chiếc : ..........................................................................2,Cách đánh dấu thanh trong hai tiếng in đậm dưới đây khác nhau như thế nào ?     Chị Mai lùa trâu bò vào chuồng . a) Tiếng lùa :...
Đọc tiếp

1, Nhận xét cách đánh dấu thanh ở tiếng lửa và tiếng chiếc 
- Tiếng lửa : .............................................................................
- Tiếng chiếc : ..........................................................................
2,Cách đánh dấu thanh trong hai tiếng in đậm dưới đây khác nhau như thế nào ? 
    Chị Mai lùa trâu bò vào chuồng 
a) Tiếng lùa : .......................................................................
b) Tiếng chuồng : ..................................................................
3, Nhận xét cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa ưa / ươ trong câu sau : 
     Chúng tôi thấy vườn dừa nối nhau suốt dọc đường 
Tiếng dừa : ....................................................................
Tiếng đường : .................................................................
4, Nhận xét cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa  / ia trong câu sau :
    Cả đàn kiến leo cây mía . 
Tiếng kiến : .............................................................. 
Tiếng mía : .................................................................

0
29 tháng 8 2018

- Trong các tiếng chứa uô (tiếng có âm cuối, ví dụ : cuốn) dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chỉnh - chữ ô.

- Trong các tiếng chứa ua (tiếng không có âm cuối, ví dụ : của), dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu của âm chính - chữ u.

19 tháng 1 2017

- Trong các tiếng chứa ưa (tiếng không có âm cuối, ví dụ : giữa), dấu thanh được đặt ở chữ cái đẩu của âm chỉnh.

- Trong các tiếng chứa ươ (tiếng có âm cuối, ví dụ : tưởng), dấu thanh được đãt ở chữ cái thứ hai của âm chính.

mik ko hiểu đề bài cho lắm, bn viết lại đi , mik sẽ đánh dấu theo dõi. mik hứa, mik sẽ tl câu hỏi của bn

4 tháng 9 2018

Những tiếng có ưa hoặc ươ trong đoạn là :

- ưa : lưa, thưa, mưa, giữa. Dấu thanh đặt ngay trên (hoặc dưới) chữa cái ư.

- ươ : tưởng, nước, ngược. Dấu thanh đặt ngay trên (hoặc dưới) chữa cái ơ.

GH
31 tháng 7 2023

Nêu quy tắc đánh dấu thanh chữ in đậm trong câu sau:

Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược , năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng.

Đối với chữ không có âm cuối, đặt dấu thanh ở âm đầu của nguyên âm đôi.

Đối với chữ không có âm cuối, đặt dấu thanh ở âm thứ hai của nguyên âm đôi.

Đối với chữ có âm cuối, đặt dấu thanh ở âm đầu của nguyên âm đôi. Đối với chữ có âm cuối, đặt dấu thanh ở âm thứ hai của nguyên âm đôi.  

3 tháng 9 2023

...

12 tháng 4 2019

1. Âm “cờ”

+Khi đứng trước “i, e, ê” thì viết là k

+Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là c

2. Âm “gờ”

+Khi đứng trước “i, ê, e” thì viết là gh

+Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là g

3. Âm “ngờ”

+Khi đứng trước “i, ê, e” thì viết là ngh

+Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là ng

12 tháng 4 2019

Quy tắc đặt dấu thanh

- Khi âm chính chỉ gồm 1 nguyên âm thì dấu thanh đặt vào âm chính. 

- Khi âm chính là một nguyên âm đôi (thể hiện bằng 2 chữ cái) thì chia làm 2 trường hợp:

+ Khi tiếng có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng sau của âm chính.

+ Khi tiếng không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng trước của âm chính.