Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tôi chính là Rùa Vàng đã cho vua Lê Lợi mượn kiếm để đánh giặc giữ nước. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện vì sao hồ Tả Vọng lại được đổi tên là Hồ Gươm.
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều bạo ngược. Tận mắt chứng kiến cảnh ấy, tôi vô cùng đau lòng. Bây giờ, thế lực ta còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Nhưng đức Long Quân chưa biết tìm cách nào để chọn ra người tài, xứng đáng nhận ấn kiếm. Tôi được giao nhiệm vụ đi tìm người xứng đáng để trao kiếm báu. Tôi bèn chia kiếm làm hai nửa, một nửa thì có lưỡi gươm, nửa kia là chuôi gươm. Lưỡi gươm thì tôi thả xuống biển còn chuôi thì giấu trong rừng. Thời đó, có chàng trai tên Lê Thận, người Thanh Hóa, làm nghề chài lưới ven sông. Một đêm nọ, anh thả lưới bắt cá nhưng tôi bèn ngậm lưỡi gươm đặt vào lưới của anh ta. Anh ta kéo lưới lên ba lần đều thấy lưỡi gươm mắc vào lưới bèn mang về nhà. Lúc đầu, Lê Thận tưởng đó chỉ là một thanh sắt nhưng khi anh ta đưa lại cạnh mồi lửa thì mới biết đó là một lưỡi gươm. Anh ta đem cất lưỡi gươm cẩn thận nhưng vẫn không biết là gươm quý. Về sau, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy từng đến nhà Lê Thận. Trong bóng tối, thanh sắt sáng rực lên. Tôi biết thanh gươm đã chọn được người làm chủ. Khi Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên, thấy khắc hai chữ "Thuận Thiên" nhưng ông ta vẫn chưa biết đó là báu vật.
Trong một lần bị giặc đuổi, tôi đã dẫn Lê Lợi đến chỗ có chuôi gươm nạm ngọc. Tôi đã giấu nó trên ngọn đa. Khi Lê Lợi đến, nó phát sáng thì chắc chắn Lê Lợi sẽ nhìn thấy. Quả nhiên, Lê Lợi đã leo lên ngọn đa, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi đem giắt chuôi gươm vào thắt lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người, Lê Lợi đem câu chuyện kể cho mọi người nghe. Khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa in. Thế là tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ Long Quân giao. Từ khi có kiếm báu, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên vùn vụt. Thanh gươm trong tay Lê Lợi tung hoành khắp nơi khiến giặc Minh khiếp vía. Có gươm thần trong tay, Lê Lợi càng trở nên mạnh mẽ, chẳng khác nào rồng mọc thêm cánh. Gươm mở đường cho họ đánh đến khi quét sạch bóng giặc trên đất nước.
Khi đất nước đã hòa bình, Long Quân sai tôi đòi lại kiếm. Nhân dịp vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, tôi bèn tiến lại gần thuyền vua và nói "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm tiến về phía tôi, tôi đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Sau lần đó, Lê Lợi đã cho đổi tên hồ Tả Vọng là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Cái tên đó nhắc mọi người nhớ đến ơn của Long Quân cho mượn kiếm báu đánh giặc.
Tác dụng của chi tiết kì ảo trên là:
- Lời khẳng định cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc đã kết thúc, đất nước đã được sống trong hòa bình. Thanh gươm đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và cần phải hoàn trả hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.
- Thanh gươm là hình ảnh tượng trưng cho sự tương trợ của thế hệ cha ông, tổ tiên với đất nước ta để chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Và sau đó là câu chuyện lịch sử do chính những thế hệ tiếp nối - chính là chúng ta sau này viết tiếp.
- Chi tiết này còn là lời nhắc nhở chúng ta không thể mãi mãi dựa vào bất kỳ thế lực nào để bảo vệ trọn vẹn bờ cõi đất nước ngoài chính bản thân chúng ta.
Lê Thận ko phải là nhân vật chính trong sự tích hồ gươm nhưng rất cần thiết cho truyện, giúp cho nhân vật chính hoạt động và làm cho truyện mạch lạc hơn( bạn coi bài 3 sgk lớp 6).
còn câu 2 trên mạng có đầy bạn ạ...ko cần hỏi trong đây đâu
k nha.............( <...>)
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.☺
Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng :
- Nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm.
- Khi Rùa Vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa nói tiếng người : " Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân ". Nhà vua trả gươm, Rùa Vàng đớp lấy lặn xuống nước. " Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì le lói sáng dưới mặt hồ xanh "
Em tham khảo nhé:
- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.
- Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước.
- Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in.
- Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.
- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần.
- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
D. Giúp người đọc, người nghe hình dung tất cả đặc điểm, tính chất của sự vật, con người, phong cảnh.
- Nhân vật: Lê Lợi ( nhân vật chính); Rùa Vàng ( sứ giả của Lạc Long Quân); Lạc Long Quân.
Bối cảnh nổi bật: Một năm sau khi đánh tan giặc Minh ra khỏi bờ cõi, nước ta được sống trong thái bình.