Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong tiến trình văn học Việt Nam đó chính là nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã bán chó; vì quá ăn năn hối hận nên lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương. Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì. Nhân vật lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung là một đề tài quen thuộc đã và đang là chủ đề được khai thác nhận được sự quan tâm đặc biệt từ bạn đọc. Nhiều năm qua đi nhưng lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.
Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.
Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.
Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.
Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.
Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.
Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.
Vấn đề nghiện game online hiện này vẫn đang trở nên bức thiết đặc biệt đối với các bạn học sinh khi suy nghĩ còn chưa chín chắn vẫn chưa nhận thức được tác hại và lợi ích của chơi game và cũng chưa biết cân bằng giữa giải trí và nghiện nên kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nhau. Bên cạnh đó nghiện game trên điện thoại cũng trở nên đáng báo động. Thực tế việc chơi game bây giờ đa số đều tốn thời gian chứ ít mang tính chất giải trí vì người dùng sử dụng quá nhiều thời gian vào việc chơi game mà quên đi việc học tập hoặc lao động. Vì thế nếu có thể ban không nên chơi bất kỳ game nào mà hay lo học hành ra ngoài chơi các trò thể thao vận động sẽ tốt hơn
I. Mở bài:
- Trong cuộc sống thực tại, một trong những nguyên nhân làm Trái Đất biến đổi khí hậu và môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng.
- Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
- Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
II. Thân bài:
1. Biểu hiện:
- Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam:
+ Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằng vứt ra túi ni lông, thuốc lá,…
+ Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầu thang, dưới sân trường…
+ Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để về vệ sinh môi trường.
+ Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào của người dân Việt Nam thế mà do rác thải của khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho nước bị biến chất, biến “nàng hồ” xinh đẹp trở thành cái bể nước thải trong lòng thủ đô, cụ Rùa sống lâu năm ở đó cũng phải ngoi lên…
-> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.
2. Nguyên nhân:
a. Chủ quan:
- Do thói quen đã có từ lâu đời.
- Do thiếu hiểu biết.
- Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng…
( Người Việt Nam có thói quen vứt rác ra đường, nơi công cộng bởi họ bắt đầu bằng một nhận thức: nơi ấy không thuộc phạm vi nhà mình, có bẩn cũng không ảnh hưởng đến mình, không ai chê cười đến cá nhân mình thế là cứ hồn nhiên xả rác. Người lớn xả, trẻ con xả…Không ai cười, cũng chả ai lên án người xả rác, có chăng một số người có ý thức cũng chỉ ngậm ngùi, thở dài, ngao ngán nhìn…rồi đành vậy chứ chả biết nói sao vì biết mình cũng chẳng làm được gì trước thói quen vô ý thức của cả một đám đông khổng lồ…)
b. Khách quan:
- Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu ( các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, có nơi còn không có phương tiên cũng như người thu gom rác…)
- Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.
- Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác ( chừng nào người dân còn chưa thấy xấu hổ khi xả rác nơi công cộng, chưa có ý thức giữ gìn nơi công cộng như nhà mình, chưa nghĩ rằng mình sẽ bị phạt nặng hoặc có thể bị ra tòa hoặc bị mọi người chê cười, lên án…chừng ấy vẫn còn hiện tượng xả rác ra đường, nơi công cộng).
3. Tác hại/ hậu quả:
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Bệnh tật phát sinh ( có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc…
- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có ( có nơi còn bị biến dạng,bị phá hủy do rác).
- Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp.
- …
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình.
- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường.
- Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượng này.
- Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm. ( liên hệ với đất nước Singapore)
III. Kết bài:
- Mơ ước chung của nhân dân ta: trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong những con rồng châu Á.
- Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy.
- Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: bỏ rác đúng nơi quy định.
Ngày nay đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa . Thế nhưng , được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương ***** khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường . Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình , tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố . Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi . Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người .
Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá . Chúng vương ***** khắp nơi gây ùn tắc giao thông . Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình . Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa . Như đã kể ở trên , xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi . Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua . Tệ hại hơn , đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ , ao . Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao , hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gai đình . Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng . Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước . Chúng khiến cho cống không thoát được nước . Vào những ngày mưa lớn , do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả , nước tràn khắp đường phố , cản trở giao thông . Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà . Nhìn cảnh tượng ấy , em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất .
Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều . Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo , vỏ bánh . Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô . Làm sao các thầy , các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy . Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác , dọn vệ sinh lớp . Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp . Thật tai hại làm sao !
Ngày hôm nay , vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều . Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO . Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến . Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông . Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện . Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác , cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam . Có lần em đi trên đường và nhìn thấy một đoàn khách du lịch nước ngoài . Khi đi ngang qua một ngôi trường , nhìn thấy những tờ quảng cáo của các nhóm gia sư bị ném vương ***** đầy rẫy trước cổng trường , họ lắc đầu và đi về phía khác . Vừa đi , những người khách vừa trò chuyện . Và từ xa, em thoáng nghe được một câu nói bằng tiếng Anh của một trong số họ : “ Người Việt Nam là thế sao ?” Chỉ là một lời nói nhưng đối với em sao thật nặng nề , thật xấu hổ . Lúc đó em đã nghĩ rằng phải chi những tờ bướm kia không được phát một cách bừa bãi , cổng trường không còn rác thì chắc những vị khách trên đã không nói như vậy .
Chưa bao giờ , ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi . Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày , từng giờ . Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn , nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người , từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi . Nói cách khác , những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh , thể hiện hành vi vô văn hóa , gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh , tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý , khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người . Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt . Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức , phản văn hóa, văn minh , phá hoại môi trường sống . Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp . Mặt khác , nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng . Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường . Còn ở Việt Nam thì sao ? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi , nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe.
Bạn tham khảo nha!
1. Mở Bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá con người của tác giả Nam Cao được thể hiện qua câu nói.
2. Thân Bài
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Giải thích từ ngữ khó
+ "cố tìm mà hiểu họ"
+ "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...
- Giải thích nội dung câu nói: Thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người.
b. Bàn luận, chứng minh vấn đề nghị luận
Video Player is loading.
Play
- Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật để thể hiện quan niệm trên:
+ Lão Hạc: Lừa bán Cậu Vàng để duy trì tài sản cho con trai, sau đó vì mặc cảm tội lỗi nên đã xin bả chó để tự vẫn, nhưng ban đầu ông giáo và mọi người đều hiểu nhầm lão Hạc xin bả chó để tiếp tục duy trì cuộc sống.
+ Vợ ông giáo: Gắt gỏng trước thái độ giúp đỡ của ông giáo dành cho lão Hạc và luôn nhìn lão Hạc là một người gàn dở.
- Trong thực tế cuộc sống hằng ngày:
+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người.
+ Khi thấu hiểu người khác, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp của người khác và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
+ Nếu sống thiếu đi sự thấu hiểu, con người sẽ chỉ nhìn thấy những điều tầm thường và xấu xa và sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được ý nghĩa của việc đánh giá người khác bằng sự thấu hiểu, cảm thông.
- Luôn đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình yêu thương và lòng nhân ái.
- Lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.
3. Kết Bài
Đánh giá tính đúng đắn và bài học triết lí trong câu nói của nhà văn Nam Cao.
Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi, đối với những người sống quanh ta...
Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 8
Bài viết liên quan
Đề bài: Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu
Suy nghĩ về câu nói trong lão Hạc: Chao ôi đối với những người xung quanh chúng ta...
Bài Văn Mẫu Em Hiểu Như Thế Nào Về Câu Nói Trong Lão Hạc: Chao Ôi, Đối Với Những Người Sống Quanh Ta...
Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".
Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.
Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.
Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.
Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.
Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.
-------------------HẾT---------------------
1. Nghị luận
2. Mỗi người tự quản lí, chỉnh sửa, phô diễn hình ảnh cá nhân của bản thân mình.
3. - Khoe người yêu
- Khoe xe sang, nhà sịn
- Khoe ảnh tình tứ.
Mùa xuân đến, thiên nhiên như bừng tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Cây cối đâm chồi nảy lộc. Hoa đưa hương và kết thành những trái ngọt lành. Tạo hóa thật ý nhị khi xếp mùa xuân là mùa bắt đầu của một nãm cũng như tuổi trẻ là tuổi khởi đầu của cuộc đời. Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong bốn mùa và tuổi trỏ cũng là tuổi tươi đẹp nhất trong cuộc đời. Có lẽ mùa xuân và tuổi trẻ là hiện thân của sức sống sôi nổi, mãnh liệt và nồng cháy cho nên trong thư gứi học sinh toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 1946, Bác Hồ đã viết:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xặ hội”. Lời Bác dạy làm tuổi trẻ chúng ta phải suy nghĩ nhiều, tuổi trẻ chúng ta phải làm gì để xứng đáng là mùa xuân của xã hội. Mùa xuân mùa khởi đầu của một năm là mùa rất đẹp. Không khí mùa xuân vui tươi đầm ấm, nắng xuân lên làm ửng hồng má em bé thơ ngây, làm ấm lại những cõi lòng lạnh giá của người già cả. Tuổi trẻ - tuổi khởi đầu của cuộc đời là tuổi tươi đẹp nhất. Tuổi trẻ có bao nhiêu hoài bão lớn lao, có bao nhiêu ước mơ bay bổng, có bao nhiêu hành động dũng cảm phi thường. Và trong xã hội ta ngày nay, tuổi trẻ chính là tương lai của Tổ quốc, tuổi trẻ chính là đầu tàu kéo cả con tàu đất nước đi lên. Vinh dự thay,cho tuổi trẻ được Tổ quốc trao cho vận mệnh cúa dân tộc. Hãy nhìn xem, trên mọi mặt trận gay go quyết liệt từ mặt trận chống kẻ thù đến mặt trận xây dựng con người mới, xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đâu đâu ta cũng thấy bóng dáng hiên ngang đẹp đẽ của những con người - tuổi trẻ. Trên những mặt trận đó, những con người tuổi trẻ chiến đấu anh dũng tuyệt vời, họ dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh chống lại những nếp sống cũ, suy nghĩ cũ, bắt những cái cũ đó phải đổi mới, phải công nhận và phải hòa mình vào cái mới để chiến đấu cùng một chiến hào với cái mới mà họ là hiện thân, là đại diện.
Tuổi trẻ Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, căm thù sâu sắc. Trong lao động, tuổi trẻ Việt Nam vốn cần cù, sáng tạo, và tinh thần vì tập thể, đặt lợi ích của tập thể lên trên tất cả. Trong đấu tranh cách mạng, tuổi trẻ Việt Nam luôn luôn nêu cao tinh thần bất khuất trên chiến trường, hay trong nhà tù của địch. Không bao giờ tuổi trẻ Việt Nam hàng phục kẻ thù của mình dù đầu có phải rơi, thân có phải chịu nhiều cực hình đau đớn. Chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu, Lê Vũ Lương, Lê Thị Hồng Gấm, anh Nguyễn Văn Trỗi và những anh chị khác đã hi sinh vì mùa xuân của xã hội. Trước cái chết, các anh chị chẳng hề run sợ, vẫn cài hoa lên mái tóc của mình như chị Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu tố cáo tội ác của bọn xâm lươc tay sai, như anh Trỗi - người công nhân thợ điện của thành phố Sài Gòn người con yêu quý của đất nước. Các anh các chị ra đi không để lại gì cho riêng mình nhưng đã để lại cho chúng ta sự nuối tiếc không nguôi và một quyết tâm trả thù mạnh mẽ. Cac anh chị khi ng hề hối tiếc vì tuổi trẻ của các anh chị đã hiến dâng cho cách mạng, cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Trong kháng chiến chống Mĩ, tuổi trẻ Việt Nam đã nối tiếp truyền thống của những người đi trước, quyết tâm quét sạch bọn xâm lược ra khỏi đất nước thân yêu của mình, không để cho chúng một giây phút ngừng nghi, yên bình trên mảnh đất chúng xâm lược, mảnh đất dù thấm máu đào của bào đồng chí thân yêu. Hình tượng anh giải phóng quân là hình ảnh tượng trưng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Những tháng năm chiến tranh dầu sôi lửa bỏng đã qua, tuổi trẻ Việt Nam lại bước vào thời kì mới, bước vào cuộc chiến đấu mới cuộc chiến đấu trên mặt trận lao động sản xuất, ở miền Nam có thêm mặt trận xây dựng con người mới và mặt trận văn hóa văn nghệ. Trên những mặt trận này, cuộc chiến đấu cũng không kém phần gay go quyêt liệt và tuổi trẻ lại vẫn là những chiến sĩ đi đầu, xông xáo vào những nơi khó khăn gian khổ nhât, đạp lên mọi trở ngại, mọi thành kiến cổ hủ quyết hoàn thành sứ mệnh của mình. Là người đi tiên phong mở đường, trên những cộng trường mới, nông trường mới, tuổi trẻ Việt Nam - những người con trên khắp mọi miền đất nước đang say sưa lao vào cuộc sống lao động lành mạnh, họ coi thường mọi khó khăn thiên nhiên, quyết bắt thiên nhiên phải phục vụ cho đời sống con người:
Bạt núi đồi ta moi đất làm gang
Ngăn thác dữ ta bắt sông làm điện
(Tố Hữu)
Tuổi trẻ Việt Nam đang đi lên với nhịp sống hào hùng, với dáng đi bay nhảy. Đúng là không có gì cản trở được tuổi trẻ nếu tuổi trẻ không tự cản trở mình.
Hòa với không khí sôi nổi của tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang bước tới trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với những bước đi khỏe mạnh, vững chãi, Trên những khu kinh tế mới những công trường, nông trường, nhà máy, đâu đâu ta cũng thấy không khí lao động sôi nổi, rừng rực của tuổi trẻ. Tuổi tre Thành phố Hồ Chí Minh hàng say lao vào những phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động, thi đua trở thành những bàn tay vàng, những đôi chân bạc của thành phố. Thi đua trong những phong trào vàn nghệ làm vui cuộc sống lao động của mình.
Trên công trường thủy điện Trị An, trên khu khai thác dầu khí Vũng Tàu, tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh đang sát cánh lao động cùng với tuổi trẻ của cả nước đưa đất nước Việt Nam muôn vàn yêu quý trở thành một nước tiên tiến, văn minh, sánh vai cùng các nước anh em và bè bạn trên khắp năm châu như Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong ước.
Sống trong không khí lao động sôi nổi của cả nước, em thấy tuổi trẻ của mình không thể tách rời khỏi tuổi trẻ cả nước được. Tuổi trẻ của em cũng phải đi xây dựng Tổ quốc như bao bạn trẻ khác. Tuồi trẻ cùa em phải lao động sôi nổi để xây dựng thành phố em xứng đáng với tên vàng Ilồ Chí Minh. Lấy khâu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên.” làm phương châm hành động của mình. Đâu cũng là quê hương nên tuổi trẻ của em không có nghĩa là chỉ xây dựng thành phố của mình mà là xây dựng cả đất nước, biến cả đất nước thành mùa xuân rực rỡ. Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, đến bất cứ chân trời góc Biển nào mà Tổ quốc cần.
Với truyền thống yêu nước thiết tha, tuổi trẻ Việt Nam đang sát cánh cùng nhau đi lên, đang trưởng thành dần trong cuộc sống lao động đẹp đẽ sôi nổi. Tuổi trẻ Việt Nam đang từng bước hoãn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình là làm cho dân giàu nước mạnh. Cùng với tuổi trẻ thế giới và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, tuổi trẻ Việt Nam đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, chống lại vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học đang đe dọa hòa bình của toàn thế giới. Là một thanh niên, mang chung sứ mệnh của tuổi trẻ Việt Nam, em không cho phép mình rơi lại đằng sau, không cho phép mình sống một cuộc đời ủ rũ chỉ ôm khư khư cái “tôi” vị kỉ đáng khinh, không cho phép mình sống tẻ nhạt, mòn mỏi như cây liễu ven sông.Nguyện sát cánh cùng bao bạn trẻ Việt Nam và thế giới chiến đấu cho ấm no; hòa bình, tự do, cho mỗi em thơ đều được đến trường, cho mỗi cụ già đều được ôm cháu trong tay, cho mỗi lứa đôi đều được chung sống bên nhau đến trọn đời.
Mùa đông giá rét, cây cối trơ cành sẽ qua đi, nhường bước cho mùa xuân với sức sông mãnh liệt, làm biến đổi cả đất trời. Và đến lúc mùa xuân cũng trôi qua, mùa hạ nồng nàn kéo đến... Cũng như quy luật của thiên nhiên, con người sinh ra, lớn lên và già đi, rồi một ngày kia trở về với cõi vĩnh hằng. Xuân của thiên nhiên qua đi rồi trở lại, nhưng tuổi trẻ của mỗi người chỉ có một lần. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, khỏe nhất và tươi sáng nhất của mỗi con người, vì thế tuổi trẻ thật quý giá. Hơn nữa, tuổi trẻ còn là mùa xuân, niềm tin và hi vọng của đất nước. Chính vì vậy, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhânmùa xuân năm 1946, Tết mở đầu cho một nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Câu nói ngắn gọn nhưng đẹp như một lời thơ, ca ngợi tuổi trẻ của xã hội, đất nước.
Một sớm kia thức dậy, nghe tiếng chim hót trong veo, cành mận ngoài vườn lung linh hoa trắng dưới làn mưa bụi đang bay, ta chợt thốt lên: “Ôi mùa xuân!” Mùa xuân xét theo thời gian là mùa mởđầu cho một năm. Xuân về trăm hoa đua nở, khí hậu ấm áp, cây côi đâm chồi... Vì vậy mùa xuân gợi lên trongta ý niệm về sức sông, hi vọng, niềm vui và hạnh phúc.
Riêng đối với dân tộc Việt Nam, xuân còn gợi lại những chiến công oanh liệt của cha ông, khơi dậy trong lòng niềm tự hào sâu sắc, Làm sao quên được mùa xuân năm 1077, Lí Thường Kiệt đánh tan bôn vạn quân Tông xầm lược; mùa xuân năm 1428, đưa đất nước thoát khỏi sự đô hộ của giặc Minh, Chúng ta cùng hòa mình vào không khí hào hùng, tưng bừng của mùa xuân năm 1789; khi đó người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá hơn hai mươi vạn quân Thanh. Ta hãy cùng sông lại mùa xuân năm 1975 với niềm tự hào, sung sướng; mùa xuân của độc lập tự do, mùa xuân của thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà.
Tuổi trẻ của đời người dường như thống nhất với mùa xuân của thiên nhiên, cũng gợi lên ý niệm về sức sống, niềm vui tương lai và hạnh phúc tràn đầy. Ở tuổi hai mươi đầy nhiệt huyết, lòng hăm hở vui sướng bước vào đời, dù biết mình đang bị tù đày và có thể chết, Tố Hữu vẫn say sưa với tuổi xuân của mình:
Hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu
Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão
Gân đang săn và thớ thịt căng da
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa.
Tuổi trẻ là tuổi phát triển rực rỡ nhất về thể chất, tài năng, trí tuệ... bao giờ củng muốn vươn lên cái đẹp nhất, hay nhất, tiên tiến nhất, cao thượng nhất (Lê Duẩn). Tuổi trẻ là tuổi hăng hái, sôi nổi, giàu nhiệt tình, giàu chí tiến thủ, có thể vượt qua khó khăn gian khổ để đạt được mục đích và ước mơ. Bác kính yêu của chúng ta, từ ngày còn rất trẻ đã ôm ấp trong lòng một hoài bão và ước vọng lớn lao: tìm đường cứu nước. Chàng trai Nguyễn Tất Thành đã vượt qua biển cả, gió rét thành Pari, Luân Đôn để cuối cùng tìm được con đường cách mạng và giải phóng dân tộc Việt Nam. Học tập gương Bác, hiện nay nhiều thanh niên đang cố gắng vươn lên, bằng lòng quyết tâm và nghị lực mãnh liệt, vượt qua những khó khăn thực tại của đất nước, tự tạo cho mình một tương lai tươi sáng và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Tuổi trẻ của mỗi người cùng góp lại sẽ tạo thành mùa xuân của xã hội. Thế hệ trẻ là sức sông, niềm hi vọng và tương lai của đất nước. Ngược dòng thời gian, ta nhớ đến tuổi trẻ quật khởi của cậu bé Thánh Gióng đã đánh tangiặc Ân từ thời vua Hùng dựng nước. Tuổi trẻ Đinh Bộ Lĩnh với cờ lau dẹp tan mười hai sứ quân, đem lại sự thống nhất đất nước. Tuổi trẻ trung dũng của Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng làm cho giặc Nguyên Mông kinh hồn bạt vía. Tuổi trẻ của “Anh Nhỏ” Kim Đồng, của ngọn đuốc sáng Lê Văn Tám, của người con gái đất đỏ Võ Thị Sáu đã làm cho giặc phải cúi đầu kính phục. Tuổi trẻ của bao anh hùng liệt sĩ đổ xương máu để tô thắm lá cờ Việt Nam... Sức mạnh thanh niên là sức mạnh của dân tộc, chính sức mạnh đó góp phần tạo nên cuộc sống mới, xã hội mới và tương lai mới cho đất nước.
Ngày nay, tuổi trẻ có sự đóng góp rất lớn là lực lượng đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh. Thanh niên hôm nay là những người rất xứng đáng với cha anh đi trước. Những người lính trẻ nơi hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ biển trời đất mẹ Việt Nam, trái tim họ vẫn ngân vang bản tình ca, dệt nên những bản nhạc tuyệt vời và chính cuộc đời họ là những bài ca mùa xuân đất nước. Chúng ta tự hào biết bao tuổi trẻ Việt Nam!
Đất nước, xã hội đặt niềm tin vào thanh niên; vậy thanh niên phải làm gì để xứng đáng với niềm tin ấy? Bạn nghĩ cần phải làm gì thật to lớn ư? Không đâu, bạn hãy làm tốt những công việc bình thường, hãy cốgắng học tập và tu dưỡng đạo đức của chính mình. Trong học tập và lao động cần không ngừng sáng tạo để công hiến nhiều nhất cho xã hội, cho đất nước.
Thanh niên hôm nay cần sống có mục đích, có lí tưởng cao cả. Lí tưởng ấy phải ở suy nghĩ, lời nói và những hành động cụ thể. Thanh niên sống không có lí tưởng cũng như con thuyền không có bến, như con sóng bạc giữa biển khơi, như lá xanh không có nhựa sống, như con ngựa không có người cầm cương..., rồi sẽ không biết đi đâu về đâu.
Chúng ta buồn biết bao khi tuổi trẻ đang góp sức tạo thành mùa xuân của xã hội thì có một số thanh niên tự hủy diệt mùa xuân của mình. Chúng ta cần phải nghiêm khắc phê phán những con người đã để tuổi trẻ của mình bên góc phố, lề đường, trong các quán cà phê, bữa tiệc ồn ào hay trong các thú vui vô bổ, tầm thường. Và thật tiếc, còn rất nhiều thanh niên chưa có niềm tin vào bản thân mình, chưa biết vươn lên trong cuộc sống, chưa chọn cho mình một lí tưởng để theo đuổi, phấn đấu. Chính họ đã để ngày xuân của mình khô héo, tàn lụi hay để nó trôi đi và cứ mòn mỏi dần. Tuổi xuân của họ lãng phí có nghĩa là mùa xuân của xã hội đã bớt tươi thắm, rực rỡ. Thật đáng thất vọng biết bao!
Nửa thế kỉ đã trôi qua, hôm nay đọc lại, ta vẫn thấy lời Bác chân thành, sâu sắc. Bác nhắc nhở chúng ta phải biết tự rèn luyện, phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống để có tương lai tươi sáng. Bằng tài năng, ý chí, nghị lực của bản thân, chúng ta phải biết sống có mục đích và lí tưởng cao đẹp, để tuổi trẻ của chúng ta thực sự là mùa xuân của xã hội.
Bạn tham khảo :
Có ý kiến cho rằng:”Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội, mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người “. Đúng là như vậy.
Lòng tự trọng là ý thức coi trọng, giữ gìn nhân phẩm,danh dự và coi trọng giá trị bản thân. Nó đc biểu hiện qua suy nghĩ, hành động,cách ứng xử đúng lương tâm và đạo lý con người. Lòng tự trọng còn phải đi đôi với việc làm. Khi ta mắc khuyết điểm hay phạm lỗi sai ,điều đầu tiên ta phải làm là chân thành sử sai và nhận lỗi. Từ đó, nhìn vào cái hạn chế của mik để rút ra thêm kinh nghiệm . Và ta còn phải có ý thức vươn lên, không bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.
Trong giao tiếp, cần chú ý đến lời nói của mình. Tránh dùng những từ thiếu tôn trọng hay tục tĩu để khiến ta trở nên vô ý thức và bị coi là thiếu học thức.
Tự trọng sẽ giúp ta tự tinvào việc mik làm, luôn chủ động và vững vàng, kiên quyết trong mọi công việc , có ý chí vươn lên cho dù có đang gặp trở ngại hay bất trắc nhường nào. Tự trọng còn giúp ta thêm lạc quan và yêu đờin tự tin vào bản thân hơn, góp phần xây dựng một xã hội giàu đẹp, văn minh.
Không nên nhầm lần giữa tự trọng với tự cao, tự đại hay tự kiêu. trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn những thành phần ,những con người còn thiếu đi lòng tự trọng mà ta cần phải em xét và phê phán như những người lười lao động, ăn không ngồi rồi hay dễ dàng nẻn lòng khi gặp gian lao… đánh mất đi nhân cách bản thân mik.
Qua đó, ta có thể rút ra bài học sâu sắc: cần phải iuôn có ý thức ht và rèn luyện, nói đi đôi vs làm để xây dựng lòng tự trọng còn người.
HT ;vv