K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2017
Trong cuộc sống hang ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người, khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ, khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nghĩ đến câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quí báu là ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?

Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu để tạo nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế… còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chin chắn: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta.

Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hang tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bong loáng hẵn làm ta vừa long và sẵn sang mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.

Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới…
Không yêu không hận không sầu vô tình vô nghĩ lạnh như băng
18 tháng 12 2017

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao ? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi.

Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận,đánh giá một sự vật,một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.Ngoài ra,câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống;hãy sống chân thật bằng thực chất của mình,chân thành trong cách đối nhân xử thế,đừng ba hoa,khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo,”chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”.

Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta,trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại,nên hư,vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.Bởi vì nghĩ cho kĩ,suy cho cùng,nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt,gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm,trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy,món hàng ấy càng được nâng thêm.Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong.Một cái tủ,một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua.Một con người cũng vậy,có học vấn,đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ,cộc cằn,áo quần xốc xếch.Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.

Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.

Tóm lại,”tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận,đánh giá,chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn,không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện.Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài,trang điểm mặt này,chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng.Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.

3 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Ca dao, tục ngữ chính là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, ẩn chứa trong mỗi câu tục ngữ còn là những bài học quý giá mà cha ông ta để lại cho con cháu. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

  
3 tháng 4 2021

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa. Và từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được ông cha ta đề cao và phát huy, đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng với quan niệm đó, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

Trước hết, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Xét về mặt nghĩa đen, ta có thể hiểu rằng khi ta ăn một trái ngọt nào đó thì ta phải luôn nhớ tới người đã trồng cây. Còn hiểu theo nghĩa bóng thì “Ăn quả” là chỉ người hưởng thụ và nhận được những thành quả; “kẻ trồng cây” là người tạo nên thành quả đó. Vậy ta có thể hiểu được rằng, khi chúng ta hưởng thụ thành quả nào dù là về vật chất hay tinh thần thì phải luôn nhớ tới và biết ơn công lao của người đã tạo nên thành quả đó. Qua câu tục ngữ ngắn gọn mà ý nghĩa trên, ông cha ta đã cho ta một lời khuyên, một bài học sâu sắc về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta ‘trái ngọt’.

Đúng thật vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc về lòng biết ơn. Ăn một bữa cơm nó đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Vậy nên, ta có thể nói đây là một đạo lý hoàn toàn đúng đắn,bởi lẽ không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như chiếc bút, cái bàn hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập mà ta đang tận hưởng… Tất cả, tất cả những điều đó đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha anh đi trước. Khi chúng ta nhớ ơn và kính trọng những người đã cho ta thành quả thì lúc đó ta cũng cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy tâm hồn thoải mái, cảm thấy cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Một xã hội có nhiều công dân như vậy cũng sẽ ngày càng tối đẹp và văn minh hơn. Câu tục ngữ này cũng như một lời văn triết lý, nó hướng chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Bởi lẽ, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người, của dân tộc Việt Nam ta. Ngoài câu tục ngữ trên còn có rất nhiều câu ca dao tục ngữ khác nói về lòng biết ơn như “Uống nước nhớ nguồn”; "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”…

Lòng biết ơn- truyền thống quý báu ấy vẫn được lưu truyền rộng rãi tới ngày nay. Minh chứng cho rằng, hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi Vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn và phát huy. Những trang sử vàng son thời trung đại cũng chưa bao giờ bị lãng quên. Những gia đình chính sách, người có công với Cách mạng như thương binh, bệnh binh,…vẫn luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng và toàn xã hội. Để tưởng nhớ những người có công với nước, nhân dân ta đã bày tỏ lòng thành kính bằng cách xây dựng những công trình như: nghĩa trang liệt sĩ, đền, miếu, lăng tẩm thờ phụng các bậc tiền bối, những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Bày tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, phòng truyền thống, đài tưởng niệm,… đã được xây dựng để nhắc nhở mọi người về lịch sử hào hùng, khơi dậy niềm tự hào của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta còn có những ngày lễ như ngày 26/3, 30/4, 1/5, 27/7,… để mọi người cùng tỏ lòng biết ơn. Không những vậy, đối với học sinh chúng ta còn có ngày 20/11, ngày 8/3,… để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo. Nhân dân ta còn tổ chức nhiều lễ hội dịp đầu xuân như: lễ hội làng Thánh Gióng, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đống Đa,…Việc thể hiện lòng biết ơn với các gia đình,các cá nhân có công với Cách mạng với những phong trào như: phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhà tĩnh nghĩa, thăm hỏi và động viên những người có công, tìm và quy tụ hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang địa phương đang được phát triển rộng rãi trong toàn xã hội. Vậy nên khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu đẹp thêm giá trị văn hóa cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hóa truyền thống của đất nước.

22 tháng 3 2020

đây bạn 

Tục ngữ là những câu nói của dân gian thường ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và được vận dụng vào đời sống, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những câu nói đó như để gửi gắm một thông điệp cuộc sống, một bài học đạo lý, một triết lí sống mà ông cha ta đã đúc kết được, một bài học coi trọng nhân phẩm, giữ gìn những giá trị tốt đẹp mà mình đang có trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" là một trong những câu tiêu biểu mang đậm tính nhân văn nói về vấn đề này.

Trước hết, ta cần hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" là như thế nào? "Đói cho sạch" ý nói dù có đói khát thì cũng nên ăn sạch, không ăn bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người. Còn "rách cho thơm" ý nói quần áo không lành lặn thì cũng phải giữ cho chúng sạch sẽ, thơm tho, không được để quần áo bẩn thỉu hay có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến người xung quanh. Hai từ "cho" được nhắc lại ở hai vế có nghĩa là giữ lấy, nhắc nhở quyết tâm bảo vệ một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, nếu như chỉ dừng ở lớp nghĩa thực như vậy thì câu tục ngữ sẽ không có sự sâu sắc mà "Đói cho sạch, rách cho thơm" còn có ý nghĩa sâu xa, tế nhị hơn: Dù cuộc sống có bần cùng, khốn khổ, thiếu thốn, khó khăn đến đâu đi chăng nữa cũng phải giữ gìn cho mình một tâm hồn trong sạch, lương thiện, nhân cách cao cả. Câu tục ngữ không chỉ đơn thuần là nói đến cái đói, cái rách mà còn nói lên một chân lí, một triết lí sống đầy giá trị nhân văn.

Trong sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, bên cạnh những tỉ phú, những thương nhân giàu có hay những công nhân viên chức có cuộc sống ổn định, còn có hàng nghìn những mảnh đời khó khăn, túng thiếu, nghèo đói, cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc. Họ sống một cuộc sống lay lắt cho qua ngày, qua tháng trong những ngôi nhà tạm bợ mà có thể bị gió bão cuốn đi bất cứ lúc nào không hay. Cái nghèo, cái đói cứ bám theo họ mãi và họ không thể thay đổi cuộc sống của mình vì họ không có khả năng hay họ chưa gặp được cơ hội để thay đổi? Người giàu hay người nghèo cũng đều có mong muốn cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, ấm no. Người giàu lại muốn giàu hơn còn người nghèo thì với họ có miếng cơm manh áo là ấm lòng lắm rồi, vậy họ phải làm như thế nào? Có người tự lực đi lên bằng hai bàn tay trắng, lao động, làm ăn lương thiện và cố gắng giữ gìn phẩm giá của mình bằng mọi giá. Chắc hẳn bạn vẫn nhớ đến hình ảnh lão Hạc - một lão nông nghèo khó trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, là một người cha giàu lòng yêu thương con, chăm chỉ làm ăn nhưng hơn thế, điều ta cảm phục ở lão là phẩm chất cao đẹp, giàu lòng tự trọng của lão. Vì cố gắng giữ gìn số tiền dành dụm và mảnh vườn cho đứa con mà lão chấp nhận chọn cái chết đau đớn bằng bả chó để không phiền lụy đến những người xung quanh và không mất đi cái danh dự cũng như lòng tự tôn của một con người.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có những người do túng quẫn quá, họ lại đi ăn cướp, ăn trộm và gây ra bao nhiêu tai họa cho xã hội; hay có những con người vì lòng tham vô đáy mà họ bất chấp dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để tham ô, hối lộ nhằm chuộc lợi cho bản thân; hoặc bất chấp nhân tính làm những điều xấu xa, thất đức để đạt được mục đích của bản thân. Chẳng hạn như trong buôn bán kinh doanh, vì muốn kiếm thêm lợi nhuận mà chủ cửa hàng có thể bất chấp mọi thứ để làm. Họ có thể nhẫn tâm nhuộm hóa chất vào thực phẩm nhằm bảo quản, giữ gìn chúng lâu hơn, chế biến thành các món ăn cho người khác mà không quan tâm đến sức khỏe của con người sẽ bị tổn hại nghiêm trọng bởi những hóa chất độc hại đó. Hành động của họ thật đáng lên án!

Trước thực trạng biến động của xã hội như vậy, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" mà cha ông ta đã đúc kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó đúng đắn ở mọi thời đại và mang đậm tính nhân văn. Và muốn làm được những điều như vậy, mỗi bản thân chúng ta cần tự nhận thức và rèn luyện cho mình, luôn nhắc nhở mình trước những cám dỗ của cuộc sống. Chỉ có tự mình trau dồi và rèn luyện những thói quen tốt thì chúng ta mới mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và càng lúc khó khăn nhất, lúc tưởng chừng như chỉ còn bước đường cùng thì nhân cách của mỗi người mới được bộc lộ rõ nhất.

https://thuthuat.taimienphi.vn/chung-minh-cau-tuc-ngu-doi-cho-sach-rach-cho-thom-38946n.aspx
Kinh nghiệm sống của ông cha ta từ xưa đến nay luôn là những kinh nghiệm quý báu và đúng đắn, thật vậy, với câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" đã cho ta một bài học trong cuộc sống, nhắc nhở ta luôn sống tốt, sống tích cực từ suy nghĩ đến hành động, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa, mỗi người cũng cần giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, lối sống trong sạch, lương thiện và nhân ái để xây dựng cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

hok tốt

trưởng Te am {[ ae 2k6 ]}

20 tháng 1 2022

chịu mới học lớp 4

xin thông cảm nha anh

20 tháng 1 2022

anh em ơi chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kìa chào đi con chào ông ạ ảo thật đấy

2 tháng 4 2022

Có một số gợi ý , và ý chính cho bài văn của em ở phần thân bài nhé:

Những ý chính cần đạt:  

1. Giải thích:

Ăn quả : chỉ sử hưởng thụ, thừa hưởng những thành quả lao động của người khác.

Kẻ trồng cây : là người làm nên những thành quả đó hoặc góp phần đêm lại những thành quả đó.

=> Cả câu : nhắc nhở ta phải biết ơn những người đã có công tạo ra các thành quả mà ta đang thừa hưởng.    

2. Phân tích, bình luận vấn đề:

a/ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một truyền thống quý báu, đáng trân trọng của dân tộc ta. Biểu hiện:

- Trong văn chương: có rất nhiều lời răn dạy tương tự:

"Uống nước nhớ nguồn"

"Muốn sang phải bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thấy"

"Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"

...

- Trong cuộc sống:

+ Ghi nhớ, trân trọng thành quả của những thế hệ đi trước, những người đã chiến đấu, bảo vệ nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Hơn thế, chúng ta vẫn đang tiếp tục bảo vệ, phát huy những thành quả đó.

+ Có các giải thưởng cao quý, tôn vinh những người có cống hiến cho xã hội, cho dân tộc cả trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.  

b/ Vì sao "ăn quả" phải "nhớ người trồng cây"?

- Vì phải có người "trồng cây" mới được thu hoạch "quả".

- Tất cả những thành quả đều phải tạo nên bằng nhiều công sức.

- Đó là một lẽ sống đẹp. 

- Những kẻ vô ơn bạc nghĩa cũng sẽ không có được sự tôn trọng, giúp đỡ của mọi người xung quanh -> cần phải lên án.  

3/ Bài học nhận thức và hành động:

- Lòng biết ơn là tình cảm không thể thiếu ở một con người có nhân cách, là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, đúng với muôn đời nên cần được gìn giữ, phát huy.

- Ta không chỉ nhớ mà còn phải ra sức đáp đền (giữ gìn và phát huy những thành quả đó). Ta không chỉ ăn quả mà còn phải ra sức trồng cây (sẵn sàng đóng góp công sức để tạo ra những thành quả lao động).

- Lên án những kẻ vô ơn, bội bạc.

- Liên hệ bản thân.  

Phần mb và kb em tự làm theo văn của mình nha.

2 tháng 4 2022

Một số ý mà bạn có thể đưa vào bài văn:

- Mở bài : bạn giới thiệu về câu tục ngữ đó ( VD: Ông bà ta thường nói " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Vậy thì câu tục ngữ ấy có nghĩa là gì?. Thoạt đầu ta sẽ hiểu đơn giản rằng : khi ăn quả chín phải biết nhớ kẻ đã ngày đêm chăm sóc cái cây ấy. Nhưng ý nghĩa của nó còn đi xa hơn nữa. Nhân dân ta muốn dạy cho con cháu về lòng biết ơn, sống sao cho luôn nhớ về cội nguồn của bản thân)

- Thân : (Đây là các gợi ý của mình, bạn có thể sửa lại , sắp xếp và thêm vào  sao cho khớp với mở bài và làm bài văn logic hơn)

+ Biết ơn không những là một đức tính tốt, mà nó còn là truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ trong nhân dân.

+ Sự thật, dù là trong quá khứ hay hiện tại, xã hội Việt Nam vẫn luôn hiện hữu và phát huy tốt lòng biết ơn, hướng về cội nguồn. Trong nhà thì con tôn kính cha mẹ, ông bà, ngoài xã hội thì tổ chức các hoạt động hướng về tổ tiên. Tiêu biểu phải kể đến Lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì - Phú Thọ. Hằng năm , con cháu đến từ mọi miền trên tổ quốc đều về tham dự, tưởng nhớ vị vua có công dựng nước và phát triển đất nước ở thời buổi đầu này.

+ Tổ chức các buổi viếng thăm, động viên các thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với đất nước.

+ Đối với ta, mỗi ngày ta được dạy rằng ăn một bán cơm cũng phải nghĩ đến  người nông dân cực khổ làm ruộng, là bao giọt mồ hôi, là nước mắt rơi trên những hạt lúa.

Kết : Bởi ý nghĩa sâu xa của nó , câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" luôn sống mãi với thời gian. Trải qua bao thế hệ, trở thành một nếp sống, một đạo lý đúng đắn mà bất cứ con người nào cũng phải thừa nhận. Bản thân chúng ta phải cố gắng rèn luyện thật tốt đức tính ấy và giữ gìn sao cho câu tục ngữ được lưu truyền mãi trong dân gian

 

 

12 tháng 3 2022

TK

Ca dao, tục ngữ chính là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, ẩn chứa trong mỗi câu tục ngữ còn là những bài học quý giá mà cha ông ta để lại cho con cháu. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

12 tháng 3 2022

tham khảo

 

Ca dao, tục ngữ chính là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, ẩn chứa trong mỗi câu tục ngữ còn là những bài học quý giá mà cha ông ta để lại cho con cháu. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

 

10 tháng 6 2021

Ông cha ta luôn dạy con cháu những nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc. Trong đó phải kể đến truyền thống biết ơn đối với những người đã mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc qua câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Trước hết, để hiểu rõ đạo lí mà ông cha ta muốn nhắn gửi, chúng ta cần hiểu được nội dung của câu tục ngữ. Theo nghĩa đen, nghĩa của câu tục ngữ là khi ăn những trái ngon quả ngọt phải nhớ tới người chăm sóc, vun trồng nó. Theo nghĩa sâu xa thì “ăn quả” là người được hưởng thành quả do người khác tạo ra, còn “kẻ trồng cây” chỉ người tạo ra thành quả đó. Vì vậy, câu tục ngữ trên có nghĩa là khi được hưởng thành quả do ai đó tạo ra, ta phải luôn nhớ ơn người đó. 

Lòng biết ơn là đức tính mà mỗi con người cần phải có. Lòng biết ơn cho ta thấy nhân cách của mỗi con người, giúp ta hoàn thiện bản thân, góp phần làm đẹp cho các mối quan hệ xã hội. Nhân dân ta đã và đang cố gắng giữ gìn và phát huy đạo lý tốt đẹp này. Hằng năm, nhân dân ta vẫn tổ chức các ngày lễ để tưởng nhớ những người có công với đất nước, những người góp phần mang lại hạnh phúc ngày hôm nay. Hay ngày 20/11 hàng năm là ngày mà mọi người tri ân các thầy cô giáo, dành tặng cho họ những bông hoa tươi thắm, những lời chúc tốt đẹp. Qua đó, ta thấy rằng, mọi người đều tích cực giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.

Vậy để phát huy truyền thống đó, chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội, phải yêu thương ông bà, cha mẹ, có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực.

Có thể khẳng định rằng câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là nét đẹp truyền thống của dân tộc về lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người để thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

Cre: Hoidap247

10 tháng 6 2021

image#hoktot#

17 tháng 2 2020

tham khảo bài mk nhé

17 tháng 2 2020

Đã từ lâu, dân tộc Việt Nam luôn có truyền thống ân nghĩa trước sau, nhơ ơn những người đã có ơn giúp đỡ mình. Để khuyên nhủ mọi người luôn luôn ghi nhớ công ơn của những người đã vì mình, dân gian ta có câu : " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " .  Cũng vid thế mà dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống  và làm theo đạo lý ấy.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây  là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triện rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để dành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyền thống của dân tộc.

Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biệt về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây-  đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

3 tháng 5 2019

a. Nghĩa đen

– Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn, nên thường dùng rất khó khăn.
– Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích.

b. Nghĩa bóng

– Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống.
– Đèn: đèn là hình ảnh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực. Rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ

- Cần học tập rèn luyện để xứng đáng với lời dạy của cha ông để lại.

3 tháng 5 2019

Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản ánh đạo lí sống của nhân dân Việt Nam. Ví dụ như: Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn. Hay: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh láy, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu… Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.

Ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay.

Lòng biết ơn là biểu hiện của truyền thống coi trọng nghĩa nhân. Lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, lam lũ của người nông dân: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Uống ngụm nước mát lành giữa trưa hè oi bức, lại nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nâng niu một trái chín mọng vừa hái trên cành, chớ quên công lao của kẻ trồng cây.

Tại sao lòng biết ơn lại được nhân dân ta trân trọng đặt lên hàng đầu như vậy ? Bởi vì đó chính là tình cảm thiêng liêng của con người, là cơ sở của mọi hành động tốt đẹp ở đời. Ông bà xưa nay đã dạy: ơn ai một chút chẳng quên… và lòng biết ơn phải được thể hiện qua lời nói, hành động, sự việc cụ thể hằng ngày.

Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có một mối quan hệ vô hình nhưng vô cùng khăng khít giữa các thế hệ với nhau. Người đã khuất dường như luôn có mặt bên cạnh người đang sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên bước đường mưu sinh vất vả. Lớp hậu sinh bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân bằng cách gìn giữ, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ.

Trải quá hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán,Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc. Đền thờ các vua Hùng trên đất tổ Phong Châu, đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Tây, đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình, đền thờ các vị vua đời Trần có công ba lần đánh tan quân Nguyên Mông ở Nam Định, Quảng Ninh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, đền Bến Dược ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Bình… và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm dược nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.
 
Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, đoàn thể, trường học nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó là biểu hiện sinh động của đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhân dân ta.
 
Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống… để nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước tạo dựng nên.
 
Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.