Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà Tiền Lê (Lê Hoàn) được thành lập trong bối cảnh đất nước ta đứng trước họa ngoại xâm của quân Tống . Lúc đó Vua Đinh (Đinh Tiên Hoàng ) đã mất mà thế tử Đinh Toàn (toản) còn quá nhỏ, thái hậu Dương Vân Nga lại không thể phủ rèm nhiếp chính; vả lại lúc đó, 10 đạo quân đều tập trung trong tay của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, nên Thái hậu Dương Vân Nga phải nhường ngôi cho Lê Hoàn để lãnh đạo nhân dân đánh Tống !
Nhà Tiền Lê (Lê Hoàn) được thành lập trong bối cảnh đất nước ta đứng trước họa ngoại xâm của quân Tống . Lúc đó Vua Đinh (Đinh Tiên Hoàng ) đã mất mà thế tử Đinh Toàn (toản) còn quá nhỏ, thái hậu Dương Vân Nga lại không thể phủ rèm nhiếp chính; vả lại lúc đó, 10 đạo quân đều tập trung trong tay của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, nên Thái hậu Dương Vân Nga phải nhường ngôi cho Lê Hoàn để lãnh đạo nhân dân đánh Tống !
* Hoàn Cảnh: Vào cuối thế kỉ XIV các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho nhà Trần suy yếu, làng xã tiêu đều, dân binh giảm sút.
- Nhà Trần không đủ sức để điều hành mọi công việc
- Xuất hiện một nhân vật mới - Hồ Quý Ly
- Năm 1400 nhà Hồ thành lập
* Những cải cách về Hồ Quý Ly
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
- Về quân sự: thực hiện một số biện pháp tăng cường quân sự và quốc phòng. Làm lại sổ đinh để tăng quân số, sản xuất vũ khí, xây dựng một số thành kiên cố
* Những điểm tiến bộ trong cải cách cua Hô Quý Ly
Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Nhà Nguyên được thành lập là do lúc bấy giờ nhà Tống suy yếu,người Mông Cổ ở phía bắc Trung Quốc nhân thời cơ đó đánh nhà Tống để mở rộng bờ cõi, quân Mông Cổ sau khi hoàn toàn chiếm được Trung Quốc đã lập nên nhà Nguyên
Bạn có thể đọc lại bài "Trung Quốc thời Phong kiến"(Bài 4 hay 5 gì đấy)và bài "Chống quân xâm lược Nguyên lần 1(bài 14, phần 1 la mã) để biết thêm thông tin chi tiết
Nhà Lý được thành lập vào năm nào?
Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
Sự kiện loạn 12 sứ quân xảy ra vào năm bao nhiêu?
Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968)
Thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ
Năm 1258
Năm nhà Tiền Lê thành lập
980
Nhà Lý được thành lập vào năm 1009
Sự kiện loạn 12 sứ quân xảy ra vào năm 944
Thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ là năm 1258
Năm nhà Tiền Lê thành lập là năm 980
1.Chính sách đối nội của các vua thời nhà Tần:
- Chia ruộng đất thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.
- Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.
Chính sách đối nội của các vua thời nhà Hán:
- Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần
- Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nhân dân
2.Khu vực Đông Nam Á gồm có 11 nước. Đó là: Việt Nam, Lào, Cam –pu-chia, Thái Lan, Mi – an-ma, Ma- lai- xi – a, Xin – ga –po, In – đô- nê- xi- a, Phi – lip –pin, Brunay và Đông Ti –mo.
3.Ở phương Tây, thời cổ đại đã có các hình thức dân chủ, cộng hoà, đế chế, thực chất đều là quân chủ ; thời kì đầu là chế độ phong kiến phân quyền, từ thế kỉ XV chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền.
~Nhớ tick nhé~
Nhà Đinh xây dựng đất nước như thế nào?
-Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế,đặt tên nước là Đại Cô Việt,đóng đô ở Hoa Lư
-Mùa xuân năm 970 đặt niên hiệu là Thái Bình,sai sứ sang giao hảo với nhà Tống
-Phong vương cho các con,cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ chức vụ chủ chốt
-Đúc tiền tiêu dùng trong nước,xây dựng cung điện
-Dùng những hình phạt khắc nghiệt đối với kẻ phạm tội
Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt:
"Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn, dù đọc theo ngôn ngữ nào
* Công lao của Ngô Quyền :
- Người tổ chức và lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ Quốc
- Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, của người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình.
* Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
- Là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân.
- Việc đặt tên nước chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ
* Công lao của Lê Hoàn:
- Người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn.
=> Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng của dân tộc, được nhân dân kính trọng, nhiều nơi có đền thờ.
Năm 944, Ngô Quyền mất, anh/em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô, xưng Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ các vùng thường đem quân đánh lẫn nhau.
Con trưởng của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Dương Tam Kha nhận Ngô Xương Văn - con thứ của Ngô Quyền - làm con nuôi. Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, trở thành Nam Tấn Vương. Ngô Xương Ngập được đưa về, cũng làm vua, là Thiên Sách Vương. Đó là thời Hậu Ngô Vương.
Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Đến năm 965, Ngô Xương Văn chết, con Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp. Nhưng vì thế lực suy yếu nên lui về giữ đất Bình Kiều. Quý tộc nhà Ngô, các tướng nhà Ngô cùng các thủ lĩnh địa phương đều nổi dậy chiếm cứ một vùng. Bắt đầu từ đó hình thành thế mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân.
Thời kỳ đó Đinh Bộ Lĩnh tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư, cùng với con trưởng là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công tức Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Chỉ trong vài năm, Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh thắng các sứ quân được xưng tụng là Vạn Thắng Vương.
Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, và định đô ở Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình).
Nhà Đinh bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường cho Lê Hoàn.