Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Phương thức biểu đạt : Thuyết minh
Nội dung : Thuyết minh về Bánh Chưng
Câu 2 : Biện pháp tu từ trong câu " nguyên liệu làm bánh chưng.....muối.."
Biện pháp : liệt kê : gạo nếp , đỗ xanh, thịt ba chỉ,hành ,và một số gia vị như hạt tiêu , muối...
Trong một ngôi chùa, bỗng một ngày chú tiểu hỏi sư phụ:
– Thưa thầy , giá trị cuộc sống của một con người là gì. – Hỏi vậy là do thường ngày chú tiểu thấy mọi người lên chùa đều cầu mong cho cuộc sống có giá trị.
– Vậy con muốn biết giá trị cuộc sống của con người là gì đúng không.
– Vâng, thưa sư phụ.
Sư phụ đi vào phòng rồi mang ra cho chú tiểu một hòn đá xấu xí và bảo:
– Con hãy mang hòn đá này ra chợ bán và hãy nhớ là dù có ai mua thì cũng không được bán và mang về cho ta.
– Tại sao lại phải làm vậy thưa sư phụ,
– Nếu con muốn biết giá trị cuộc sống là gì thì hãy làm như ta bảo.
Vì sự tò mò về giá trị cuộc sống nên chú tiểu đã làm theo lời sư phụ. Chú tiểu mang hòn đá ra chợ ngồi bán và trong suy nghĩ thì không hiểu tại sao hòn đá này lại liên quan đến giá trị của cuộc sống.
Chú tiểu ngồi bán hòn đá ở chợ cả ngày mà không hề có ai hỏi, mọi người còn thấy làm kỳ lạ không hiểu tại sao chú tiểu lại ngồi bán một hòn đá xấu xí mà không có giá trị gì. Ngồi cả một ngày, một người bán rong thấy vậy thương tình đã đến hỏi chú tiểu và trá giá hòn đá 500đ. Chú tiểu nhờ lời sư phụ bảo dù có bất kỳ ai hỏi mua cũng không được bán. Dù sao cũng có người hỏi mua, chú tiểu mang hòn đá về cho sư phụ và hỏi:
– Hòn đá này có gì đặc biệt mà thầy lại bảo con mang bán. Cũng may đã có người hỏi mua với giá 500đ. Vậy giá trị cuộc sống là gì thưa thầy.
Sư thầy cười và nói:
– Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá này vào cửa hàng bán vàng và bán cho chủ cửa hàng vàng và nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán, rồi con sẽ hiểu thế nào là giá trị cuộc sống.
Vì tò mò, chú tiểu làm theo lời sư thầy. Hôm sau, chú tiểu mang hòn đá đi vào một cửa hàng vàng, vừa đi chú vừa nghĩ, tại sao sư phụ lại bảo mình mang hòn đá này vào bán trong cửa hàng vàng trong khi cả ngày hôm qua chú ngồi ngoài chợ bán mà không ai mua, dù mua cũng không đáng giá. Dù rất ái ngại nhưng vì tò mò nên chú quyết định làm theo lời sư phụ mang hòn đá không giá trị này vào bán trong các cửa hàng vàng.
Nhưng chú tiểu thật bất ngờ khi chú mang vào bán trong một cửa hàng vàng thì chủ tiệm vàng đã trả giá hòn đá là 5 triệu. Rất bất ngờ vì một hòn đá qua một ngày từ chỗ bán không ai mua và có giá 500đ thì giờ đã có giá 5 triệu, nhớ lời sư phụ khi có người mua dù bất kỳ giá nào cũng không được bán và mang về cho sư phụ.
Chú tiểu vội vàng về và hỏi sư phụ tại sao lại như vậy và hỏi: – Vậy thì giá trị cuộc sống là gì mà tại sao một hòn đá từ không giá trị qua một ngày lại có giá trị rất lớn như vậy.
Sư phụ cười và nói:
– Nếu con muốn hiểu giá trị cuộc sống là gì thì ngày mai con hãy mang hòn đá này tới một tiệm đồ cổ và bán, và nhớ dù với bất kỳ giá nào thì con cũng không đước bán và mang về cho ta. Con sẽ hiểu giá trị cuộc sống là gì.
Chú tiểu càng tò mò và đã làm theo lời sư phụ. Hôm sau, chú mang hòn đá tới một tiệm đồ cổ. Sau một hồi xem xét thì chú tiểu bất ngờ khi chủ đồ cổ trả giá hòn đá là đánh đổi cả gia sản hiện có lấy hòn đá. Chú tiểu không bán và vội vàng về kể lại với sư phụ, cậu hỏi:
– Vậy hòn đá này là gì, mà từ một thứ không giá trị không ai mua giờ nó có giá cả một gia tài.
Sư thầy nói:
– Đó chính là giá trị cuộc sống
Giá trị cuộc sống của mỗi con người chúng ta đều do chính chúng ta quyết định cũng giống như chú tiểu có quyết định mang hòn đá đi bán hay không, có giám mang một hòn đá không giá trị với ai tới một nơi mà biết chắc chắn họ không mua.
Giá trị cuộc sống là do chính chúng ta đặt chúng ta ở giá trị nào. Vậy hãy đặt mình vào nơi mà mọi người hiểu ta, và nơi giá trị sống được tôn trọng.
1. AI MỚI LÀ KẺ NGU???
Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.
- Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn. Đây, thầy nhìn nhé.
Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước. Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
- Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?
- Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.
Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:
- Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
- Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa...
Cậu bé trả lời.
Kết luận: "NGU MÀ TỎ RA NGUY HIỂM THÌ KHÔNG CÓ GÌ PHẢI SỢ,... ĐÁNG SỢ LÀ NGUY HIỂM MÀ TỎ RA NGU." Kẻ đối diện bạn không ngu đâu...
hay thì k mik nhé
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử X là 34:
P + e + n = 34 hay 2p + n = 34 (do p = e) (1)
Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt proton 1 hạt:
n – p = 1 (2)
Giải (1), (2) ta có p = e = 11, n = 12
Số khối của X = 11 + 12 = 23