Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là các đền , chùa với kiến trúc độc đáo, chịu ảnh hưởng của lối kiến trúc truyền thống Ấn Độ.
- Chùa thay thế cho đền, tháp. Tuy tháp thờ Phật tích, vẫn mang dấu vết kiến trúc Ấn Độ.
Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm,
Đông qua xuân đã đến liền
Hè về rực rỡ êm đềm thu sang..."
Đó là những câu thơ mà tôi đã được nghe từ bé, nhưng đến bây giờ mới tận tường hiểu nghĩa. Thật vậy, thời gian trôi đi thật nhanh, mới ngày nào đây khi tôi còn bé, cứ mỗi lần đến tết tôi và các bạn cùng hân hoan trông chờ, một cái tết được nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hôm nay trong tiết trời se lạnh của quê nhà miền Trung nhớ lại kỷ niệm những ngày tết đã qua, tôi bồi hồi nhớ về những tết năm xưa khi tôi còn bé.
Khoảnh khắc giao mùa làm cho đất trời vạn vật thay đổi như được khoác trên mình màu áo mới. Cây cối đâm chồi, nảy lộc. Những nhánh hoa mai, hoa lan, hoa vạn thọ nở... báo hiệu một mùa xuân sắp về, khiến lòng người rạo rực, chờ mong năm mới.
Giao thừa là thời điểm thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, khi đất - trời giao cảm, muôn vật như tạm thời ngưng đọng trong giây phút để rồi bừng ra một sức sống mới, một sự tái sinh kỳ diệu. Đất trời vào xuân mang hơi thở rất lạ, nồng nàn, khoan thai làm cho lòng người chìm trong thứ men say ngất ngây. Giây phút thiêng liêng, tức là đón Giao thừa mọi người ai cũng muốn rũ bỏ những cái gì đó không may mắn của năm cũ để đón nhận những điều may điều tốt của năm mới.
Phải chăng vì thế mà chẳng ai muốn tỉnh giấc trong cái “men say” ấy. Cái “men” mà chỉ mùa xuân mới có: cảm giác yêu thương và muốn được yêu thương, cảm giác được che chở và mong ngóng có một năm mới ngập tràn hạnh phúc…
Vẫn nhớ như in những ngày trước tết, nhà nào cũng hân hoan, người gói bánh, người làm mứt, người lo sắp dọn nhà cửa... mọi người tắm rửa rồi ăn cơm tất niên, công việc đó được coi như một nghi lễ của ngày cuối năm. Cái mùi thơm của những trái bồ kết, lá hương nhu, lá chanh dùng để đun nước gội đầu và tắm rửa... đến nay vẫn còn đọng lại trong ký ức
Người xưa quan niệm rằng “việc tắm ngày cuối năm bằng nước lá hoa mùi là để gột rửa bụi trần, gột rửa mọi nỗi ưu tư và cũng là để tắm rửa tinh thần, giúp con người tĩnh tâm hơn sau bao khổ nhọc của cuộc mưu sinh tìm đường trở về đoàn tụ bên mái ấm”. Những giây phút ấy như đánh dấu cho một sự đổi mới với bao hoài bão, mong ước cho một tương lai mới, thách thức mới.
Nhớ những tết xưa, cứ chiều 30 tết, nhà nào nhà nấy đã chuẩn bị đầy đủ thực phẩm cho ba ngày tết, nào thịt, nào gà, nào dưa món nào bánh chưng, bánh tét…, những thứ không thể thiếu của ngày tết.
Cũng có những năm khó khăn, khi xã hội kinh tế chưa phát triển, nhưng được nhà nước ưu ái cho những tình cảm giản đơn, bằng tem phiếu nhưng nhà nào cũng có mứt, có bánh, có rượu và cả pháo nữa, cố gắng lắm thì sắm sửa được nhiều hơn. Nhớ lại một kỷ niệm, có những năm nhà tôi tự rang gạo nếp giã thành bột, trộn với đường cát và tự làm bánh in, cái thứ bánh mà trước dùng để thờ Ông bà và sau lại chia phần cho con cháu rất thích. Thường xuyên hơn nữa là năm nào cũng cố gắng dành dụm gói vài đòn bánh, nếp tự làm lá gói và lạt buộc thì nông thôn không bao giờ thiếu, nhớ nhất là đêm nấu bánh, hương thơm của lá chuối và gạo nếp ngan ngát bay xa, không khí tết càng nên ấm cúng, chờ đợi bánh chín, vớt ra tôi và các em luôn muốn được ăn thử, nhưng không được Ba Mẹ tôi phải đặt bánh lên bàn thờ tổ tiên trước đã sau đó những cái bánh không đẹp mới được cho chúng tôi ăn thử, ngon ơi là ngon, thích ơi là thích ...
Dường như những khó khăn đó không làm tan biến những ước mơ, hoài bão của tất cả mọi người luôn mong ngóng, tết đến cuộc sống của gia đình sẽ khác, tôi và các em được mừng tuổi, được mặc quần áo mới, mặc dù quần áo mới ấy là thứ bình thường thôi nhưng lại rất sung sướng đầy vui mừng.
Tết xưa là Tết theo quan niệm cũ, khi kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đó là những ngày của các lễ hội tưng bừng và diễn ra dài ngày. Khi đó người ta có quan niệm Tết là “ăn Tết”, chứ không phải “nghỉ Tết” như hiện nay. Người ta dành những gì ngon nhất, tốt nhất như thịt heo, thịt gà, trái cây, quần áo mới... cho những ngày Tết. Dù nghèo đến đâu cũng phải cũng phải sắm được một mâm cỗ để cúng giao thừa, lễ gia tiên, rước ông bà về cùng ăn Tết với con cháu.
Truyền thống Tết khắc sâu trong tâm thức người Việt cho đến tận bây giờ, tập quán đó gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp, quanh năm đầu tắt mặt tối, nhưng tết vẫn là những ngày thiêng liêng để mừng tuổi cha mẹ, ông bà, là những ngày thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên ông bà .
Một mùa xuân lại về nhưng tôi cảm giác không còn cái không khí bận rộn như lúc trước. Tết ngày nay đơn giản quá, cần thứ gì chỉ việc ra chợ mua là có ngay, những phong tục ngày tết cũng dần dần mất đi. Không còn cái không khí nấu bánh chưng bánh tét ở mỗi gia đình nữa bởi bây giờ thứ gì cũng có sẵn, được làm sẵn. Con người cũng trở nên thay đổi hơn, không còn bận rộn với ngày tết nữa mà giờ đến chiều mùng 2 là đã hết tết rồi. Mọi người lại lo lắng bắt tay vào công việc năm mới của mình.
Tết nay qua bao biến thiên của thời đại, theo dòng chảy của thời gian, đặc biệt trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay, quan niệm về Tết hình như thay đổi nhiều. Nền kinh tế đang phát triển, thu nhập người dân ngày một cao. Nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên, được đáp ứng ngay khi có tiền, chứ không đợi đến Tết. Từ những nhu cầu thực tế đó cho thấy những thay đổi trong suy nghĩ về quan niệm Tết. Điểm thay đổi dễ thấy nhất là sự khác nhau giữa “ăn Tết” và “nghỉ Tết”. Còn nói chung, về cơ bản Tết cổ truyền vẫn chưa có sự thay đổi rõ nét. Tết vẫn là dịp để gia đình đoàn tụ, để người thân thăm viếng lẫn nhau. không khí Tết ngày nay so với ngày xưa giảm đi ý nghĩa nhiều. Nhưng tết cổ truyền vẫn là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam quan niệm đó sẽ phụ thuộc theo từng suy nghĩ và nhận thức của mỗi chúng ta …
Ngày Tết, ngày xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên của gia đình, nếu ở xa thì đây là những ngày nhớ thương da diết nhất. Trước tiên là nghĩ đến những người đã mất, nên thường tổ chức đi viếng mộ để tỏ lòng thành kính "uống nước nhớ nguồn". Mâm cơm cúng tất niên chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đình.
Ba ngày tết là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Một tập quán phổ biến là trong những ngày đầu năm, mọi người đều chỉ nói ra những lời hay, ý đẹp, gặp nhau chào mừng, hy vọng mọi điều như ý, bao điều không vui, không vừa lòng năm trước đều bỏ đi.
Mồng một người ta thường hay đến cúng vái và thăm hỏi những nhà bên nội, mồng hai sang lễ tết bên nhà ngoại và mồng ba đến thăm thầy, vì thế có câu "Mồng một tết cha, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy". nhưng ngày nay thì trình tự đó trở nên lộn xộn, gặp đâu thăm đó, ai thân thì thăm, còn không thì thôi, kể cả bà con. Khi đến thăm họ hàng, bạn bè, người ta thường chúc nhau mạnh khỏe, sống lâu, hạnh phúc và may mắn gọi là "mừng tuổi", và "lì xì"
Ngày tết thường có nhiều trò vui đặc biệt như đá gà, chơi cờ, hội chợ ... đua thuyền, đánh bài, xem bói ... Những lễ tục phiền toái, lãng phí xa hoa, tốn kém thời giờ và tiền của, hoặc mang tính chất mê tín, dị đoan, những trò chơi đỏ đen có tính chất ăn thua, đều được loại bỏ và xa dần. Quan niệm kéo dài ngày tết cũng tùy theo vùng miền và tùy theo công việc, để để bù lại quanh năm vất vả cũng được sửa đổi để phù hợp với nhịp điệu cuộc sống khẩn trương của xã hội hiện đại. Nhưng không phải vì thế mà những nét đẹp cổ truyền đậm đà màu sắc dân tộc cũng như không khí vui tươi phấn khởi nhộn nhịp mang ý nghĩa mới chúc nhau thêm sức khỏe, niềm vui của ngày Tết lại giảm đi.
Cho gì đi nữa, ngày tết vẫn là ngày thiêng liêng nhất, cao quý nhất để chúng ta thể hiện tình cảm của con người với con người, của con người với người thân bạn bè và những người đã khuất, mong rằng những thế hệ sau cho dù giàu có, đầy đủ tiện nghi, công nghệ hiện đại, nhưng đừng quên ngày tết cổ truyền mà cha ông ta đã xây dựng qua hàng ngàn đời, là nét đẹp và phong phú được chắc lọc qua hàng ngàn thế hệ lưu truyền cho đến ngày nay.
Ở đâu ngày tết vẫn là ngày cao quý và thiêng liêng nhất trong mỗi con người chúng ta.
- Ngô Quyền (898-944) Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc. Ông góp công trong những buổi đầu xây dựng nền độc lập Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương.
- Đinh Bộ Lĩnh (924-979) Dẹp loạn 12 sứ quân. Thống nhất đất nước. Lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.
Cách đánh độc đáo của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên:
- Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
- Tấn công quyết liệt.
- Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
- Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
- Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao
- Từ cuối thế kỉ xn, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh => Nhà Trần được thành lập.
- Theo em việc nhà Trần thay nhà Lý là rất cần thiết bởi vì nhà Lý đang bị suy yếu , dân gặp nạn lũ lụt , đói nghèo , quan lại ăn chơi sa đọa nếu không có nhà Trần lên trị vì thay thì e rằng đất nước sẽ bị diệt vong .
- Vào cuối thế kỉ XIV, các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho nhà Trần suy yếu , làng xã tiêu điều , dân đinh giảm sút. Nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình , nên sự sụp đổ là khó tránh khỏi. Lúc đó , xuất hiện Hồ Quý Ly . Sau vụ một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành ( 1399 ), năm 1400 , ông phế truất vua Trần và lên làm vua , đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ thành lập.
- Những cải cách của Hồ Quý Ly:
+, Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
+, Về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
+, Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Hoàn cảnh thành lập :
Nhà Trần suy yếu -> Hồ Qúy Ly truất ngôi nhà Trần lập ra nhà Hồ .
Biện pháp cải cách
-Chính trị
+cải tổ hàng ngũ võ quan ,thay thế quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần nhưng có tài và thân thuộc với mình.
+đổi tên một số đơn vị hành chính ,quy định lại cách làm việc của bộ máy chính quyền ,quan triều đình về thăm hỏi nhân dân .
-Quân sự
+làm tăng quân số ,lập ra sổ đinh
+chế tạo nhiều loại súng mới ,thuyên mới
+phòng thủ ở những nơi hiểm yếu
+xâu dựng thành quân sự.
Những điểm tiến bộ trong cải cách
+tăng cường quốc phòng bảo vệ Tổ Quốc
+quan tâm đến nhân dân nhiều hơn
+cách làm việc của bộ máy chính quyền hiệu quả và hoàn chỉnh hơn
Diễn biến trận đánh[sửa | sửa mã nguồn]
Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghênh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.[2]
Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả"[2]. Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi[1]. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị thương, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết".
Bia Lý Thiên Hựu cũng chép: "Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…".[7] Lý Thiên Hựu là 1 viên tướng Nguyên cũng tham gia trận Bạch Đằng.
Kết cục[sửa | sửa mã nguồn]
Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Thượng hoàng đã vui vẻ hậu đãi những viên bại tướng này.[2] Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi vòng chiến[1]. Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, trong khi một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho trảm quyết.[1] Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt. Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, và cũng được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông, dẫn đến chấm dứt thắng lợi cho Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ ba.
Diễn biến:
- Tháng 1 -1288: Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long - từ Thăng Long rút về Vạn Kiếp - từ Vạn Kiếp rút về nước.
- Nhà Trần chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chu=iến
- Tháng 4 - 1288: Đoàn Thuyền của Ô Mã Nhi rút theo sông Bạch Đằng
Kết qủa: Ô Mã Nhi bị bắt, toàn bộ thủy binh của giặc bị tiêu diệt
- Quân Thoát Hoan từ Vạn Kiếp rút chạy theo hướng Lạng Sơn bị ta tập kích -> cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Nguyễn nhân thắng lợi:
* Được tất cả các tầng lớp nhân dan ủng hộ
* Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn quân và dân
* Nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
* sự lãnh đạo tài tình với đương lỗi chiến lược, chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy
Ý nghĩa
*Trong nước
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ
+ Góp phần xây dựng truyền thống quân sự việt Nam
+ Để lại bài học vô cùng qúy giá
* Quốc tế
+ Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đỗi với các nước khác
* Nguyên nhân thắng lợi:
-Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến ,quyết thắng của nhân dân ta.
-Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống :
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi :
- Độc lập được giữ vững
- Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc .
- Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc .
- Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm