Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sử dụng năng lượng tái tạo: Nhiều quốc gia châu Âu, như Đan Mạch và Đức, đã đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời. Họ thúc đẩy việc sử dụng các nguồn năng lượng này để giảm thiểu phát thải khí nhà kính và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
- Quản lý rừng bền vững: Các nước châu Âu như Thụy Điển và Phần Lan có chính sách quản lý rừng bền vững, đảm bảo rừng được duy trì và phục hồi sau khi được khai thác. Điều này giúp bảo vệ đa dạng sinh học và cải thiện chất lượng không khí.
- Chất lượng không khí và xe điện: Các thành phố châu Âu thúc đẩy việc sử dụng xe điện và các phương tiện giao thông sạch hơn để giảm ô nhiễm không khí. Họ cũng thiết lập các khu vực hạn chế xe và khuyến khích sử dụng xe đạp và hệ thống giao thông công cộng hiệu quả.
- Quản lý và tái sử dụng chất thải: Các nước châu Âu áp dụng các chính sách nghiêm ngặt về quản lý chất thải và tái sử dụng. Họ thúc đẩy việc tái chế và sử dụng lại sản phẩm để giảm ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.
- Bảo tồn các khu vực tự nhiên độc đáo: Các nước châu Âu đầu tư trong việc bảo tồn các khu vực tự nhiên độc đáo như công viên quốc gia và khu vực thiên nhiên hoang sơ. Điều này giúp bảo vệ động, thực vật, và cảnh quan thiên nhiên quý báu.
Nêu thực trạng về vấn đề bảo vệ môi trường
a) Bảo vệ môi trường không khí
-Bảo vệ môi trường không khí hiện cũng là vấn đề được nhà nước rất quan tâm, chú trọng song bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bất cập trong công tác thực hiện.
-Người dân đã được tuyên truyền ,nhắc nhở-để nâng cao ý thức góp phần bảo vệ môi trường
-Các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước. Các hoạt động sản xuất giờ đã được nhà nước quản lí chặt chẽ hơn
...........
b) Bảo vệ môi trường nước
-Các hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường nước đã và đang được xây dựng ,hoàn thiện
-Nhà nướcđang đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
-Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.
.........
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và sinh vật trên trái đất. Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,… đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính,… Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải, sự cố tràn dầu,…khiến cho số lượng nước sạch ngày càng khan hiếm. Ô nhiễm môi trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác thải, thuốc trừ sâu,… Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường,… Ý thức của người dân còn kém: vô trách nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được. Sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo. Dẫn đến hậu quả: Sức khỏe con người bị ảnh hưởng trực tiếp như: Bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô nhiễm nguồn nước… Nguồn tài nguyên sinh vật cạn kiệt, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống. Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch,... Cần đưa ra giải pháp hiệu quả và tức thời như: Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm. Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…
Biện pháp bảo vệ môi trường không khí :
+ Kiểm soát lượng khí thải
+ Giảm khí thải CO2 vào khí quyển bằng cách đánh thuế đặc biệt
+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh ,sử dụng năng lượng tái tạo
+ Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố , khuyến khích đi xe đạp hoặc đi bộ
+ Trồng thêm nhiều cây xanh
+ Sử dụng năng lượng sạch
+ Hạn chế các hoạt động đốt cháy
+ Nhắc nhở người dân nên có ý thức trong việc bảo vệ môi trường không khí
+ ...
Biện pháp bảo vệ môi trường nước :
+ Không xả rác bừa bãi ra các khu vực ao, hồ , sông , suối , biển ,..
+ Tổ chức các hoạt động dọn rác ở các khu vực ao, hồ , sông , suối , biển ,..
+ Tổ chức hoạt động tuyên truyền và ngăn chặn các hành động làm ô nhiễm môi trường nước
+ Hạn chế sử dụng các túi nilon
+ Giữ sạch nguồn nước
+ Nhắc nhở người dân nên có ý thức trong việc bảo vệ môi trường nước
+ Tăng cường kiểm soát các nguồn chất thải
+ Xử lí nước thải sinh hoạt và sản xuất trước khi thải ra môi trường
+ Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển
+ Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước
+...
TK:
*Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí
Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.
Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.
Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường. Không vứt rác bừa bãi.
*Biện pháp bảo vệ môi trường nước
Nâng cao ý thức cộng đồng.
Giữ sạch nguồn nước.
Tiết kiệm nguồn nước sạch.
Xử lý phân thải đúng cách.
Phân loại và xử lý đứng các loại rác thải sinh hoạt.
Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp.
Hướng tới nông nghiệp xanh.
Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm.
Môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Đây chính là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… và những yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mặt thiết với nhau, phục vụ, ảnh hưởng tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của cuộc sống của con người. Nhưng đây cũng chính là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra.
Tham khảo:
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động tiêu cực đến tự nhiên và cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không khí.
Môi trường hình thành một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc sống của con người bởi vì đó là nơi chúng ta tìm thấy những điều thiết yếu của cuộc sống, ví dụ, không khí, nước và thực phẩm. Do công nghiệp hóa và hiện đại hóa toàn cầu, đã có ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của động vật, thực vật và con người. Các tác động nguy hiểm bao gồm các bệnh đã xuất hiện do ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường về cơ bản là sự ô nhiễm của thiên nhiên môi trường trong cả hệ thống vật lý và sinh học, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của môi trường.
Thực trạng của hiện tượng ô nhiễm môi trường được báo đài đưa tin hàng ngày với hình ảnh rác thải tràn ngập cùng những số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Ngay gần đây, không khí của thành phố Hà Nội đã vượt mức ô nhiễm nặng nề. Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hậu quả của hiệu ứng nhà kính và hiện tượng băng tan do Trái đất nóng lên.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém và giải pháp bảo vệ môi trường, xử lí rác thải vẫn chưa được thực hiện triệt để.
Ô nhiễm môi trường đã trở thành một mối quan tâm lớn để cứu hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần điều chỉnh các biện pháp khác nhau để giảm ô nhiễm môi trường. Một số trong số đó bao gồm trồng cây, giảm sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, xử lý chất thải đúng cách… Trách nhiệm của mỗi cá nhân là bảo vệ môi trường của chúng ta khỏi bị ô nhiễm.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi người cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn tác hại của ô nhiễm môi trường, chúng ta cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải. Có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được Trái đất, bảo vệ được chính cuộc sống cũng như sự phát triển của con người và tự nhiên.
ko vứt rác gần sống suối ao hồ
ko khai thác tài nguyên trái phép
khai thác theo chu kì
Câu 1: Trả lời:
Hiện nay ở nhiều nơi tại Việt Nam do phá rừng mà đã phải chịu một số hậu quả lớn: sạt lở đất, nứt nẻ, sói mòn,....
- Bản thân em cần trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh, kêu gọi mọi người bảo vệ rừng
Câu 2: Trả lời:
Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi vì :
- Chí tuyến Bắc đi qua chính giữa Bắc Phi nên quanh năm chịu ảnh hưởng áp cao cận chí tuyến nên không có mưa, thời tiết ổn định.
- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn ít chịu ảnh hưởng của biển, có dòng biển lạnh Ca-na-ri chạy ven bờ Tây, lượng bốc hơi nước rất ít nên ít mưa. Nằm sát ngay đại lục Á -Âu nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô, khó có mưa.
Phải bảo vệ môi trường nước vì:
-Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả sự sống trên Trái Đất. Vi sinh vật, thực vật, động vật trong đó có con người đều phải có nước thì mới sống được.
-Nước và không khí là hai yếu tố tạo nên sự sống. Bằng chứng là khi nghiên cứu về sự sống hoặc muốn tìm sự sống trên các hành tinh khác, thì nước và không khí là hai thứ mà các nhà khoa học tìm kiếm đầu tiên. Chỉ cần có nước và không khí, thì sự sống có thể sẽ được hình thành.
VD:
-Con người sẽ chết nếu không có nước uống.
-Con người cũng không thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày như giặt giũ, tắm rửa... nếu không có nước.
-Tất cả mọi hoạt động lao động sản xuất của con người nếu không có nước cũng sẽ phải dừng lại.