K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
12 tháng 3 2019

Có, Nguyễn Ánh là người cõng rắn về cắn gà nhà. Vì Nguyễn Ánh đã rước viện binh nước Xiêm và Pháp vào để mượn thế lực nước ngoài, dẹp yên những mâu thuẫn của cuộc nội chiến. Hành động nhu nhược này của Nguyễn Ánh đã khiến nước ta liên miên trong tình trạng hỗn loạn, chiến tranh.

25 tháng 10 2018

bây giờ thi clgt

(lại xạo cho r)

mới cả mái trường thqt nghỉ cơ mà

xao vs chi ha em 

30 tháng 8 2016

1trang rưỡi mà bn kêu ngắn!!!!!

Mùa xuân đang trôi đi một cách âm thầm, lặng lẽ. Thế là mùa hè mến yêu đã đến. Lại một niềm vui mới cho lũ học trò nghịch ngợm nhưng lại nôn nao không muốn xa mái trường thân yêu, xa thầy cô, bạn bè, xa cây bàng già và cây phượng thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời nay. Còn bây giờ thì hoa phượng nở đỏ rực trên từng cành như thắp lửa cả ngôi trường em. Tiếng ve sầu cũng bắt đầu cất tiếng kêu vang. Mọi thứ như hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ.

Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ. Gốc phượng to sần sùi vì bao năm tháng qua mưa nắng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn đang vui đùa và cùng nhau mừng mùa hè đến. Hoa phượng đỏ bao nhiêu thì lá cây của nó có một màu xanh um bấy nhiêu . Cành cây đăm ra từ người mẹ của nó. Cuống hoa xanh mơn mỡn khoảng tám phân, thon dài, nối liền giữa bông hoa và cành hoa. Nụ hoa thật đẹp, lúc thoáng nhìn cứ tưởng hạt ngọc bích. Hoa phượng nở từng chùm, một màu đỏ rực như muốn tô điểm lên vẻ đẹp lộng lẫy của ngày hè ở trường em. Hoa phượng đỏ rực thế mà sao hiền diệu quá.

Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất.Nhưng không vì thế mà phượng lấy làm buồn bã, cứ hàng ngày, phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò.Và rồi cuối cùng những bông hoa phượng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng, giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp. Năm cánh hoa phượng mịn như nhung, lung linh dưới nắng hè, có lúc rực lên như chứa lửa chứa nắng. Giữa năm cánh hoa là nhụy hoa như những cô tiên áo vàng đáng tỏa hương thơm ngát, lan tỏa khắp cả khu vườn.Cánh hoa phượng như những anh hùng vĩ đại đã hi sinh vì tổ quốc thân yêu. Màu vàng của nhị hoa như màu da của con người Việt Nam. Hoa phượng như lá cờ đỏ, sao vàng. Thể hiện cho sự anh dũng, yêu Tổ Quốc bao đồng bào dân tộc đã hi sinh vì Tổ Quốc mến yêu. Màu máu đỏ như hòa quyện với màu hoa phượng, để nhắc nhở chúng em nhớ đến những chiến sĩ của đồng bào dân tộc mà cố gắng học tập thật giỏi để mai sau Tổ Quốc giàu đẹp.

Lũ học trò chúng em xem chị phượng như người bạn tri kỉ, chia sẻ những chuyện vui buồn. Cứ mỗi buổi ra chơi, chúng em lại tụ nhau ngồi dưới gốc phượng để tâm tình. Có bạn mặt rạng rỡ khoe với các bạn những điểm mười đỏ chói. Có bạn mặt buồn bực vì những chuyện không vui. Còn gì thích hơn được ngồi dưới gốc phượng, tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, dễ chịu giữa trưa hè.Nghe những tiếng ve đang râm rang rạo rực như tan biến những cái mệt mỏi, căng thẳng sau giờ học. Trong không khí nhộn nhịp, nàng phượng vẫn lặng lẽ đứng nhìn chúng em vui chơi, đùa giỡn, em chợt thấy ánh mắt phượng rộn lên. Vẫy tay trong nắng . Rồi những buổi chúng em nhặt những cành phượng để chơi đá gà. Lũ học trò chúng em tụm năm, tụm ba lại mà không biết rằng chị phượng cũng đang đón chờ kết quả.

Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Hoa phượng báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện. Nào là hè đã đến rồi, đã đến lúc nghỉ ngơi sau một học kì. Một năm học căng thẳng đã đến lúc vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng là hoa phượng báo hiệu đã đến lúc faj xa mái trường, thầy cô, bạn bè. Nhưng dù có xa cách mấy, nó luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi người. ven công viên có biết bao là cây phượng nhưng em chỉ thấy cây phượng ở trường em là đẹp nhất thôi. Hoa phượng như đánh dấu bước ngoặc trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào kì thi quan trọng.

Vì sao tuổi học trò chúng em lại yêu hoa phượng đến thế. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng hay nghe tiếng ve cất tiếng là lòng em lại nôn nao quá. Chính vì vậy mà cây phượng là kí ức tươi đẹp mà học trò. Với nhiều người, mùa hè đơn giản chỉ là một mùa trong bốn mùa, không hơn, không kém. Nhưng đối với ai đã trải qua thời áo trắng thì mùa hè là nỗi niềm, là tâm trạng và trong thẩm sâu tâm hồn ta còn nỗi háo hức đón hè về. Phương ơi, ve ơi, lũ học trò sẽ chẳng bao giờ quên bạn đâu. Nhờ các bạn mà mình hiểu được mùa hè thú vị đến thế nào. Mùa hè mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Chúng mình sẽ mãi mãi không quên màu đỏ của hoa phượng. Các bạn ơi đừng ngắt phượng, bắt ve, đừng tàn phá mùa hè bạn

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao tục ngữ thường được xem như một quyển từ điển, chứa đựng trong đó là vô vàn kiến thức bổ ích về đời sống và những kinh nghiệm sống quý báu mà nhân dân ta đã đổ biết bao xương máu để đúc kết lại. Trong đó, nhớ ơn là một đạo lí được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm để răn dạy chúng ta. Và trong muôn vàn câu ca dao, tục ngữ quý báu ấy có hai câu tục ngữ mang ý nghĩa phải biết ơn cội nguồn và những người đã từng giúp đỡ ta, đó là câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”  “uống nước nhớ nguồn”. Vậy hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào?

Thật vậy, để dạy bảo cho con cháu dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ông cha ta thường dùng những từ ngữ, hình ảnh giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Ăn ở đây được hiểu là động tác giữa thức ăn vào miệng, nhớ là biết ơn, kẻ trồng cây là người đã trồng ra cây có quả ngọt đó. Nghĩa đen của câu này là chúng ta khi ăn một loạt trái cây ngon ngọt nào đó, ta phải biết ơn người đã gieo trồng tạo ra quả ngọt cho ta thưởng thức. Uống là động tác đưa nước vào miệng, nhớ là biết ơn, nguồn là nơi bắt đầu tạo ra dòng nước mát ngọt. Nghĩa đen của câu này là nước mà chúng ta đang đùng là do nguồn nước tạo ra nên chúng ta phải biết ơn nguồn nước. Suy rộng ra nghĩa bóng ở hai câu tục ngữ này đó là ta phải luôn nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên và những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

  •  Bố cục trong văn bản
  •  Mạch lạc trong văn bản

Nhớ ơn - có thể nói đó là một đạo lí, truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta gìn giữ từ rất lâu đời và mỗi con người Việt Nam đều phải có. Trong xã hội ngày nay, sự hoà bình của đất nước, sự độc lập, tự do của dân tộc là do công ơn của Người. Bác Hồ kính yêu, vị Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã bôn ba bao nhiêu năm ở nước ngoài để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, hết lòng yêu nước, thương dân nên chúng ta phải luôn “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”. Ngoài ra, cha mẹ ta cũng là “nguồn cội”, là đấng sinh thành có công ơn to lớn đối với chúng ta nên bổn phận làm con, chúng ta phải luôn hiếu thảo, kính trọng và luôn khắc cốt ghi tâm công lao trời biển của họ. Bên cạnh đó, ta còn có những người thầy, người cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho mình và truyền những tình cảm thân thiết cho ta như ruột thịt. Và ngày 20/11 là ngày mà chúng ta thể hiện sự tri ân của mình đến họ một cách đầy thân thương nhất mặc dù đó chỉ là một cành hoa hồng, một tấm thiệp bé nhỏ, những chùm hoa điểm mười cũng là một món quà đầy ý nghĩa, chan chứa tình cảm gần gũi, trong sáng nhưng đã thể hiện sự nhớ ơn của ta dành cho quý thầy cô. Trong thơ văn, đạo lí này cũng được toả sáng qua các câu ca dao, tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”... Nhưng trái lại với sự nhớ ơn, ta còn bắt gặp những kẻ sống một cách vô ơn bội nghĩa, phủi đi công lao của những người đã mang đến cho mình sự no ấm, hạnh phúc. Đó thật sự là những con người rất đáng chê trách và lên án. Thể hiện cho sự vô ơn này, ta có thể kể đến những câu như “Qua cầu rút ván”, “Ăn cháo đá bát”, “Có trăng quên đèn”, “Có mới nới cũ”,...

Qua các nguồn dẫn chứng trên cho ta thấy một điều, nhớ ơn là một trong những đạo lí tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta luôn ghi nhớ và làm theo. Riêng bản thân tôi sẽ luôn luôn nhớ ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc ngày trước, Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thầy cô và cha mẹ của mình, luôn nỗ lực phấn đấu học giỏi, chăm ngoan để không làm phụ lòng mọi người.

VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜITHỂ LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINHMỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! EM CẢM ƠN RẤT NHIỀU! DƯỚI ĐÂY LÀ DÀN Ý NHỮNG GÌ MÀ EM HIỂU:MỞ ĐOẠN:GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI CHỨNG MINHTHÂN ĐOẠN:-NÊU VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG THÊN NHIÊN-NÊU RA NHỮNG TÁC HẠI MÀ CON NGƯỜI GÂY RA CHO THIÊN NHIÊN :+CÂY CỐI,...
Đọc tiếp

VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI

THỂ LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH

MỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! EM CẢM ƠN RẤT NHIỀU! DƯỚI ĐÂY LÀ DÀN Ý NHỮNG GÌ MÀ EM HIỂU:

MỞ ĐOẠN:GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI CHỨNG MINH

THÂN ĐOẠN:

-NÊU VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG THÊN NHIÊN

-NÊU RA NHỮNG TÁC HẠI MÀ CON NGƯỜI GÂY RA CHO THIÊN NHIÊN :

+CÂY CỐI, ĐỘNG VẬT, KHÔNG KHÍ NTN?

+NÓ GÂY HẠI NTN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI (LẤY DẪN CHỨNG CỤ THỂ)

-NÊU NHỮNG VC LÀM CÓ THỂ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

...

KẾT LUẬN:CHỐT LẠI VẤN ĐỀ

ĐÓ LÀ GIÀN Ý NHỮNG GÌ EM HIỂU, MỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! CÓ GÌ KHÔNG ĐƯỢC VỀ GIÀN Ý TRÊN THÌ SỬA GIÚP EM NHA!

VÀ MỘT LẦN NỮA EM XIN CẢM ƠN MỌI NGƯỜI RẤT NHIỀU Ạ!

 

 
0
VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜITHỂ LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINHMỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! EM CẢM ƠN RẤT NHIỀU! DƯỚI ĐÂY LÀ DÀN Ý NHỮNG GÌ MÀ EM HIỂU:MỞ ĐOẠN:GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI CHỨNG MINHTHÂN ĐOẠN:-NÊU VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG THÊN NHIÊN-NÊU RA NHỮNG TÁC HẠI MÀ CON NGƯỜI GÂY RA CHO THIÊN NHIÊN :+CÂY CỐI,...
Đọc tiếp

VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI

THỂ LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH

MỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! EM CẢM ƠN RẤT NHIỀU! DƯỚI ĐÂY LÀ DÀN Ý NHỮNG GÌ MÀ EM HIỂU:

MỞ ĐOẠN:GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI CHỨNG MINH

THÂN ĐOẠN:

-NÊU VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG THÊN NHIÊN

-NÊU RA NHỮNG TÁC HẠI MÀ CON NGƯỜI GÂY RA CHO THIÊN NHIÊN :

+CÂY CỐI, ĐỘNG VẬT, KHÔNG KHÍ NTN?

+NÓ GÂY HẠI NTN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI (LẤY DẪN CHỨNG CỤ THỂ)

-NÊU NHỮNG VC LÀM CÓ THỂ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

...

KẾT LUẬN:CHỐT LẠI VẤN ĐỀ

ĐÓ LÀ GIÀN Ý NHỮNG GÌ EM HIỂU, MỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! CÓ GÌ KHÔNG ĐƯỢC VỀ GIÀN Ý TRÊN THÌ SỬA GIÚP EM NHA!

VÀ MỘT LẦN NỮA EM XIN CẢM ƠN MỌI NGƯỜI RẤT NHIỀU Ạ!

TỰ LÀM CÀNG TỐT Ạ!

 
2
8 tháng 4 2020

Bạn thử search mạng xem.

Rồi lấy 1 nửa bài này,1 nữa bài kia.Sao nhiều ý vào là được mà,

8 tháng 4 2020

bạn cố gắng viết bám sát với giàn ý và viết cho từng đoạn 1 thật liên kết với nhau nha                                                                        

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đời sống và sức khỏa của con người và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa 1 cách rất là nghiêm trọng do chính bàn tay con người vì vậy chúng ta cần phải hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính bản thân mình. 

mở bài  đó bạn cố lên nha.

Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.

31 tháng 10 2021

Em cảm ơn nhìu nhìu lắm ạ!yeu

16 tháng 12 2019

bạn cứ bịa ra 1 chuyện j đó ví dụ như đi chơi quên h về, điểm thi tốt, làm vỡ bình mà mẹ thích nhất,..... rồi bạn kể tường tận sự việc đó lý do siễn biến kết quả cứ thế mà lm, có j sai mik xin lỗi

16 tháng 12 2019

Cứ bây bia ra , cha cần hay cho lắm đâu nha!