Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách phòng tránh :
- Luôn mở cửa thông thoáng khi sưởi bằng lò đốt than trong nhà.
- Không nổ máy xe máy,xe hơi trong khu vực nhà ở.
- Sinh hoạt ở nơi cách xa các khu công nghiệp, khu đốt rác,..
- Khi phát hiện có khí lạ, phải lấy khăn ướt che mũi và đi ra xa khu vực phát hiện.
Tham khảo
Oxy được xem là "thuốc giải độc" cho các trường hợp ngộ độc khí CO, nên khi sơ cứu, người nhà nên cho nạn nhân thở mặt nạ oxy ngay. Nếu nạn nhân bị ngưng hô hấp tuần hoàn, chúng ta phải cấp cứu ngừng tuần hoàn và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất."
- Cơ chế gây ngộ độc khí CO:
- Khi vào cơ thể: CO cố định vào Hemoglobin (Hb) 85%, nó có ái lực gắn với Hb cao gấp 200 – 250 lần so với ôxy. Một phần còn lại khí CO hoà tan vào plasma và cố định vào myoglobine và vào các cytocrome
- Tỉ lệ HbCO được hình thành phụ thuộc vào lượng HbCO ban đầu ( đặc biệt ở người hút thuốc ), vào thời gian nhiễm, lượng khí CO và thông khí của bệnh nhân.
- Tỉ lệ HbCO: + - Người không hút thuốc lá: 1 – 2%
+ Hút thuốc lá: 5 – 10 %
+ Nồng độ độc: > 10%z
- Ngộ độc oxyt carbon gây thiếu oxy tế bào do làm giảm tỉ lệ HbO2, làm giảm giải phóng oxy từ HbO2, làm giảm sử dụng oxy của tế bào.
- CO được đào thải qua đường hô hấp dưới dạng không thay đổi. Thời gian bán thải là 4 giờ. Khi thông khí với oxy đẳng áp thì thời gian bán thải còn 80 phút và dưới oxy cao áp thì thời gian bán thải còn 23 phút.
- CO gây ra thiếu oxy chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương, đối với cơ tim và thai nhi trong thời gian có mang. Tình trạng thiếu oxy sẽ nguy hiểm đặc biệt đối với người lớn tuổi, người thiếu máu, suy hô hấp và suy tim.
co là oxit trung tính khong tác dụng kiềm, bazo, muối, axit
co2 là oxit axit tác dụng đc với nước, kiềm,vào oxit bazo của kim loại tan trong nước
khi đốt than trong môi trường thiếu kk sẽ sinh ra khí co rất độc
2c+ o2(thiếu)-> 2co
khí có độc vì nó liên kết chặt vs hồng huyết cầu trong cơ thể ngăn không cho hồng huyết cầu tác dụng vs oxi. khi hít phải nhiều khí có cơ thể con người có hiện tượng khó thở, mặt tái xanh, có thể dẫn đến tử vong
cách khắc phuc: đưa người bị ngộ độc ra nơi thoáng khí, có nhiều oxi hoặc hô hấp nhân tạo cho họ để họ có thể hít đc khí oxi, ko bị nghẹt thở, hoặc cho thở oxi
Cách phòng tránh ngộ độc khí CO:
- Không để xe hơi hoặc xe máy nổ máy trong gara, trong nhà; ngay cả khi mở cửa.
- Không đặt máy phát điện trong nhà, hay ở gầm sàn nhà.
- Không được đốt than, củi trong nhà, trong lều, trong xe đóng kín cửa.
- Không dùng khí đốt, lò nướng hoặc máy sấy để sưởi ấm.
- Không bao giờ sử dụng thiết bị đốt khí gas không có thông hơi trong phòng kín hoặc trong phòng ngủ.
cách thoát hiểm : Trong trường hợp ngạt khí do hỏa hoạn, nạn nhân cần tìm khăn ướt ấp ngay vào mũi để bảo vệ đường hô hấp trong khi tự tìm cách thoát ra hoặc chờ người đến cứu.
* Cách phòng tránh:
+ Khi ở trong phòng kín mà sử dụng máy phát điện hoặc đồ dùng sinh ra khí CO -> cảm thấy choáng váng thì nên nhanh chóng mở cửa phòng.
+ Không đặt máy phát điện trong nhà, ở gầm sàn nhà. Máy phát điện để cách xa cửa sổ và cửa chính đang mở.
+ Tuyệt đối không dùng than tổ ong, than củi để sưởi trong phòng kín.
+ Không nổ xe máy, ô tô, chạy máy phát điện, động cơ diezel, thiết bị đốt gas, lò than củi… ở nơi không gian kín như tầng hầm, gara, phòng đóng kín cửa.
+ Tránh tụ tập những nơi như tầng hầm, bãi đỗ xe kín.
* Cách thoát hiểm:
+ Khi xảy ra cháy, khói nhiều, tìm lối ra bằng cách đi thấp, sát sàn nhà, không đứng cao.
+ Thoát chạy tới nơi không có khói, hoặc chạy tới cửa thoát hiểm, hoặc thoát ra ban công chờ người cứu
+ Dùng khăn ướt che mũi, miệng để cản trở chất độc đi vào đường hô hấp.
Em có thể xem video trên kênh hoá học học24 để hiểu rõ hơn về khí CO nhé
https://www.youtube.com/watch?v=0T-7V73Jd6I
1,Vì clo có ưu điểm hơn hẳn các chất khử trùng khác là để lại một lượng clo thừa sau khử trùng có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình phân phối, vận chuyển và trữ nước tại nhà. Trong một số trường hợp, thiếu clo trong hệ thống phân phối có thể gây ô nhiễm sau xử lý.
2,CO là khí cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% cacbon monoxit trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.
- Có nhiều nguồn sinh ra cacbon monoxit:
+, Khí thải của động cơ đốt trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu gốc cacbon (gần như là bất kỳ nguồn nhiên liệu nào, ngoại trừ hydro nguyên chất) có chứa cacbon monoxit, đặc biệt với nồng độ cao khi nhiệt độ quá thấp để có thể thực hiện việc ôxi hóa trọn vẹn các hydrocacbon trong nhiên liệu thành nước (dạng hơi) và cacbon dioxit, do thời gian có thể tồn tại trong buồng đốt là quá ngắn và cũng có thể là do không đủ lượng oxy cần thiết.
+, Cacbon monoxit cũng tồn tại với một lượng nhỏ nhưng tính về nồng độ là đáng kể trong khói thuốc lá.
+, Trong gia đình, khí CO được tạo ra khi các nguồn nhiên liệu như xăng, hơi đốt, dầu hay gỗ không cháy hết trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi và bếp lò v.v.
+, Khí cacbon monoxit có thể thấm qua bê tông hàng giờ sau khi xe cộ đã rời khỏi ga ra.
+, Trong quá khứ, ở một số quốc gia người ta sử dụng cái gọi là town gas để thắp sáng và cung cấp nhiệt vào thế kỷ XIX. Town gas được tạo ra bằng cách cho một luồng hơi nước đi ngang qua than cốc nóng đỏ; chất tạo thành sau phản ứng của nước và cacbon là hỗn hợp của hydro và cacbon monoxit. Phản ứng như sau:
H2O + C -t0 → CO + H2
+, Cacbon monoxit được tạo ra khi các nhiên liệu chứa cacbon bị đốt cháy không hoàn toàn, thông qua các quá trình tự nhiên trong khí quyển thì cuối cùng nó sẽ bị ôxi hóa thành cacbon dioxit .
- Cơ chế ngộ độc CO :
Cacbon monoxit là cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% cacbon monoxit trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.
CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim.
Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong.
Ngộ độc CO có thể xảy ra ở những trường hợp chạy máy nổ phát điện trong nhà kín, sản phụ nằm lò than trong phòng kín, ngủ trong xe hơi đang nổ máy trong nhà hoặc gara...
- Biện xử lí và thoát hiểm khi ngộ độc khí CO :
Nếu thấy có người bị một hay nhiều triệu chứng ngộ độc trên, trong 24 giờ đầu cần đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.
Phòng ngạt khí
Theo PGS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội, để phòng ngạt khí, bạn cần lưu ý:
- Không nổ xe máy, ô tô, chạy máy phát điện, động cơ diezel, thiết bị đốt gas, lò than củi… ở nơi không gian kín như tầng hầm, gara, phòng đóng kín cửa.
- Tránh tụ tập những nơi như tầng hầm, bãi đỗ xe kín.
- Các tòa nhà phải thiết kế hệ thống thông gió, đảm bảo lượng ôxy lưu thông.
- Nếu hầm khí biogas có hiện tượng đóng váng (màng sinh học dày lên) cần báo cho cơ quan chuyên môn xử lý, hoặc mở nắp hầm, chọc phá màng sinh học để khí mêtan bay bớt… chờ vài giờ hãy làm việc. Tuyệt đối không tự xuống hầm ủ khí nếu không có hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
- Khi vào giếng sâu, hầm sâu, hầm chứa, thùng chứa kín lâu ngày... phải mở toang nắp, đeo mặt nạ dưỡng khí mới được vào. Hoặc thả xuống bó đuốc, ngọn nến, hay con gà để kiểm tra. Nếu lửa tắt, gà chết thì không xuống, vì nhiều khí độc.
- Cách phòng ngừa khí CO :
– Giảm thiểu sự phát thải khí CO bằng cách điều chỉnh quá trình cháy là một cách cực kì hiệu quả và không tốn kém để xử lý khí CO.
– Không giống như sự phái thải khí SO2 – nó hoàn toàn phụ thuộc vào thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu, sự phát thải CO của quá trình đốt nhiên liệu phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Tỷ lệ nhiên liệu – không khí: Hệ số thừa không khí càng lớn thì lượng CO tạo thành càng ít, tuy nhiên khí thừa sẽ dẫn tới sự tạo thành NOx nhiều hơn và thiết bị xử lý khí đòi hỏi cũng lớn hơn. Vì vậy chúng ta cần cân đối điều chỉnh lượng khí cấp sao cho phù hợp, vừa đủ.
+ Cách nạp nhiên liệu: Để hạn chế sự tạo thành CO thì việc cấp nhiên liệu phải thật hợp lý, cấp nhiên liệu sao cho vừa đủ cháy và ngọn lửa không bị tắt ngúm trung quá trình nạp nhiên liệu. Đặc biệt là đối với than và củi, khi cho vào vảo lò, cần cho vào theo nhiều đợt với lượng than hoặc củi vừa đủ cháy.