K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

Ngoài kim nam châm, ta có thể dùng dây dẫn mang dòng điện để phát hiện từ trường.

26 tháng 2 2023

Nếu ta biết tên một cực của nam châm, ta có thể xác định được tên của các nam châm khác.

Đưa nam châm đã biết tên cực lại gần nam châm khác, nếu hai nam châm hút nhau thì đầu hút của nam châm kia khác tên với nam châm này, nếu hai châm đẩy nhau thì hai đầu nam châm đó cùng tên.

25 tháng 2 2023

Có vì khi xã định được thì ta cũng xác định luôn được cực nam châm khác .

Khác dấu thì hút , cùng dấu thì đấy 

#yT

22 tháng 2 2023

Đặt kim nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác, kim nam châm luôn nằm cân bằng theo hướng Bắc – Nam. Vì:

+ Trái Đất của chúng ta là một nam châm khổng lồ, có cực Bắc và cực Nam.

+ Kim nam châm cũng có cực Bắc và cực Nam.

+ Cực Bắc của kim nam châm bị cực Nam của Trái Đất hút, cực Nam của kim nam châm bị cực Bắc hút.

Do đó, kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc – Nam.Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm thẳng thì kim nam châm nằm theo các hướng khác nhau vì tại mỗi vị trí xung quanh nam châm thẳng có các đường sức từ khác nhau và kim nam châm được định hướng theo hướng của các đường sức từ đó.

Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm.Dụng cụ: một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1)Tiến hành:Thí nghiệm 1:Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).a) Hai đầu nam châm hút vật...
Đọc tiếp

Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm.

Dụng cụ: một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1)

Tiến hành:

Thí nghiệm 1:

Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).

a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào?

b) Các vật liệu đặt ở đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?

Thí nghiệm 2:

- Đặt một kim nam châm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng.

- Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng.

1
22 tháng 2 2023

a, Hai đầu nam châm hút vật liệu là sắt, thép và không hút vật liệu là gỗ, đồng, nhôm.

b, Các vật liệu đặt ở hai đầu của nam châm thì bị hút mạnh nhất.

26 tháng 2 2023

Cần cẩu dùng lực từ có thể nhấc được các vật nặng hàng chục tấn bằng sắt, thép lên cao nhờ hoạt động của nam châm điện chứ không phải nam châm vĩnh cửu.

26 tháng 2 2023

Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được độ mạnh yếu của từ trường xung quanh nam châm tại các vị trí khác nhau.

26 tháng 2 2023

La bàn sử dụng kim nam châm để xác định hướng.

Nếu để gần la bàn với nam châm hoặc vật có từ tính thì la bàn sẽ tương tác với nam châm hoặc có từ tính. Như vậy la bàn sẽ không xác định đúng hướng nữa.

26 tháng 4 2023

Cụm từ nào còn thiếu trong phát biểu sau: “Từ trường không chỉ tồn tại trong không gian bao quanh …(1)… mà còn tồn tại trong không gian bao quanh …(2)…”

A. (1): nam châm; (2): dây dẫn mang dòng điện.           B. (1): sắt; (2): nam châm.

C. (1): nam châm; (2): vật dẫn điện.                                 D. (1): nam châm; (2): dây dẫn.

#ĐN

26 tháng 2 2023

Ta chọn sắt làm lõi