Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sách là nơi chôn dấu biết bao tri thức của thế hệ loài người trong suốt hàng trăm thế kỉ qua. Đến với sách ta học hỏi được biết bao điều về mọi lĩnh vực, kinh tế, chính trị, xã hội, y học, văn hóa, sử học, thiên văn học… Điều kì diệu là ta chỉ cần ngồi một chỗ cũng có thể khám phá nhiều điều về thế giới rộng lớn ngoài kia. Sách địa lý đưa ta đến với hàng trăm vùng đất mới, tới nhiều đất nước với nền kinh tế và văn hóa vô cùng khác nhau, vậy là sách đã xóa bỏ khoảng cách về không gian. Không chỉ vậy : những cuốn sách còn phá bỏ khoảng cách to lớn về thời gian. Những cuốn sách lịch sử đã đưa ta về thế giới của hàng ngàn năm trước, vẽ lên trước mắt ta quá khứ của dân tộc và thế giới, cho ta hiểu thêm về những trang lịch sử đau thương mà rất đỗi hào hùng của cha ông. Từ đó mà ta hình dung được sự tiến hóa của con người một cách rõ ràng. Đến với sách sinh học, ta được chu du vào thế giới động, thực vật phong phú muôn màu muôn vẻ, hiểu kỹ càng về cấu tạo cơ thể của chính chúng ta. Đối với sách khoa học, kĩ thuật trau dồi cho ta vô vàn những kinh nghiệm, kĩ năng phức tạp mà vô cùng hữu ích. Đến với những cuốn sách văn học, ta biết thêm nhiều điều về những tác giả, tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam cũng như của thế giới, tăng khả năng sử dụng tiếng việt và tiếng nước ngoài.
Không chỉ cho ta tri thức sách còn truyền lại cho ta bao kinh nghiệm trong học tập, trong cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh. Những cuốn sách về tục ngữ, ca dao chính là túi khôn của nhân dân ta, đúc rút bao kinh nghiệm của cha ông trong dân gian từ việc nhìn trời, nhìn các con vật mà dự báo thời tiết đến những kinh nghiệm trồng trọt quý báu. Từ cách ăn mặc, nói năng, hành xử cho văn hóa, việc học tập thì phải học mọi nơi mọi lúc ở tất cả mọi người đến cách đối xử với những người xung quanh. Đọc sách ta có thể áp dụng những lời khuyên hay những kinh nghiệm quý báu ấy trong cuộc sống thì sẽ dễ dàng tránh được nhiều phiền toái, trở thành người có văn hóa và sẽ sớm gặt gái được thành công.
Sách còn bồi đắp cho con người những tình cảm tốt đẹp để ta hoàn thiện nhân cách. Đọc sách, ta bắt gặp những con người, những cảnh ngộ vô cùng đáng thương: như cô Tấm dịu dàng, nết na phải chịu nhiều oan ức, vất vả, nàng Lọ Lem xinh đẹp phải chịu hành hạ tàn nhẫn của bà mẹ kế và co em gái chảnh chọe trong chuyện cổ tích. Như lão Hạc vì chịu sức ép của thế lực phong kiến mà bán con chó mình yêu quý đi rồi kết thúc cuộc đời mình một cách đau đớn, hay chị Dậu bị bóc lột nặng nề dưới bàn tay nặng nề dưới bàn tay của bọn quan lại hèn nhát mà phải bán con gái đi để chuộc chồng, thật đáng thương làm sao!
Đến với sách ta càng thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước và yêu những người thân trong gia đình, Qua những bài ca dao lục bát tinh tế, những tình cảm ấy càng ngày càng được trau dồi nhiều hơn, điển hình là tác phẩm ” cảnh khuya” hay ” Rằm tháng riêng” của Hồ Chí Minh. Ngôn từ và nhịp điệu của bài thơ đã thêu dệt lên một bức tranh xao xuyến lòng người và vô cùng ấm áp bởi tình cảm của con người. Những văn bản như ” Mẹ tôi” hay ” Cuộc chia tay của những con búp bê” đã cho ta hiểu thêm về những tình cảm thiêng liêng trong gia đình khiến ta phải nhìn lại bản thân và yêu quý những người thân yêu hơn.
Vậy, sách là nơi để ta thanh lọc tâm hồn, tìm lại bản thân sau bao ngày lạc lối và gặp được nguồn sáng dẫn dắt trên đường đời. Ngoài ra, qua những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao châm biếm hay các tác phẩm hiện đại mang tính phê phán còn khiến ta biết ghét thói ích kỷ, tầm thường độc ác mà hướng tới những cái tốt đẹp hơn. Sách đã bồi đắp tâm hồn ta thêm phong phú, thanh lọc tình cảm của ta, thật hiếm có loại công cụ hay phương tiện nào có ích như vậy.
Không những thế, sách con giúp ta thư giãn sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Những câu chuyện cười là thang thuốc bổ ích để ta lấy lại vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Hay những cuốn sách tô màu giúp ta thư giãn đầu óc, thỏa sức sáng tạo, thả hồn vào những hình thù sinh động và muôn ngàn sắc màu rực rỡ. Sau giờ học hay lao động, chỉ cần dành vài phút cho những cuốn sách, ta sẽ như được tiếp thêm năng lượng, sẵn sàng cho một cuộc sống năng động và ngày mới.
Như vậy, sách có vô vàn lợi ích đối với cuộc sống con người. Không có tri thức, không có những tình cảm quý báu nếu không có sách, sách chính là người bạn tốt của chúng ta. Vì thế , thay vì vùi đầu vào những trò chơi điện tử vô bổ, hãy dành thời gian đến với sách – kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Mỗi chúng ta phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy tác dụng của kho tàng ấy.
hok tốt ~
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá" (Tế Hanh)
Khi đọc những câu thơ trên, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu quê hương, yêu thiên nhiên của Tế Hanh. Thiên nhiên từ lâu đã trở thành “một người bạn tốt của con người”.
Thiên nhiên bao gồm tất cả những gì đang hiện hữu quanh ta mà không hoàn toàn do bàn tay ta xây dựng nên. Đó là bầu trời, mặt đất, núi cao, sông rộng, suối rừng, cây cỏ, chim muông... Tất cả như đã có sẵn ở quanh ta, đợi chờ bước chân ta tìm đến, chiêm ngưỡng. Tất cả như muốn giúp đỡ ta, như những bạn tốt của ta, cho nên ta cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên.
Thực vậy, mọi vật dụng của ta đều bắt nguồn từ thiên nhiên, dù đơn sơ như mái nhà tranh, nhà sàn hay hiện đại như nhà gạch, bê tông, từ giản dị như hạt cơm hay thanh cành như bánh cốm. Thiên nhiên là nguồn cung cấp vô tận cho con người:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào” (Huy Cận)
Con người ngày càng tiến bộ, khoa học kĩ thuật càng phát triển nhưng không hoàn toàn thay thế được thiên nhiên.
Khi xã hội càng văn minh, con người sẽ nhận ra giá trị to lớn, vô tận của thiên nhiên. Những cánh rừng không những đã cung cấp cho ta những tài nguyên quý giá mà còn giữ ổn định khí hậu cho ta. Nếu ta phá rừng bừa bãi, sẽ gây xáo trộn khí hậu, rất tai hại. Mặt trời đã đem hơi ấm của mình để giúp mọi vật sinh sôi và phát triển. Những con sông, những dòng suối không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, mà còn có giá trị thiết thực để ta lưu thông và xây dựng nhà máy thủy điện…
Thiên nhiên trong lành, thoáng đãng là nơi thu hút khách du lịch từ thành phố đông đúc trở về nghỉ ngơi tĩnh dưỡng vào cuối tuần, cuối tháng. Thiên nhiên là người bạn giúp ta lấy lại sức khỏe sau những ngày làm việc mệt nhọc. Màu xanh hoa lá, tiếng suối bên rừng, chim bay bướm lượn tất cả đều an ủi tâm hồn ta, giúp ta quên sầu muộn ưu tư. Biết bao văn nhân, thi sĩ trước thiên nhiên và vì thiên nhiên, đã cảm xúc và sáng tạo nên những tác phẩm nổi tiếng về thơ, văn, nhạc, họa. Thiên nhiên chính là nguồn cảm hứng vô tận để sáng tác văn học nghệ thuật, là người bạn muôn đời của văn nghệ sĩ và bất cứ ai yêu mến thiên nhiên.
Ví dụ như Archimede, người đã tìm ra sức đẩy của nước – từ người bạn thiên nhiên – khi ông tắm. Newton khi nhìn quả táo rơi đã tìm ra định luật về sự rơi tự do. Quả thực thiên nhiên là nguồn sáng tạo vô tận của con người trên mọi lĩnh vực, là người bạn tốt của con người. Ai trong chúng ta không nhớ câu Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du. Sự gắn bó, thân thiết của thiên nhiên với con người thật chặt chẽ, sự cảm thông thật tuyệt vời sâu sắc:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”
Còn ai thấu hiểu nỗi buồn ly biệt Thúy Kiều – Thúc Sinh hơn vầng trăng xẻ kia?
Chính vì hiểu được sự ích lợi và cần thiết của thiên nhiên, Nhà nước ta đã lên tiếng kêu gọi, cảnh báo phải bảo vệ thiên nhiên như bảo vệ lá phổi của mình. Hiện nay Nhà nước ta đã có những đạo luật nghiêm cấm việc săn bắt nhiều giống chim và thú quý. Nhiều vùng đã giữ gìn được những khu rừng nguyên sinh. Việc trồng rừng được quy hoạch, phối hợp với việc khai thác rừng một cách đúng mức. Con người đã có rất nhiều cố gắng nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường tự nhiên. Thiên nhiên đòi hỏi được bảo vệ chặt chẽ và có hiệu quả để con người được thiên nhiên phục vụ hiệu quả hơn. Nếu thiên nhiên bị hủy hoại, con người sẽ mất đi ngôi nhà chung thân yêu và hạnh phúc của mình, mất đi người bạn tốt nhất của mình vậy.
Hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên đối với cuộc sống con người, ta phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người bạn quý. Hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên. Thiên nhiên không chỉ là bạn tốt mà còn là tấm gương cống hiến cao cả nhất:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Tham khảo:
- Những nhu cầu cần thiết nhất của cuộc sống đều được khai thác từ thiên nhiên:
+ Đất để trồng trọt, chăn nuôi.
+Nước ở các dòng sông, con suối để tắm rửa, sinh hoạt.
+Rừng cho ta nguyên liệu để xây dựng nhà cửa, cho các vị thuốc quý để chữa bệnh; rừng điều hòa khí hậu, giúp chống bão lũ, tạo không khí trong lành, mát mẻ; là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật tạo nên sự đa dạng sinh học...
+ Con người khai thác, đánh bắt thủy hải sản từ biển để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày và xuất khẩu
- Thiên nhiên cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần:
+ Các khu du lịch nghiêng về các giá trị tự nhiên ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, nhu cầu khám phá của con người.
+ Sống trong một môi trường tràn ngập bóng mát cây xanh, muôn hoa đua nở, tâm hồn con người cũng trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn.
+ Thiên nhiên là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa; là người bạn tâm giao của các nghệ sĩ...
=>Thiên nhiên là người bạn tốt của con người
1Mở đoạn :
Chúng ta không thể không học mà thành tài. Học tập là nền tảng giúp con người xây dựng một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp. Chúng ta cần phải cố gắng học tập nếu muốn tương lai tốt đẹp hơn, bởi lẽ: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại rất ngọt ngao”.
2Thân đoạn :
. Con đường học vấn chưa bao giờ là dễ dàng, chưa bao giờ trải đầy hoa hồng. Chúng ta phải thực sự cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể tích lũy được nhiều kiến thức và trở thành một con người tài giỏi, có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng vươn lên từng ngày. Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình. Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định, không thể vươn xa hơn nữa và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Nếu tất cả con người chúng ta đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn. Là một học sinh, việc quan trọng hàng đầu mà chúng ta phải làm đó là học tập, trau dồi bản thân, trở thành một người con ngoan, một học trò ưu tú và một công dân có ích cho xã hội.
3 Kết đoạn :
Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy sống, hướng đến những điều tốt đẹp nhất và trở thành một công dân mẫu mực.
Loài người chúng ta, từ thời “Ăn lông ở lỗ” đến xã hội văn minh ngày nay lúc nào cũng được sự che chở của “mái nhà thiên nhiên” mà sống vui, sống khỏe và phát triển không ngừng. Cho nên nói đến thiên nhiên ta cảm thấy nó rất gần gũi thân thương. Bởi “thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên”.
Chân lí ấy đã được khẳng định hùng hồn qua thực tế cuộc sống của con người chúng ta.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thiên nhiên là gì ? Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. Thiên nhiên còn là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông... Tất cả những thứ đó luôn luôn ở bên cạnh con người để bảo vệ và giúp ích cho con người.
Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uổng, quần áo để mặc, khí trời để thở... đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó cung cấp điện năng khổng lồ.
Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy bụi khói, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe liếng suôi róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở. ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nôn cao rộng mênh mông như trời như biển.
Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn... làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người. Thiên nhiên quá là nguồn sáng tạo của thơ ca nghệ thuật, là nguồn nghiên cứu phát minh của khoa học kĩ thuật.
Thiên nhiên có ích như thế, cần thiết với con người là thế. Cho nên từ xưa con người đã yêu mến và bảo vệ thiên nhiên như người bạn quý. Văn chương nghệ thuật bao giờ cũng trân trọng yêu quý thiên nhiên. Các nhà hội họa, nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ đều dành cho thiên nhicn một tinh cảm đặc biệt... Những bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đã nâng giá trị vốn có của thiên nhiên lên một bậc. Đọc thơ của các thi sĩ ta càng thấy thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ. Nguyễn Trãi thì:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Còn Nguyễn Du lại là:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Đọc thơ Hồ Chí Minh ta lại thấy thiên nhiên thực sự là con người, là bạn đồng tâm, đồng chí, từ ánh trăng qua cửa sổ phòng giam hay núi rừng Việt Bắc, đến bóng cây cổ thụ, nhành hoa, tiếng suối giữa rừng đêm.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người, thì phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người hạn quý. Cho nên hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ “Hãy bảo vệ thiên nhiên” để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên.
Từ thuở khai thiên lập địa, con người đã gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên. Ngày nay dù sống trong những ngôi nhà bê - tông cao tầng có máy điều hòa nhiệt độ và đầy đủ tiện nghi hiện đại... nhưng chúng ta vẫn không thể thiếu cây xanh, thảm cỏ, nước, không khí... Có thể nói thiên nhiên là bạn tốt của con người.
Thiên nhiên tạo điều kiện cho con người tồn tại và phát triển. Thiên nhiên, đó là rừng vàng cung cấp đủ loại lâm sản. Rừng ngăn nước lũ, chắn gió, chắn cát để bảo vệ mùa màng... Thiên nhiên, đó là biển bạc cung cấp cho con người bao loại hải sản quý giá. Biển còn là đường giao thông thuận lợi nối liền các đại lục từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam.
Thiên nhiên, đó là đất đai cho con người trồng trọt, canh tác. Từ lúa, ngô, khoai, rau, đậu cho đến cam, nho, táo, mận... Có đất trồng trọt, con người mới có lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống.
Thiên nhiên, đó là nước, là không khí, là mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ dầu, mỏ kim cương... Thiên nhiên cung cấp cho con người mọi điều kiện vật chất để không ngừng nâng cao cuộc sống.
Không những thế, thiên nhiên còn đem đến cho con người những món ăn tinh thần vô giá. Còn gì thích thú bằng được đón bình minh trên biển hay từ đỉnh núi cao thưởng thức vẻ đẹp của bầu trời và mặt đất?! Lúc này, thiên nhiên là một bức tranh với những đường nét, màu sắc kì ảo tuyệt vời là đề tài hấp dẫn cho các họa sĩ. Còn gì khoan khoái bằng được ngắm ánh trăng rằm chiếu sáng khắp xóm làng yên ả, hay khi thấy cảnh:
Vì mây cho núi lên trời, Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
Thiên nhiên đem đến nhiều lợi ích nhưng thiên nhiên không phải là kho tàng vô tận cho con người hưởng thụ. Săn bắt mãi thì thú rừng sẽ hết, mỏ khai thác mãi cũng cạn... Danh lam thắng cảnh nếu không được giữ gìn thì còn đâu để cho con cháu ngày sau chiêm ngưỡng?!
Chính vì vậy mà con người phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của mình. Cùng với việc khai thác rừng phải biết trồng rừng. Cùng với việc đánh bắt thủy sản thì phải bảo vệ chúng, giữ cho mặt biển trong xanh, không khí trong lành... Khai thác tài nguyên phải có kế hoạch hợp lí, tránh lãng phí.
Ngày nay, nhiều quốc gia đang tuyên truyền vận động mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới. Trồng thêm một cây xanh, tiết kiệm một thùng nước sạch, không vứt rác ra đường... .đó là những biểu hiện cụ thể của ý thức bảo vệ thiên nhiên của mỗi chúng ta.
Sau đây là bài văn nghị luận mình từng viết về sự đố kị ( một thói hư tật xấu của con người trong xã hội ). Bạn tham khảo rồi viết theo ý mình nha:
Trong “Sapiens- Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đã chia sẻ về “Khoa học và Cách mạng công nghiệp đã đem lại cho nhân loại những quyền lực siêu việt cũng như nguồn năng lượng gần như vô biên”. Nhưng một câu hỏi mà bản thân tôi muốn đặt ra là, việc khám phá ra những nguồn năng lượng vô tận có mở ra trước mắt ta một hạnh phúc vô tận hay lại là những nỗi đau âm ỉ không bao giờ nguôi ngoai? Và đối diện với hiện thực trước mắt, tôi đã nhìn thấy một trong những “nỗi đau” mà thời đại phát triển để lại cho con người đó là tâm bệnh “đố kị”.
Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận thậm chí muốn bài trừ, phủ nhận mọi thành công và nỗ lực của người khác. Nó là một loại biến dạng của lòng hiếu thắng theo một cách tiêu cực hơn. Điều gì đã khiến sự đố kỵ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó mỗi ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta? Aristotle cho rằng sự ganh đua thường được cảm nhận bởi người có khuynh hướng xem trọng đạo đức và danh dự, có sự tôn trọng với bản thân và niềm tin rằng họ xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ chưa đạt được. Song trong thời đại công nghiệp 4.0 phương tiện thông tin phát triển đã vô tình trở thành chất xúc tác khiến sự ganh đua ngày càng mạnh mẽ hơn và gieo rắc vào trong suy nghĩ con người mầm mống của sự đố kị. Lối suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”khiến con người biến chất. Điều duy nhất tồn tại trong lí trí của họ là làm sao để trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng kể cả điều đó có dẫm lên “xương máu” của người khác. Một điều tồi tệ hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ hiện nay là xu hướng “con nhà người ta”. Bố mẹ của họ cố gắng tạo nên một hình ảnh “hoàn mĩ” dựa trên thành công của một đứa trẻ khác áp đặt lên đứa con của mình. Sự đố kị ngày càng phổ biến không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài xã hội mà còn từ chính thâm tâm của con người thiếu đi định hướng và mục đích sống đúng đắn. Rất nhiều người tin vào câu nói “Cuộc đời là trường đua dài bất tận, chúng ta phải vượt qua mọi đối thủ để trở thành người chiến thắng”. Nhưng họ lại không nhận ra cuộc đời vốn không phải cuộc đua và cũng không ai ganh đua với ta. Tất cả chỉ là do chủ quan chúng ta luôn muốn vượt lên làm cá thể đứng “nhất” trong một cộng đồng gây ra mà thôi.
Brian Tracy từng viết như một sẻ chia “Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn đang tạo ra một trường lực tiêu cực đẩy bạn ra xa khỏi những điều bạn cần làm để thành công”. Hiện thực đã chứng minh tính chân xác của câu nói ấy. Khi con người ươm mầm hạt giống xấu không bao giờ có thể ra trái ngọt. Mục đích của người đố kị chính là khao khát muốn hạ bệ người khác, muốn nhìn người khác thất bại lấy đó là chiến lợi phẩm của thành công. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả điều kiện thuận lợi trước mắt để đổi lấy cơ hội khiến người khác đau khổ vì thất bại. Thật đáng tiếc, khi họ không nhận ra rằng trước khi chúng ta ném bùn vào người khác thì chính bản thân ta lại là người dính bùn đầu tiên. Sự đố kị chính là một loại độc dược khiến chúng ta cảm thấy ban đầu rất ngọt ngào nhưng sau cùng lại là đau đớn dằn vặt thấu tâm can. Đơn cử như câu chuyện về Bàng Quyên - vị tướng tài hoa trong thời chiến quốc mang lòng đố kị đến mức tính kế với bạn đồng môn của mình là Tôn Tẫn. Cũng vì chút tâm cơ ấy mà lọt bẫy và chết dưới hàng trăm mũi tên của Tôn Tẫn.
Theo Sách khôn ngoan “qua sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đã bước vào thế giới của con người”. Tôi nghĩ đó là cái chết của tâm hồn hoặc cái giá của nó còn đắt hơn thế. Chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện Hera và Aphrodite vì đố kị nhau xem ai là người xinh đẹp nhất mà gây ra cuộc chiến thành Troy mười năm ròng rã. Từ đó ta có thể thấy, đứng trước sự đố kị và ích kỉ mọi giá trị đạo đức đều suy tàn. Tựa như họ mặc kệ tất cả để phần “con” lấn át phần “người”, hành động mà không màng đến tất cả để tư thù cá nhân hủy hoại toàn bộ cơ đồ bao công sức gây dựng trong tích tắc.
Thậm chí, lòng đố kị có thể khiến ta mù quáng đến mức ganh ghét muốn hủy hoại cả những người thân luôn bên cạnh mình. Chúng ta tồn tại là những “hòn đảo cô độc” để tìm đến bến bờ yêu thương tiến đến xây dựng một cộng đồng bền vững chứ không phải để triệt tiêu những cá nhân khác cũng đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lòng ganh ghét chính là một vách ngăn vô hình khiến chúng ta tự tách biệt với phần còn lại của thế giới. Quỹ thời gian của ta quá ít ỏi để lòng đố kỵ cản bước chúng ta bay cao hơn, xa hơn trên bầu trời tri thức. Vì vậy, loại bỏ tận gốc rễ của lòng đố kỵ là điều chúng ta cần làm.
Cuộc đời không phải định nghĩa bằng Iphone, Ipad mà chính là I am ( Tôi là..). Những gì được viết sau I am là những gì ta định nghĩa về bản thân cho người khác thấy. Vì vậy cuộc đua đến thành công thực chất chỉ là cuộc đua của chính mình để vượt lên những góc tối, sự nhỏ nhen ích kỷ vốn có của phần “con” để hướng đến ánh sáng của phần “người” cao quý ( chân-thiện-mỹ).
Tham khảo ý:
+) sức mạnh tiềm tàng là sức mạnh ẩn dấu trong con người, ko phải lúc nào nó cx đc phô diễn ra bên ngoài
+) sức mạnh tiềm tàng trong con người chị dậu
ban đâu, chị dậu ko phản kháng lại mà nhẫn nhục chịu đựng, lên bờ xuống ruộng khẩn thiết van xin tên cai lệ và người nhà lý trưởng cho khất sưu thêm vài ngày. Tuy chỉ là khất thêm vài ngày để xoay sở chứ ko phải khất luôn nhưng được nước, tên cai lệ và người nhà lí trưởng càng đánh đập tàn nhẫn hơn khiến lòng yêu chồng của chị bị chà đạp một cách vô cùng mạnh mẽ. Không thể chịu đựng được nữa rồi, trong chị bây h ko còn chỉ là một người phụ nữ đảm đang, yêu thương ck con mà còn là một người phụ nữ lực điền, tiềm tàng sức mạnh phản kháng đầy quyết liêt
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
I. Mở bài
- Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với việc nâng cao tri thức của con người.
- Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Sách là một bản in bằng giấy có nội dung rất phong phú. Sách có từ khi loài người có chữ viết. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống...
- Sách được phân loại theo thể loại, lĩnh vực, độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.
2. Bình luận và chứng minh
a. Vai trò của sách
- Sách cung cấp cho con người những hiểu biết, những tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống, vượt thời gian và vượt không gian. Sách có thể đưa ta đến với quá khứ, hiện tại, tương lai; sách có thể đưa ta lên thám hiểm mặt trăng hay xuống đáy đại dương...
- Sách cho ta hiểu biết về chính mình. Đọc quyển sách tốt, ta được bồi đắp thêm về tâm hồn, tình cảm. Ta biết phần chưa hoàn thiện trong con người mình để phấn đấu rèn luyện. Ta biết thành tựu của thế hệ đi trước để phấn đấu vượt qua.
- Sách là phương tiện để ta có thể giao tiếp: giao tiếp với tác giả, với độc giả bao thế hệ để từ đó tự rèn luyện mình.
- Sách giúp con người vươn tới những ước mơ, khát vọng; giáo dục tình cảm, đạo đức; giáo dục ý thức thẩm mỹ...
- Nếu thiếu sách, cuộc sống con người sẽ rơi vào tăm tối, không có ánh sáng của tri thức, con người trở nên lạc hậu.
b. Cách đọc sách hiệu quả
- Cầm biết chọn sách và đọc sách:
Chọn sách theo mục đích sử dụng, tuy nhiên sách phải có nội dung lành mạnh, tích cực.Đọc sách phải có tư duy phản biện, tránh bị chìm đắm trong thế giới mà sách tạo nên, dẫn đến xa rời thực tế, tránh sa vào lý thuyết suông.c. Mở rộng
- Ngày nay, cùng với sách, các phương tiện thông tin ngày càng trở nên đa dạng. Văn hóa đọc hình thành từ khi có sách, đến nay không còn giữ nguyên ý nghĩa là đọc trong sách mà mở rộng thêm: đọc trong báo, đọc trên mạng... Sách tồn tại trong cuộc sống không chỉ là sách được bán ở hiệu sách mà sách được đưa lên mạng... Dù dưới hình thức nào, đối với con người, nhu cầu tìm hiểu thế giới tự nhiên và thế giới con người không bao giờ vơi cạn. Vì thế, sách mãi mãi vẫn giữ vai trò quan trọng của mình trong đời sống nhân loại, là phương tiện giúp con người nhận thức về thế giới và khám phá thế giới.
- Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, văn hoá đọc đang bị văn hoá nghe nhìn lấn át. Nhiều bạn trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách. Đây là một hiện tượng rất đáng lo ngại bởi nếu không chịu khó đọc sách, con người sẽ trở nên hời hợt, thiếu tư duy tưởng tượng và thiếu trải nghiệm cần thiết.
3. Bài học nhận thức và hành động
Nhận thức được vai trò của sách, bản thân đã rèn luyện cho mình thói quen đọc sách, đọc để tích lũy kiến thức, đọc để hiểu biết hơn về cuộc sống.
III. Kết bài
Chừng nào con người vẫn còn nhu cầu nhận thức về thế giới và thưởng thức vẻ đẹp của trí tuệ, chừng nào loài người còn biết đề cao văn hóa và các giá trị tinh thần, thì chừng ấy sách vẫn còn là một công cụ hữu hiệu và vô giá trong công cuộc khai hóa nền văn minh.
Bạn dựa vào cái này làm bài nhé
tham khảo nhé!
Barbara Tuchman đã từng nói: “Sách là nơi lưu giữ nền văn minh. Không có sách, lịch sử trầm lặng, văn chương buồn chán, khoa học khập khiễng, suy nghĩ và phán đoán đứng yên”. Nhân loại không thể có tiến bộ mà không có sách. Có thể nói rằng sách chính là linh hồn bất tử mà nhân loại đã gửi lại hậu thế. Làm sao có thể nói hết vai trò của sách đối với sự tiến bộ của con người.
Sách là một vật dụng để con người ghi chép, lưu trữ và lưu truyền tri thức từ thời đại này sang thời đại khác. Hình thức của sách, cách đọc sách qua mỗi thời đại có nhiều thay đổi, nhưng vai trò chức năng của sách đối với con người không có gì đổi khác.
Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. Có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ đời sống tinh thần phong phú của con người như âm nhạc, hội họa, nghệ thuật văn chương,… trong đó, sách là một sản phẩm đặc biệt, kết tinh toàn bộ trí tuệ và sức sáng tạo của nhân loại.
Sách là sản phẩm tinh thần của con người. Trong quá trình lao động và sáng tạo, con người luôn tạo ra những cái mới. Con người muốn lưu giữ điều ấy cho chính mình hoặc cho cộng đồng. Từ mục đích ấy, sách đã ra đời. Dù ở bất cứ hình thức nào, sách cũng được xem là sáng tạo tạo vĩ đại của loài người trong tiến trình lịch sử phát triển lâu dài.
Sách là kho tàng tri thức khổng lồ, chứa đựng tất cả trí tuệ, sự hiểu biết của con người về đời sống của chính mình và thế giới xung quanh. Trước khi có sách, con người lưu giữ tri thức bằng phương thức ghi nhớ và truyền miệng. Khi có sách, con người bắt đầu ghi chép tất cả tri thức ấy vào trong sách. Có thể nói mọi hiểu biết của con người về thiên nhiên, vũ trụ và đời sống đều được ghi lại thành những quyển sách. Từ những câu chuyện đơn sơ đến những phát kiến vĩ đại, sự kì bí của tự nhiên, đời sống tinh phần phức tạp của con người đều có ở trong sách. Nội dung của sách có thể được ghi nhận chân thực như hiện thực vốn có (sách khoa học, lịch sử, địa lí,…) hay được phản ánh qua lăng kính tâm hồn của con người (tác phẩm văn chương, bức tranh, bản nhạc,..). Không có gì con người có thể hiểu biết mà không có trong sách.
Sách giúp ta vượt qua thời gian và không gian. Không phải đọc sách sẽ giúp ta có sức mạnh xuyên không mà là nhờ những trang sách, con người có thể vượt qua không gian, thời gian, trở về hay tìm đến với thế giới xa xưa hay của tương lai. Sách lịch sử, sách khoa học về tự nhiên và xã hội giúp ta trở về với lịch sử của tự nhiên, lịch sử loài người hằng trăm nghìn năm trước. Sách địa lí, sách khoa học vũ trụ có thể đưa ta đến với những nơi mà ta chưa từng đến hoặc không bao giờ có đủ điều điều kiện để đến đó được. Thực đơn giản, chỉ bằng một quyển sách mỏng, ta có thể thực hiện một cuộc du hành vào vũ trụ, thực hiện một chuyến xuyên không trở về với những thời đại xa xưa, được đắm mình ở trong đó, trải nghiệm cuộc sống của loài người cổ xưa. Sách là thực sự là phi thuyền kì diệu có thể đưa ta đến bất kì nơi đâu, của thời địa nào mà ta cần khám phá.
Sách mở rộng trước mắt ta những chân trời mới. Không phải là kiểu viễn tưởng như cánh cửa kì diệu của Doraemon, tri thức có ở trong sách thực sự à một chân trời mới. Mở ra một trang sách là mở ra một thế giới.
Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Và tất nhiên chúng ta phải đọc mới có thể hiểu biết hoặc chiếm lĩnh những tri thức quý báu ấy. Mọi lĩnh vực trong đời sống được ghi chép tỉ mỉ ở trong sách và càng ngày nó càng nhiều hơn. Càng đọc nhiều ta càng hiểu nhiều. Càng hiểu nhiều ta càng cảm thấy được tự do ngay chính trong cuộc sống vốn có nhiều khó khăn và ràng buộc này.
Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách. Không ở đâu hơn trên sách, ta tìm thấy chính mình nguyên vẹn và chân thực nhất. Mỗi bài học hay, mỗi câu chuyện cảm động, mỗi cuộc đời đi qua, mỗi thời địa diễn tiến đều giúp ta nhìn nhận lại chính mình và hoàn thiện mình theo cách mình muốn và cách xã hội cần. Sách là người bạn chân tình không bao giờ phản bội ta, cũng không bao giờ hờn giận hay gắt gỏng ta. Bởi thế, tiếp nhận và thay đổi mình theo những gì sách dạy bảo là cách thay đổi thường thấy nhất.
Càng đọc sách nhiều, con người càng hạnh phúc. Những câu chuyện cảm động, những bài học về nghị lực, ước mơ, đức hi sinh mà sách kể đến giúp con người biết quý trọng sự sống, quý trọng tình cảm, sống gắn kết, yêu thương nhau hơn.
Sách gắn kết loài người trong tình yêu thương. Qua những trang sách, con người khắp mọi nơi trên thế giới thấu hiểu, cảm thông và giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn, thử thách, hướng đến xây dựng một thế giới hòa bình, giàu lòng nhân ái.
Sách luôn cần thiết và hữu ích đối với bất kì ai. Hãy đọc sách và làm theo sách tốt. Hãy phê phán, loại bỏ những quyển sách có hại.
Tạo thói quen đọc sách mỗi ngày. Đọc sách không nên vội vàng mà phải hết sức chậm rãi. Đọc ít mà thấu hiểu chắc chắn còn hơn đọc nhiều mà chẳng hiểu gì. Đọc như thế chỉ mất thời gian một cách vô ích mà thôi.
Đọc sách không thể đọc hời hợt mà vừa đọc vừa suy ngẫm. Chính vì suy ngẫm sâu sắc những điều hay khiến ta đắc ý làm cho tri thức được khắc sâu, kiện toàn năng lực và phẩm chất con người.
Hãy đọc sách đúng cách. Sách thì luôn hữu ích nhưng nếu không có cách đọc đúng thì đọc nhiều cũng vô dụng. Đọc sách căn bản trước, rồi mới đọc sách nâng cao, sách chuyên sâu. Biết tạo nền gốc cho tri thức khó có căn gốc mà phát triển lên.
Đọc sách không nên là chuyện tiện đâu đọc đó mà nên đọc có kế hoạch rõ ràng và kiên trì với kế hoạch ấy. Cuộc sống luôn bận rộn, không phải lúc nào ta cũng thấy cái hữu ích của sách. Thế nên phải kiên trì, phải vững chí, phải toàn tâm đọc sách.
Trong cuộc sống ngày nay, khi các thiết bị điện tử phát triển mạnh mẽ, nhiều người không còn biết quý trọng sách, không chú tâm đọc sách. Họ mải mê theo đuổi những hình thức giải trí dễ dãi, tầm thường, vô bổ, khiến tri thức ngày càng kém đi, tâm hồn trở nên cằn cỗi. Những người như thế thật đáng chê trách.
Biết lựa sách mà đọc thì việc đọc mới có ý nghĩa. Không phải sách nào cũng đọc mà chỉ nên đọc những quyển sách có lợi nhất cho chính mình. Nếu nói về sách quý thì thế giới có đến hàng trăm nghìn quyển. Nếu nói về sách hay thì thế giới có đến hàng triệu quyển. Nếu nói về sách hữu ích thì không sao kể hết được. Không kể hết được thì làm sao đọc hết được. người đọc sách thông minh chỉ tìm đọc những quyển sách phù hợp với năng lực của mình và hữu ích trong đời sống của chính mình để tìm kiếm những thành công.
Cuộc đời ta sẽ thay đổi qua những người ta gặp và qua những quyển sách ta đọc. Những người chúng ta có thể gặp và thay đổi cuộc đời ta, hãy trông đợi vào sự may mắn còn những những quyển sách ta đọc có thể làm thay đổi ta thì tích cực đi tìm. Nó là quyển sách nào, nó ở đâu đó trong cuộc sống này chỉ chính bạn mới biết rõ.
oiwiii, gọi j tui thế
còn cái nịt đây
ý là nếu nhặt đc 20k, ít nhất t còn trả
còn khi nhặt đc 20 triệu ý, thì còn cái nịt
Người không học không thể thành tài. Từ xưa đến nay, chúng ta luôn hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của bản thân có tác động to lớn như thế nào đến sự phát triển của nhân loại. Chính vì thế, chúng ta cần tích cực đọc sách, học những điều hay trong sách để trở thành công dân tốt, bởi lẽ: “Sách là người bạn lớn của con người”. Sách là nguồn tri thức vô tận của con người, là phương tiện lưu trữ tri thức,lịch sử, văn hóa từ hàng nghìn đời nay nhằm giúp cho thế hệ sau này có tài liệu tìm hiểu, mở mang hiểu biết. Sách là một tài sản vô giá của con người, là nơi hội tụ tinh hoa tri thức của nhân loại cho bây giờ và mãi mãi. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân. Sách đem lại cho ta vô vàn tri thức. Sách đưa ta đến với những vật vĩ mô như cả vũ trụ rộng lớn, hay cho ta biết rằng cả một thế giới nhỏ bé đang ở trong lòng bàn tay mình. Với vô vàn thể loại, lĩnh vực khác nhau, mỗi cuốn sách lại đem đến cho chúng ta một chân trời mới. Sách không chỉ đem đến cho chúng ta tri thức để nâng cao vốn hiểu biết mà còn đem đến cho chúng ta những bài học quý giá, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. Từ đó có ý thức sống tốt hơn và có định hướng hành động đúng đắn. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại sách khác nhau chưa được kiểm chứng về chất lượng, mang đến những thông tin không chính xác cho người đọc, điều hướng độc giả đi theo suy nghĩ sai lệch của tác giả. Thế nên mỗi người cần có sự lựa chọn thông minh cho bản thân mình để có thể tiếp thu những điều tốt đẹp nhất từ sách mà không gặp phải những cuốn sách có nội dung sai lệch. Nhân loại có một kho tàng sách khổng lồ mà cả đời ta cũng không thể đọc và hiểu hết được. Hãy lựa chọn những cuốn sách phù hợp với bản thân mình và học tập thật chăm chỉ để trở thành một công dân tốt cho xã hội.