Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, , Sơn Tinh : thần núi Tản Viên , hay còn gọi là Thánh Tản do Sơn Tinh ngự trị trên núi Tản Viên .Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi rừng mọc lên đến đấy, muông thú đầy đàn.
Thuỷ Tinh : Thần nước , thần biển cả . Thủy Tinh vẫy tay thì nước dâng lên cao, ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt nước.
2 , Sính lễ là một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
3,
Hai thần đánh nhau trời long đất lở. Thủy Tinh làm phép dâng nước định dìm chết Sơn Tinh, Sơn Tinh làm phép cho núi dâng cao cản nước. Thủy Tinh càng làm nước dâng cao, Sơn Tinh càng làm núi mình cao hơn. Cuối cùng Thủy Tinh đánh không lại, chịu thua. Từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống vui vẻ bên nhau.
Tuy nhiên, hàng năm cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại nhớ đến thù xưa và dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
4, Ý ngĩa :
- Những vất vả , khổ đau của người dân miền Bắc khi phải chống chọi , vật lộn với lũ lụt , thiên tai .
=> Những ước mơ , khát vọng của người dân xây dụng , chế ngự lũ lụt thành công .
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
Sơn Tinh : vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
Theo các sự kiện này mình nghĩ bạn sẽ tóm tắt được:
1.Hùng Vương kén rể.
2. Hai người đến cầu hôn Mị Nương.
3.Điều kiện kén rể.
4.Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về núi.
5. Thủy Tinh đến sau, tức giận,dâng nước đánh đuổi Sơn Tinh.
6.Cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Câu 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Gợi ý: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 4 đoạn:
1. Từ đầu đến người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương.
2. Từ Một hôm có hai chàng đến rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.
3. Từ Thủy Tinh đến sau đến đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về.
4. Đoạn còn lại: Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương (nhà nước Văn Lang Âu Lạc) trong lịch sử Việt Nam.
Câu 2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
Gợi ý: Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Hai nhân vật này đều có những tài phép lạ: hô mây, hô mưa, chuyển non dời bể...
Ý nghĩa của hai nhân vật: Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh ghê gớm của tự nhiên trong việc gây ra bão, lụt. Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta. Trong tiềm thức của nhân dân ta, Sơn Tinh là phúc thần còn Thủy Tinh là hung thần.
Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tính, Thủy Tinh?
Gơi ý: Đây là câu chuyện tưởng tượng mang tính chất kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự sức mạnh của thiên nhiên; đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng.
Bài viết : http://loptruong.com/soan-bai-son-tinh-thuy-tinh-36-2575.html
1.Truyện Sơn Tinh, Thủy tinh gồm 3 đoạn.
Đoạn 1: thể hiện nội dung là vua Hùng kén rể.
Đoạn 2: thể hiện nội dung là Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của 2 vị thần.
Đoạn 3: thể hiện nội dung là Thủy Tinh trả thù hàng năm.
Truyện đc gắn vs thời đại vua Hùng thứ 18.
2.Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Các nhân vật chính đc miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo:
Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
= Tượng trưng cho khát vongjvaf khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
Thủy Tinh:gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.
=Tượng trưng cho thiên tai, bão lụt hàng năm.
3.Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
Giai thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.Đồng thời thể hiện khát vọng chế ngự thiên nhiên của ông cha ta.
Ca ngợi công lao của các vị vua Hùngđã có công dựng nước.
Học tốt!!
.tham khảo nha Ý nghĩa: truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt của tự nhiên đồng thời thể hiện sức mạnh và ước vọng của người Việt cổ từ ngàn đời nay đó là chế ngự thiên tai, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
- Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:
- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
- Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".
- Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
- Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.
- Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
---------------CHÚC BẠN HỌC TỐT---------------
____________________________________
– Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
– Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
* Trong cuộc giao tranh:
– Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh
– Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu…
:)
-Ý nghĩa:
+Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai,lũ lụt hàng năm của cư dân đồng bằng Bắc Bộ
--->Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai ,lũ lụt,xây dựng bảo vệ cuộc sống của chính mình