Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường :
Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).
Cậu chỉ cần hiểu : Đồ nội bộ quân ta rối ren quân đội yếu nhân thời cơ Tôn Sĩ nghị sang xâm lược nước ta
Vì bấy giờ, vua Lê Chiêu Thống thế cùng kiệt lực, nhiều lần cho người sang cầu viện nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.
Nên sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta
Câu 1): Nói cuộc tấn công vào đất Tống của Lý Thường Kiệt là cuộc tấn công để tự vệ vì:
- Mục tiêu tấn công của nước ta chỉ là căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công , quân ta treo bảnh nói rõ mục đích của mình , khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
-" Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo , sáng tạo . Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược . Thắng lợi này là đòn phủ đầu làm cho quân Tống hoang mang, bị động.
Câu 2): Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên:
- Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên, tất cả các tầng lớp nhân dân , các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc .
- Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo cho mỗi cuộc kháng chiến, quan tâm chăm lo sức dân, tạo sự gắn bó đoàn kết giữ triều đình với nhân dân.
- Vương triều Trần có đường lối lãnh đạo kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên:
- Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập , toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ; góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Do nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước,ý chí bất khuất giành độc lập , tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.
-Nhờ sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi ,...
- Những chiến thuật đúng đắn của bộ tham mưu.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Kết thúc 20 năm đô hộ của quân Minh
- Mở ra một thời kì phát triển mới của đất nước
-Đập tan âm mưu xâm lược quân Minh
- Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.
Câu 3): Nêu vai trò của Lê Lợi và sự đóng góp của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Lê Lợi là người khởi đầu, bắt nguồn cho sự ra đời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là người đã huy động lực lượng dựng cờ khởi nghĩa.
- Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước , câm thù giặc và đoàn kết chống giặc, đóng góp lương thực, gia nhập nghĩa quân , tự vũ trang đánh giặc nhờ đó mà từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc kháng chiến giải phóng toàn dân tộc trên quy mô cả nước.
Chúc bạn học tốt nha!
~ Tháng Tư Là Lời Nói Dối Của Em ~
Trả lời:
Ý nghĩa:
+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.
+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.
Chúc bạn học tốt!
Nông Nghiệp:
- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
- Thủ công nghiệp : Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...
- Thương nghiệp : Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.