Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Định nghĩa phân bón. Phân loại phân bón?
Phân bón là gì?
+ Khái niệm cơ bản: Phân bón là những chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm thức ăn cho cây trồng, chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao.
+ Khái niệm theo Nghị định quản lý nhà nước về phân bón: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất
-
Phân loại phân bón theo phương pháp và cách thức bón
+ Phân bón rễ là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.
+ Phân bón lá là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân hoặc tưới gốc để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá.
-
Phân loại phân bón theo hợp chất
+ Phân vô cơ: Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.
+ Phân Hữu cơ: Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ.
-
Phân loại phân bón theo nguồn gốc và quy trình sản xuất
+ Phân tự nhiên: Lá các loại phân được tạo từ các chất có nguồn gốc tự nhiên (không qua chế biến công nghiệp): Bột photphoric, phân xanh, phân chuồng hoai mục,…
+ Phân công nghiệp: Là các loại phân đã được qua chế biến công nghiệp: Vd: Phân ure, phân lân nung chảy, phân hỗn hợp NPK…
+ Phân vi sinh: Là các loại phân được áp dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất phân, đưa vi sinh vật vào phân để cải thiện hệ vi sinh vật đất nhằm cung cấp dinh dưỡng tốt hơn đồng thời giải quyết một số vấn đề như: Cung cấp kháng sinh phòng ngừa sâu bệnh, kích thích sự phát triển của cây trồng. Tuỳ theo loại vi sinh vật mà tạo ra các loại phân vi sinh khác nhau: (Phân vi sinh cố định đạm cộng sinh, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh cố định đạm tự do…).
+ Phân sinh hoá: Là các chất vô cơ, hoặc hữu cơ chiết suất từ tự nhiên hay sản xuất công nghệ hoá học, sinh học được cung cấp cho cây nhằm xúc tiến quá trình chuyển hoá vật chất theo hướng có lợi cho năng suất và phẩm chất sản phẩm thu hoạch.
+ Phân bón khác là các loại phân bón hỗn hợp của phân vô cơ và hữu cơ hoặc các loại phân bón có chứa ít nhất một trong các thành phần sau: vi sinh vật; chất sinh học; chất giữ ẩm; chất tăng hiệu suất sử dụng; đất hiếm; chất có tác dụng cải tạo đất.
-
Phân loại phân bón theo trạng thái vật lý
+ Phân bón dạng rắn: Có thể các hợp chất ở dạng viên (Lân hay phụ gia), hoặc dạng tinh thể (Kali, đạm). Dạng bột như photphoric, supe lân...)
+ Phân bón dạng lỏng (Dung dịch): Là phân ở dạng dung dịch trong suốt, hoặc không trong suốt hay dạng hạt lơ lửng trong nước - Dùng để phun lên cây, lá như phân bón lá...
-
Phân loại phân bón theo thành phần của phân bón
+ Phân đơn: Phân bón đơn là phân bón vô cơ trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng (đạm hoặc lân hoặc kali).
+ Phân hỗn hợp: Phân bón phức hợp là phân bón vô cơ trong thành phần có chứa ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng hoặc ít nhất 01 (một) chất dinh dưỡng đa lượng kết hợp với ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng trung lượng liên kết bằng liên kết hóa học.
-
Phân loại phân bón theo yếu tố dinh dưỡng
+ Phân bón đa lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (N), lân hữu hiệu (P), kali hữu hiệu (K) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
+ Phân trung lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (Si) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
+ Phân vi lương: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng vi lượng bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
2. Nêu tác dụng và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
- Vai trò phân bón trong nông nghiệp là bổ xung các chất cần thiết cho môi trường đất, nước, để cho cây trồng hút đủ dinh dưỡng trong đất, hoặc trực tiếp bón phân qua lá của cây trồng, không những làm cho cây trồng sinh sống mà còn để làm tăng năng suất và chất lượng của cây trồng,
- Cách xử dụng dựa trên phương pháp 4 đúng
1. Đúng loại:
+ Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất.
+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
+ Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
2. Đúng liều :
Bón đủ lượng cho từng giai đoạn sinh trưởng, khả năng chịu đựng của từng loại cây vì có loại ưa bón ít một chứ bón nhiều xót rễ nhưng có cây lại chịu được bón nhiều
3. Đúng lúc:
Là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
4. Đúng cách:
Ví dụ bón phân chuồng thì bón lót lúc sớm vùi sẵn hay trộn đều trong đất để có độ ẩm ổn định cho các vi sinh sinh sống và phát triển, không bón trên mặt đất phơi nắng vừa mất đạm vừ tiêu diệt các vi sinh vật.
Bón phân hóa học nên bón buổi chiều mát, đừng bón sát gốc cây mà bón hơi xa gốc để nước mưa hoặc nước tưới ngấm từ từ xuống phần rễ bên dưới, bón sát gốc quá độ đậm đặc của phân chưa hòa loãng làm cháy gốc thối gốc và các rễ nổi quanh gốc. Cho nên bón hóa học phải tưới nhiều nước nhiều lần 1 lúc cho phân loãng ra nếu mưa nhỏ cũng phải tưới lại, nhưng tốt nhất là hòa loãng phân vào nước tưới, khi tưới tất cả bộ rễ, lá, đều hấp thụ hết số phân không bị thất thoát và hại như rắc.
Còn phân bón lá thì xịt đều trên lá vào chiều mát, nhưng là đối với lá non, còn lá già thì không nên vì khi đó lá kém hấp thụ phân
1. Đất trồng là bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất.Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. 2. Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm : Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. Bón phân làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản
*Vai trò của giống cây trồng:
- Năng suất cao, chất lượng tốt
- Khả năng kháng sâu bệnh và chịu hạn tốt.
* Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây do tác động của các vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi.
*Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại:
- Lá bị đốm đen, đốm nâu, bị thủng hoặc bị biến dạng
- quả bị đốm đen, đốm nâu hoặc bị thối
- thân, cành bị gãy, bị sần sùi hoặc bị thối.
`* Một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại có tác dụng tốt trong sản xuất mà không làm ô nhiễm môi trường: sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ,...
-Ưu điểm : có hiệu quả cao, ít tốn công, diệt nhanh
-Nhược điểm : gây ngộ độc cho người, gia súc và gây ô nhiễm môi trường
1. Làm đất
Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hay làm ải). Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất. Tực tế trong sản xuất cha ông ta đã có câu “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”.
Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy mạ non ruộng càng phải được làm kỹ, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mức nước nông) giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.
2. Gieo cấy, trồng lúa
- Tuổi mạ: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi (15-18 ngày), còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).
- Mật độ cấy: Vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao (cấy 1-2 dảnh/khóm); vụ xuân cấy mật độ: 40-45 khóm/m2; vụ mùa cấy mật độ: 35- 40 khóm/m2
- Kỹ thuật cấy: Cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3 cm, cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2 tầng rễ, các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh, lúa đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm. Vụ chiêm xuân nhiệt độ thấp cần phải cấy sâu hơn vụ mùa để hạn chế tỷ lệ chết rét “Chiêm đào sâu chôn chặt, mùa vừa đặt vừa đi”.
3. Bón phân cho lúa
- Cải tạo đất:
Độ chua và hàm lượng mùn của đất có tác động nhiều đến các đặc tính lý, hóa và sinh học đất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dinh dưỡng khoáng của cây lúa. Nhìn chung đất trồng lúa của chúng ta có phản ứng chua, nghèo mùn (pH từ 4,5-5,5), trong khi pH thích hợp nhất cho cây lúa sinh trưởng, phát triển là 5,5-6,5. Vì vậy, cần thiết phải cải tạo pH đất bằng chất điều hòa pH đất Tiến Nông và cải thiện hàm lượng mùn cho đất bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ.
Mk bik nèk
- Các cách bón thúc:
+ Bón vãi
+ Bón theo hàng, theo hốc
+ Phun trên lá
- Kĩ thuật bón thúc:
+ Sau khi bón cần làm cỏ, vun xới và vùi phân lại
- Đúng loại: Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…
- Đúng liều: Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.
- Đúng lúc: Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
- Đúng cách:
Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).
Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.
- Bón phân đúng loại.
- Sử dụng đúng liều.
- Bón đúng thời điểm.
- Bón cách phù hợp.
-câu tục ngữ này nói lên lợi ích của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy.
cấy: lọai bỏ cỏ dại, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh
công làm cỏ: cỏ phát triển mạnh hơn nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn.nên cây trồng phát triển kém, năng suất thấp
-Đó là thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu . Nhất nước là nước là quang trọng bậc nhất , nhì phân là thứ hai là phân bón phải bón đủ đạm và bón đúng thời điểm , tam cần là thứ 3 cần sự chăm sóc của nông nhân , phải phun thuuốc diệt cỏ đúng thời điểm và thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu rầy để phun thuốc bảo vệ , tứ giống là thứ 4 là lúa giống phải thích hợp với thổ nhưỡng và kịp thời vụ. Đó là 4 điều cần thiết khi trồng lúa nước để có mùa bội thu .