Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
dấu phẩy ở đây có tác dụng phân tách giữa chủ ngữ và trạng ngữ trong câu
dấu phẩy thứ 2 có tác dụng là phân cách giữa 2 câu
neu ban danh rang sach se hang ngay thi se co ham rang dep
neu ca nhom ban bac ky thi diem se cao
neu Ga chiu kho tap boi thi da khong bi duoi nuoc
neu troi mua thi em se khong duoc di choi
khong nhung gia dinh gap nhieu kho khan ma lan con hoc hanh sut kem
tuy gia dinh gap nhieu kho khan nhung lan hoc hanh rat gioi
- Nếu bạn đánh răng sạch sẽ hàng ngày thì răng sẽ chắc khỏe.
- Nếu cả nhóm bàn bạc kĩ càng thì quyết định chín chắn nhất sẽ được tìm ra.
- Nếu Gà chịu khó tập bơi thì Gà sẽ không bao giờ bị đuối nước :)
- Nếu trời mưa thì em sẽ nghỉ học luôn ;)
* Cụm từ trước dấu phẩy là trạng ngữ. Cụm từ thứ nhất nêu thời gian của sự việc đueọc nói đến trong câu, cụm từ thứ 2 nêu lên địa điểm của sự việc được nêu ra
* Sửa
- Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng Lan vẫn vươn lên học giỏi
- Bởi vì gia đình gặp nhiều khó khăn, Lan học hành kém sút. /.
" Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá . Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá".
(1 ) Cây bàng ở mỗi mùa đều được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào?
MÙA XUÂN : cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn.
MÙA HÈ : những tán tán lá xanh um che mát cả sân trường
MÙA THU : từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá
MÙA ĐÔNG : cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá
(2) Em thích nhất hình ảnh cây bàng vào mùa nào?
Em thích cây bàng vào mùa hè nhất vì cây bàng luôn làm em thích thú mỗi lần nhìn ra cửa sổ. Tán bàng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
~~~học tốt nha~~~
trong đoạn văn trên em thích nhất mùa hè .vì hè đến lá bàng chuyển thành màu đỏ và dày hơn. nó làm cho những hạt nắng nhỏ cũng ko thể nào xen qua tán lá cây bàng và cũng dưới tán lá đó đã che chở cho lũ học trò chúng tôi trong những mùa hè oi bức nóng nực
mùa hè thật thú vị biết bao!
k cho mình nha
Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ nếu có trong mnooix câu sau:
a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
b. Trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xắn nô đùa vui vẻ.
c. Mùa xuân, những tán lá xanh um che mát cả sân trường.
d. Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người lại ngủ trong lều
e. Trên nền cát trắng tinh, mọc lên những bông hoa tím.
g. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
h. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm.
i. Ve kêu rộn rã.
k. rộTiếng ve kêu n rã.
+ Trong câu "Trên mấy cành cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả" có:
Trạng ngữ: trên mấy cành cây cao cạnh nhà.
Chủ ngữ: ve.
Vị ngữ: đua nhau kêu ra rả.
+ Trong câu "Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn là Bác Lê" có:
Trạng ngữ: Hồi ấy, ở Sài Gòn.
Chủ ngữ: Bác Hồ.
Vị ngữ: có một người bạn là Bác Lê.
mik trả lời là:
Mùa hè là cái mùa vui vẻ nhất trong năm vì nó là cái khoảng thời gian tươi đẹp giúp chúng ta tạo nên một mảnh ghép nhỏ của tuổi thơ ta.
Chúc bn hc tốt
Bài 1: Bài làm:
Hôm nay, khi đi học về, em cất vội cặp sách lên bàn rồi ngồi ngay vào bàn để đọc truyện. Đang đọc thì bỗng nhiên em nghe thấy tiếng nói chuyện rôm rả ở phía bên tủ sách. Tò mò em lén lút đến chỗ cái kệ sách. Hóa ra chị dấu phẩy, bác dấu chấm than, anh dấu chấm hỏi , em dấu hai chấm đang trò chuyện với nhau về ý nghĩa,vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn. Em đã ghi lại đoạn hội thoại đó. Bây giờ em sẽ ghi lại đoạn hội thoại cho mọi người cùng nghe.
Cả nhóm đang trò chuyện, bàn luận với nhau thì bỗng nhiên người nhỏ nhất trong nhóm, em dấu hai chấm lên tiếng:" Em thấy mình là người quan trọng nhất, vì không có em thì trong các bài văn, câu truyện sẽ không có lời nói của nhân vật, không có em thì câu truyện sẽ trở nên nhàm chán, không chỉ có thế, em còn có thể báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp, chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước. Anh dấu chấm hỏi không tin, nói:"Nực cười, em à, nếu như không có em thì những bài văn, câu truyện sẽ không bao giờ hay, về những việc khác em có thể làm thì anh hoàn toàn đồng ý, nhưng nếu em không có anh, thì trong những câu hỏi của nhân vật sẽ không ai biết được, ngoài ra, anh có thể dùng để kết thúc câu nghi vấn, em có làm được không?". Chị dấu phẩy xưa nay vốn nhút nhát, rụt rè, ấy vậy mà trong cuộc trò chuyện ngày hôm nay, chị ta cũng lên tiếng: " Còn chị thì sao? đừng quên rằng chị cũng không phải là một dấu câu vô dụng, chị có thể : Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu, ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. Ngăn cách các vế của một câu ghép, các em có thể làm những việc ấy không?" Cả ba người tranh cãi về về ý nghĩa,vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn. In lặng một lúc lâu, bác dấu chấm than vuốt râu rồi lên tiếng: " Bác cũng quan trọng, bác có thể dùng để thể hiện cảm xúc diễn đạt với âm lượng lớn (hét to, la làng), và thường là dấu kết thúc câu. Ngoài ra bác còn có tác dụng thể hiện thái độ bất ngờ hoặc bối rối, dùng để khẳng định điều mình đang nói, đấy, các cháu thấy không, ai ai cũng có những công dụng riêng, ý nghĩa riêng của mình trong cuộc sống viết văn đúng không? Đừng khinh thường mọi người nhé! " Các dấu chấm câu đồng loạt lên tiếng: "Vâng ạ!". Cuộc trò chuyện kết thúc, tất cả các dấu câu đều ra về và hiểu được rằng ai ai cũng có ý nghĩa, vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn đừng nên ganh đua, đố kị.
Sau khi nghe xong cuộc họp này, em đã hiểu được rằng: "Tất cả những ý nghĩa và cuộc trò chuyện của các dấu câu cho thấy rằng chúng ta phải hiểu hết được ý nghĩa của các dấu câu, tránh dùng các dấu câu đặt sai chỗ đó là một điều cơ bản trong tiếng việt mà chúng tac cần nắm bắt được".
Bài 2: Bài làm:
Trưa mùa hè, không êm nhẹ như mùa xuân , không rót mật lên thơ như mùa thu ,không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em vẫn yêu nó nhất vì những buổi trưa hè giúp em hiểu ra rằng phải biết quý trọng từng miếng cơm, hạt gạo vì vào những buổi trưa mùa hè oi bức thì các bác nông dân vẫn phải làm việc vất vả cực nhọc trên cánh đồng để có thể làm ra từng hạt gạo cho chúng ta ăn mỗi ngày, chúng ta không được lãng phí hạt gạo, dù chỉ là một hạt. Việc làm này cho thấy sự vất vả của người nông dân và cũng là một việc làm thể hiện sự biết ơn đối với những người đã làm ra những hạt gạo để chúng ta ăn mỗi ngày.
P/S: Mình không hề chép mạng hay nhìn sách giải nha
CẢM_ƠN
Tìm BPC trong các câu sau:
Trong vườn :TN,,, những bông hoa;-CN-,,, đua nhau khoe sắc thắm:VN .
Những chú veCN:::: kêu râm ran kêu trong những tán lá xanh rì .:VN
Sau những giờ học căng thẳng:TN,, , chúng em:CN:,,, đều được nghỉ giải lao vào những giờ ra chơi .:CN
a) => Tiếng ve kêu râm ran.Hoa phượng nở đỏ rực.
b) => Mùa hè đã hết.Hoa sen vẫn còn nowar trong đầm.
c) => Anh tôi cầm dây diều chạy trước.Tôi lịch bịch chạy theo sau.
d) => Cảnh vật thơ mộng.Lòng người phơi phới.
Học tốt # ^-<
Bài làm
Trong câu : Mùa hè đến, trên những tán phượng ở sân trường, ve đua nhau kêu ra rả có 2 dấu phẩy
Dấu phẩy thứ nhất : Ngăn cách bộ phận giữ cùng chức vụ trong câu ( Chức vụ trạng ngữ )
Dấu phẩy thứ hai : Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ và vị ngữ.
Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ