Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gia đình ở nước ta được gầy dựng trên cơ sở các quan điểm của người Việt về hôn nhân và hạnh phúc, chẳng hạn các quan điểm sau hôn nhân như “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, “Của chồng công vợ”, hay các quan điểm trước hôn nhân như “Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”, “Môn đang hộ đối”... Nhân đây xin nói thêm rằng nhiều người thường nhầm “Môn đang hộ đối” thành “Môn đăng hộ đối”. Đang 當 chữ Hán còn có âm là Đương nghĩa là ngang nhau/bằng nhau, như tương đương… và chỉ có Môn Đang 門 當 - chứ không phải Môn Đăng - mới đi đôi với Hộ Đối 戶對, bởi trong Hán tự, chữ môn 門 được ghép từ hai chữ hộ 戶 đối nhau, và môn/ cái khung cửa có đang/ cân phân thì hai hộ/ cánh cửa mới có thể đối/ khép chặt được.
Quan điểm “môn đang hộ đối” đang có xu hướng thay đổi từ nhãn quan của hôn nhân sắp đặt đến nhãn quan hôn nhân tự chọn. |
Hôn nhân là đại sự của đời người nên phải cân nhắc lựa chọn thật kỹ là lẽ đương nhiên và quan điểm “môn đang hộ đối” trong hôn nhân của người Việt - sản phẩm của quá trình tiếp biến văn hóa Trung Hoa - là một cách lựa chọn phổ biến. Nói chung có hai kiểu hôn nhân: hôn nhân sắp đặt - “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và hôn nhân tự chọn của bản thân người trong cuộc. Thời xưa hôn nhân sắp đặt là chính, thời nay chủ yếu là hôn nhân tự chọn. Quan điểm “môn đang hộ đối” thường phù hợp với kiểu hôn nhân sắp đặt, bởi gia thế - bao gồm địa vị xã hội và điều kiện kinh tế - đang đối/ ngang nhau/ bằng nhau được xem là tiêu chí lựa chọn tối ưu và duy nhất của hai gia đình trước khi quyết định làm thông gia.
Thực ra lựa chọn để tiến đến hôn nhân theo quan điểm “môn đang hộ đối” cũng là nhằm thể hiện quan điểm “lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”. Và đây cũng là tiền đề để nhiều gia đình người Việt có thể tạo nên bình đẳng trong cuộc sống vợ chồng theo quan điểm “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” hoặc “của chồng công vợ”. Chỗ bất cập của quan điểm “môn đang hộ đối” nói riêng và của kiểu hôn nhân sắp đặt nói chung là đã xem gia thế đang đối/ ngang nhau/ bằng nhau là tiêu chí lựa chọn tối ưu và duy nhất, bất kể hai người trong cuộc có yêu nhau hay không và quan trọng hơn là có sẵn lòng về chung một nhà hay không.
Ngay cả thời kỳ mà hôn nhân sắp đặt còn ngự trị thì không phải lúc nào quan điểm “môn đang hộ đối” cũng được người Việt đồng tình tuân thủ. Đọc truyện cổ dân gian chúng ta vẫn thấy có những cuộc hôn nhân hoàn toàn không “môn đang hộ đối”, chẳng hạn như cuộc hôn nhân giữa công chúa Tiên Dung cành vàng lá ngọc với anh dân chài Chử Đồng Tử khố rách áo ôm - đương nhiên do hôn nhân sắp đặt còn ngự trị nên cái giá mà Tiên Dung phải trả cho sự lựa chọn của mình rất lớn: không được vua cha chấp nhận, phải từ bỏ chốn cung đình và trở thành một… thường dân, thậm chí không thể tồn tại dài lâu trong cõi nhân gian bởi sau một đêm mọi thứ liên quan đến vợ chồng Tiên Dung chỉ còn lại cái đầm lớn trên mặt đất gọi là đầm Nhất Dạ.
Vấn đề cốt lõi nhất trong hôn nhân là hai người trong cuộc có yêu nhau hay không và quan trọng hơn là có sẵn lòng về chung một nhà hay không. Đương nhiên yêu cầu này không hề loại trừ kiểu hôn nhân sắp đặt và quan điểm “môn đang hộ đối”. Hạnh phúc của hai người trong cuộc - đang rất mực yêu nhau, người này thực sự cảm thấy người kia đúng là một nửa của mình và sẵn lòng về chung một nhà - sẽ tăng lên nhiều lần nếu được hai bên gia đình đồng tình sắp đặt vì cho rằng đấy là một cuộc hôn nhân “môn đang hộ đối”. Hạnh phúc của hai người trong cuộc cũng sẽ tăng lên trong trường hợp hai bên gia đình tuy không cho rằng đấy là một cuộc hôn nhân “môn đang hộ đối” nhưng vẫn đồng tình với sự lựa chọn của bản thân người trong cuộc…
Cũng có thể thấy ngày nay quan điểm “môn đang hộ đối” đang có xu hướng thay đổi từ nhãn quan của hôn nhân sắp đặt đến nhãn quan của hôn nhân tự chọn. Theo nhãn quan của hôn nhân sắp đặt, “môn đang hộ đối” không gì khác là sự tương đồng về gia thế mà chủ yếu là về địa vị xã hội và điều kiện kinh tế của hai thông gia. Còn theo nhãn quan của hôn nhân tự chọn thì “môn đang hộ đối” chủ yếu là hai người trong cuộc cùng nhau nhìn về một hướng, là sự tương đồng của chính hai người trong cuộc về nhân sinh quan, về nhận thức đối với tình yêu/ hạnh phúc/ hôn nhân/ gia đình và quan trọng hơn là về bình đẳng giới trên cơ sở thấu hiểu và tôn trọng nhau - khó có thể “thuận vợ thuận chồng” nếu hai người trong cuộc không thấu hiểu và thiếu tôn trọng nhau!
Việc hai người trong cuộc không thấu hiểu, thiếu tôn trọng nhau, thiếu tương đồng về nhân sinh quan, về nhận thức đối với tình yêu/ hạnh phúc/ hôn nhân/ gia đình và về bình đẳng giới không chỉ là trở lực trong việc tạo nên sức mạnh “thuận vợ thuận chồng” mà còn trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng bùng phát “ly hôn xanh” - thuật ngữ được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong năm năm đầu chung sống, thậm chí sớm hơn. Sở dĩ phải gọi là bùng phát vì theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong vòng một thập niên tính từ đầu tháng 7 năm 2008 đến cuối tháng 7 năm 2018, tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 1.422.067 vụ án ly hôn, trong đó tỷ lệ “ly hôn xanh” ở giới trẻ là rất đáng báo động.
Cho nên nhìn “môn đang hộ đối” theo nhãn quan nào - của hôn nhân sắp đặt hay của hôn nhân tự chọn - thì yếu tố mà hai bên thông gia và hai người trong cuộc cần phải đang đối hơn cả là đẳng cấp văn hóa. Đẳng cấp văn hóa với những ứng xử phù hợp trong cuộc sống không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế giàu/ nghèo, cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị xã hội sang/ hèn. Đẳng cấp văn hóa là sản phẩm của quá trình tự giáo dục đồng thời cũng phụ thuộc vào môi trường giáo dục, chẳng hạn như môi trường giáo dục gia đình. Và môi trường giáo dục gia đình cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế giàu/ nghèo và vào địa vị xã hội sang/ hèn, bởi một thường dân nghèo khổ vẫn có thể trở thành gương sáng về đối nhân xử thế cho con mình noi theo không khác gì một quan chức sang trọng hay một thương gia giàu có...
Tóm lại quan điểm “môn đang hộ đối” trong hôn nhân vẫn có thể đồng hành với cuộc sống đương đại của người Việt, nhưng rõ ràng quan điểm này phù hợp hơn với kiểu hôn nhân tự chọn và cần được các cặp đôi đang yêu nhau và và sẵn lòng về chung một nhà cùng nỗ lực để tạo nên sự đang đối cơ bản nhất - đang đối về đẳng cấp văn hóa - khi đứng trước ngưỡng cửa của hôn nhân.
trong câu Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
Yếu tố duy vật thể hiện qua vế "Cha mẹ sinh con". Duy vật là quan niệm vật chất có trước, vật chất quyết định ý thưc. "Cha mẹ sinh con" tức là coi trọng vai trò của cha mẹ (tức là yếu tố vật chất) là người sinh ra người con chứ không phải là một yếu tố tâm linh nào khác.
Yếu tố duy tâm thể hiện qua vế "trời sinh tính". Duy tâm quan niệm ý thức có trước, ý thức quyết định vật chất. "trời" ở đây không phải là yếu tố vật chất mà là yếu tố tâm linh không có thật. Việc coi "trời" sinh tính là yếu tố duy tâm. Nếu theo duy vật, tinh cách phải được quy định bởi hoàn cảnh, sự giáo dục, môi trường xã hội,....
Vào đầu thế kỷ 19, các tư tưởng tiến hóa được chú ý nhiều, đặc biệt là thuyết sự biến đổi các loài được đưa ra bởi Jean-Baptiste Lamarck. Đây là các tư tưởng đã từng bị chống đối về mặt cơ sở khoa học, điển hình nhất bị là chống đối bởi Georges Cuvier cũng như là về mặt chính trị và tôn giáo.[1] Các tư tưởng cho rằng các quy luật tự nhiên chi phối sự phát triển của tự nhiên và xã hội đã thu hút được lượng lớn người quan tâm, trong đó có The Constitution of Man của George Combe năm 1828 và tác phẩm vô danh Vestiges of the Natural History of Creation năm 1844. Vào năm 1859, Charles Darwin xuất bản cuốn Nguồn gốc muôn loài. Trong vòng từ 15 đến 20 năm, ông đã thuyết phục được đa số cộng đồng khoa học rằng tiến hóa theo tổ tiên chung là đúng. Nhưng mặc cho chọn lọc tự nhiên là một thuyết chắc chắn và có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm, quan điểm xem nó là cơ chế chính của sự tiến hóa, nói chung, đã bị bác bỏ.[2]
Ban đầu, những cuộc chống đối thuyết tiến hóa của Darwin đều mang tính khoa học hay tôn giáo. Nhưng cuối cùng, mặc dù cơ chế tiến hóa mà Darwin đưa ra là chọn lọc tự nhiên bị tranh cãi kịch liệt bởi các học thuyết khác như Lamarck và thuyết khai sinh chính thống, những người sống đương thời với Darwin cũng chấp nhận thuyết sự biến đổi các loài nhờ vào các bằng chứng hóa thạch; họ đã lập ra Hội X để bảo vệ học thuyết đó tránh bị tấn công bởi giáo hội và các cá nhân giàu có.[13] Cách giải thích tiến hóa từ từ của Darwin cũng đồng thời đối nghịch với thuyết đại đột biến và thuyết tai biến. Nam tước người Anh Kelvin đã dùng khoa học để chống đối với tiến hóa từ từ dựa trên các đo đạc nhiệt động học của ông để tính tuổi của Trái Đất là vào khoảng từ 24 đến 400 triệu năm tuổi, một con số ước đoán bị phản đối mạnh mẽ bởi các nhà địa chất. Các số liệu này sau đó được điều chỉnh lại vào năm 1907 khi các đo đạc phóng xạ trên đất đá cho thấy Trái Đất có hàng tỷ năm tuổi.[14][15] Quan điểm của Kelvin có thể được xem là một biến thể của tiến hóa hữu thần, nhờ có sự chỉ bảo của thánh thần mà quá trình tiến hóa xảy ra nhanh chóng.[16] Mặt khác, chỉ có riêng cơ chế di truyền mà Darwin đã đưa ra, còn gọi là thuyết mầm, là thiếu các bằng chứng ủng hộ. Vào đầu thế kỷ 20, thuyết mầm được thay thế bằng di truyền Mendel, mở đầu cho sự vươn lên của thuyết tổng hợp tiến hóa hiện đại. Thuyết tổng hợp tiến hóa hiện đại đã được chấp nhận hoàn toàn bởi các nhà sinh học nhờ tìm được các bằng chứng mới như di truyền học, giúp xác nhận các tiên đoán của Darwin là đúng và loại bỏ các học thuyết đối chọi khác.[17]
Refer:
Em không đồng ý với quan điểm này vì thuyết trọn lọc của Charles Darwin mọi loài sinh vật xuất hiện và phát triển nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên. Nó được coi là niềm tin và sự chấp thuận những công trình của Darwin và những người tiền nhiệm của ông.
Với công nghệ hiện đại ngày nay con người không còn phù hợp với thuyết chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin nữa. Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao?
→→ Em không đồng ý với quan điểm này vì thuyết trọn lọc của Charles Darwin mọi loài sinh vật xuất hiện và phát triển nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên. Nó được coi là niềm tin và sự chấp thuận những công trình của Darwin và những người tiền nhiệm của ông.
Đáp án :
Khác với động vật nuôi con là thể hiện bản năng, cha mẹ nuôi con có mục đích, thể hiện tình yêu thương, đồng thời cũng là thực hiện nghĩa vụ đối với con cái.
Đáp án cần chọn là: C
- Quan niệm này không còn phù hợp trong xã hội ngày nay.
- Vì:
+ Trước đây, lao động nông nghiệp cần nhiều nhân công nên gia đình nhiều con sẽ có lợi trong sản xuất, hỗ trợ kinh tế gia đình.
+ Ngày nay, sinh nhiều con sẽ tạo nên gánh nặng cho kinh tế gia đình, tạo áp lực về dân số cho quốc gia. Mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt, tạo điều kiện để con cái được chăm sóc phát triển toàn diện.
I. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần nói
“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Đây là những câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con người. không chỉ chúng ta có lòng biết ơn đối với cha mẹ mà lòng biết ơn còn được thể hiện với ông bà và đất nước. hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng hiếu thảo còn là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. Chúng ta cùng đi tìm hiểu lòng hiếu thảo của con người Việt Nam.
II. Thân bài:
1. Hiếu thảo là gi?
- Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ
- Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả
2. Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào?
- Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ
- Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm.
- Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.
- Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tổ tiên
3. Vì sao cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta
- Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội
- Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người
- Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng
- Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn
- Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo
- Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình
4. Cần làm gi để có được lòng hiếu thảo?
- Bạn cần phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ
- Bạn cần chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già
- Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cãi lại
- Yêu thương an hem trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo
5. Phê phán những người không hiếu thảo.
Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.
III. Kết bài:
- Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: chữ hiếu của con cái với cha mẹ.
2. Thân bài
a. Giải thích
Chữ hiếu: là tấm lòng thảo thơm, hiếu kính, sự đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ của những người con.
b. Bàn luận
Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.Cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập.Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng hiếu thảo.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình,… → những người này đáng bị phê phán.
3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và rút ra bài học cho bản thân.