K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 6 2016

A) Tinh bột; xenluozơ; sacarozơ 
Dùng iot nhận biết được tinh bột chuyển màu xanh lam 
Hai chất còn lại cho vào nước; chất nào tan là sacarozơ; chất còn lại là xenluozơ 

B)Tinh bột, glucozơ, saccarozơ 
Dùng iot nhận biết được tinh bột chuyển màu xanh lam 
Để nhận biết hai chất còn lại có thể dùng phản ứng tráng gương để nhận biết. 

Hoặc dùng thuốc thử strôme để nhận biết glucôzơ; dung dịch chuyển màu đỏ nâu.

18 tháng 6 2016

a) Hòa tan mẫu thử từng chất vào nước, chất tan được là saccarozơ.

Cho hai chất còn lại tác dụng với iot, chất nào chuyển sang màu xanh là tinh bột, chất còn lại là xenlulozơ.

b) Hòa tan mẫu thử từng chất vào nước, chất không tan là tinh bột

Cho dung dịch của 2 chất còn lại vào tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, chất có phản ứng tráng bạc là glucozơ, chất không phản ứng là saccarozơ

C6H12O6 (dd) + Ag2O -dd NH3–> 2Ag + C6H12O7

17 tháng 5 2021

a) Cho quỳ tím vào :

- hóa đỏ là axit axetic

Cho Na vào hai mẫu thử

- xuất hiện khí là rượu etylic

$2C_2H_5OH + 2Na \to 2C_2H_5ONa + H_2$
- không hiện tượng là glucozo

b)

Cho nước vào mẫu thử

- mẫu thử không tan là tinh bột, xenlulozo

- mẫu thử tan là saccarozo

Cho dung dịch iot vào hai mẫu thử còn :

- mẫu thử tạo màu xanh tím là tinh bột

- không hiện tượng là xenlulozo

11 tháng 4 2023

a)

Trích mẫu thử

Cho mẫu thử vào nước

- mẫu thử nào không tan là $C_6H_6$

Cho giấy quỳ tím vào hai mẫu thử còn lại :

- mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là $CH_3COOH$

- mẫu thử nào không đổi màu quỳ tím là $C_2H_5OH$

b)

Trích mẫu thử

Cho giấy quỳ tím vào các mẫu thử :

- mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là $CH_3COOH$

Cho dung dịch $AgNO_3/NH_3$ vào mẫu thử còn :

- mẫu thử nào tạo kết tủa trắng bạc là Glucozo

$C_6H_{12}O_6 + Ag_2O \xrightarrow{NH_3} 2Ag + C_6H_{12}O_7$

- mẫu thử nào không hiện tượng là saccarozo

c)

Trích mẫu thử

Cho dung dịch $AgNO_3/NH_3$ vào mẫu thử :

- mẫu thử nào tạo kết tủa trắng bạc là Glucozo

$C_6H_{12}O_6 + Ag_2O \xrightarrow{NH_3} 2Ag + C_6H_{12}O_7$

Cho dung dịch Iot vào mẫu thử còn :

- mẫu thử nào xuất hiện màu xanh tím là tinh bột

- mẫu thử không hiện tượng là xenlulozo

29 tháng 1 2021

a)

Bước 1 :  Trích mẫu thử

Bước 2 : Cho nước iot vào các mẫu thử

- mẫu thử nào tạo màu xanh tím đặc trưng là tinh bột.

Bước 3 : Cho nước vào hai mẫu thử còn lại, khuấy đều

- mẫu thử nào tan hoàn toàn là saccarozo.

- mẫu thử nào không tan hoàn toàn là xenlulozo.

b)

Bước 1 : Trích mẫu thử

Bước 2 : Cho \(Ag_2O/NH_3\) vào các mẫu thử : 

- mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là Glucozo.

\(C_6H_{12}O_6 + Ag_2O \xrightarrow{NH_3} 2Ag + C_6H_{12}O_7\) 

Bước 3 : Cho nước iot vào các mẫu thử

- mẫu thử nào tạo màu xanh tím đặc trưng là tinh bột.

- mẫu thử không hiện tượng là xenlulozo.

17 tháng 4 2022

d, dùng Ca(OH)2 và H2SO4 để tách riêng các chất ra:

\(Ca\left(OH\right)_2+2CH_3COOH\rightarrow\left(CH_3COO\right)_2Ca+2H_2O\\ \left(CH_3COO\right)_2Ca+H_2SO_4\rightarrow CaSO_4\downarrow+2CH_3COOH\)

e, Dẫn I2 qua các chất:

- Hoá xanh: tinh bột

- Không hiện tượng: C6H12O6, (C5H10O5)n, C12H22O11 (1)

Cho (1) tác dụng với dd AgNO3/NH3:

- Có kết tủa trắng bạc: C6H12O6

\(C_6H_{12}O_6+Ag_2O\underrightarrow{NH_3}C_6H_{12}O_7+2Ag\downarrow\)

- Không hiện tượng: (C6H10O5)n, C12H22O11 (2)

Đem (2) đi nung nóng có H2SO4 đặc làm xúc tác:

- Có chất rắn màu đen xuất hiện: C12H22O11

\(C_{12}H_{22}O_{11}\underrightarrow{H_2SO_4đặc}12C+11H_2O\)

- Không hiện tượng: (C6H10O5)n

f, Cho các chất lần lượt với kim loại Na:

- Có giải phóng chất khí: C2H5OH, CH3COOH (1) (sau đó bạn cho thử QT nha)

\(2C_2H_5OH+2Na\rightarrow2C_2H_5ONa+H_2\\ 2CH_3COOH+2Na\rightarrow2CH_3COONa+H_2\)

- Không hiện tượng: C6H12O6, tinh bột, C12H22O11 (2) (tương tự như trên nha)

17 tháng 4 2022

Tham khảo ạ 

d) Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm: C2H5OH, CH3COOH.
Bước 1: Cho hỗn hợp phản ứng với NaOH rắn, dư rồi chưng cất hỗn hợp thu được thì thu được:

– Phần chất rắn khan gồm CH3COONa và NaOH dư

– Phần bay hơi gồm C2H5OH và H2O.

CH3COOH + NaOH →CH3COONa + H2O.

Bước 2: Ngưng tụ phần hơi rồi thêm CuSO4 khan vào phần chất lỏng thu được cho tới khi nó không bị chuyển sang màu xanh thì đem cô cạn hỗn hợp thu được rồi ngưng tụ phần bay hơi ta được C2H5OH tinh khiết.

CuSO4 (rắn) + 5H2O → CuSO4.5H2O (rắn).

Bước 3: Cho hỗn hợp rắn CH3COONa và NaOH phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc dư rồi chưng cất hỗn hợp thu được, ngưng tụ phần bay hơi ta được hỗn hợp lỏng gồm CH3COOH và H2O. Sau đó làm khan và thu lấy CH3COOH tương tự như C2H5OH như trên.

Chú ý:

– Có thể thu CH3COOH tinh khiết bằng cách chế tạo CH3COOH băng.

 – Nếu không tách nước ra khỏi chất nào thì không cho điểm phần tách chất đó

2 tháng 5 2022

Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử

Cho dung dịch Iot vào các mẫu thử

Mẫu thử nào làm dung dịch Iot chuyển sang màu xanh là tinh bột

Còn lại: xenlulozo, glucozo, saccarozo;

Cho các mẫu thử vào dung dịch AgNO3 trong môi trường amoniac

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng xám (Ag|) đó là glucozo (đây là phản ứng tráng gương).

Hai mẫu thử còn lại: xenlulozo, saccarozo

Cho hai mẫu thử còn lại vào nước

Tan trong nước: saccarozo

Không tan trong nước: xenlulozo

2 tháng 5 2022

ko làm thì đừng có gửi link vào

4 tháng 10 2019

Đáp án: C

- Hòa tan từng chất vào nước nóng, chất không tan trong nước nóng là xenlulozơ, 2 chất tan trong nước nóng là saccarozơ và tinh bột.

- Cho dung dịch iot vào 2 dung dịch thu được, dung dịch tạo màu xanh là tinh bột, dung dịch không hiện tượng gì là saccarozơ

17 tháng 4 2022

Câu 1.

Cho 3 chất vào nước:

-Hồ tinh bột: không tan

-glucozơ, saccarozơ: tan

Cho dung dịch của 2 chất tác dụng với dd AgNO3/NH3

-glucozơ: có phản ứng tráng gương
\(C_6H_{12}O_6+Ag_2O\rightarrow\left(ddNH_3\right)2Ag+C_6H_{12}O_7\)

Câu 2.

a.Sục 2 khí qua dd H2S, ta thấy có khí CO2 thoát ra, ta thu được khí CO

\(SO_2+2H_2S\rightarrow3S+2H_2O\)

b.Sục 2 khí qua dd Brom dư, ta thấy có khí CH4 thoát ra, ta thu được khí CH4

\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)

 

1.Hãy nêu ít nhất 4 điểm chung của các chất sau: tinh bột, xenlulozơ, chất béo, saccarozơ. 2. Chọn phát biểu đúng khi nói về độ tan trong nước của các cacbohiđrat. A.Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ và glucozơ đều tan tốt trong nước. B.Saccarozơ và glucozơ đều tan tốt trong nước còn tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. C.Saccarozơ và glucozơ đều tan trong nước, tinh bột tan...
Đọc tiếp

1.Hãy nêu ít nhất 4 điểm chung của các chất sau: tinh bột, xenlulozơ, chất béo, saccarozơ.

2. Chọn phát biểu đúng khi nói về độ tan trong nước của các cacbohiđrat.

A.Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ và glucozơ đều tan tốt trong nước.

B.Saccarozơ và glucozơ đều tan tốt trong nước còn tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

C.Saccarozơ và glucozơ đều tan trong nước, tinh bột tan một phần trong nước khi đun nóng còn xenlulozơ không tan trong nước.

D. Chỉ có glucozơ tan tốt trong nước, còn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ không tantrong nước ngay cả khi đun nóng.

3.Tinh bột, các chất vô cơ và điều cần thiết khác, hãy viết các phương trính hóa học đẻ tạo ra etyl axetat.

4.Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:

a)Tinh bột, glucozơ và saccarozơ.

b)Glucozơ , saccarozơ và axit axetic.

c)Glucozơ ,axit axetic và rượu etylic.

5.Cho m gam tinh bột lên men thành rượu etylic với hiệu suất 81% .Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là

A.750 B.650 C.810 D.550

6.Trong một nhà máy sản xuất rượu, người ta dùng một loại nguyên liệu chứa 50% xenlulozơ để sản xuất rượu etylic. Biết hiệu suất quá trình là 70%. Để sản xuất 1 tấn rượu etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là

A.6000kg B.5031kg C.500kg D.5051kg

Mấy bạn ơi mình cần cấp thứ 2 tuần nay phải làm xong bài tập cô giao.

1
5 tháng 4 2019

1/ Điểm chung của các chất trên

-Tham gia pứ thủy phân

-Tham gia pứ cháy

-Có trong tự nhiên

-Có các nguyên tố: C,H,O

4/a/ tinh bột, glucozo, saccarozo

Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử

Cho dd Iot vào các mẫu thử, mẫu thử nào dd Iot => xanh là tinh bột

Cho dung dịch AgNO3, NH3 vào các mẫu thử còn lại

Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng bạc <pứ tráng gương> là glucozo. Còn lại là saccarozo

b/ Glucozo, saccarozo, axit axetic

Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử

Cho CaCO3 vào các mẫu thử, mẫu thử xuất hiện khí là axit axetic (hoặc cho quỳ tím vào các mẫu thử, mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic)

Glucozo và saccarozo nhận như trên

c/ C2H5OH, CH3COOH và glucozo

Lấy mẫu thử và đánh dấu mẫu thử

-Nhận glucozo: bằng pứ tráng gương

-Nhận CH3COOH bằng quỳ tím => đỏ hoặc CaCO3 => khí thoát ra

Còn lại: C2H5OH