K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2019

Có thể chọn bài thơ trữ tình "Sông núi nước Nam" thuộc phần văn học trung đại Việt Nam.

26 tháng 1 2022

Refer:

1,  Các văn bản nhật dụng đã học :

1/ Cổng trường mở ra

-Nội dung: Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu lắng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của con người.

Văn bản đề cập về vấn đề giáo dục, khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với con người, khuyến khích tự lập tự bước đi trên đôi chân của mình

2/ Cuộc chia tay của những con búp bê

-Nội dung: Vấn đề hạnh phúc gia đình bị chia cắt, con cái chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn. Tình cảm, tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng của cả 2 em bé

Văn bản đề cập về vấn đề gia đình trong cuộc sống với lời nhắn nhủi đến mỗi gia đình và toàn xã hội hãy hiểu và hãy vì hạnh phúc của tuổi thơ, hãy lắng nghe những mong ước cháy bỏng của tuổi thơ: mong ước có được 1 gia đình hạnh phúc

3/ Mẹ tôi

- Nội dung: Nói về người mẹ có vai trò vô cùng quan trong trong gia đình. Phải yêu thương, kính trọng người mẹ của mình

Văn bản đề cập đến vấn đề vai trò của người phụ nữ trong gia đình và tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tính cảm thiêng liêng nhất đối vs mỗi con người.

4/  Ca Huế trên sông Hương

- Nội dung : Tả cảnh ca Huế trong đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng, đồng thời giới thiệu các làn điệu dân ca Huế thể hiện lòng tự hào về Huế

- Thành công trong việc miêu tả cảnh và bộc lộ tâm trạng.

2, 

1. Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt

+ Nội dung: khẳng định chủ quyền nước Nam và quyết tâm chống giặc ngoại xâm

+ Nghệ thuật: ngắn gọn, xúc tích, ngôn ngữ hùng hồn, đanh thép

2. Phò giá về kinh - Trần Quang Khải

+ Nội dung: Chiến thắng giặc ngoại xâm và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị

+ Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm xúc, giọng thơ hân hoan, tự hào

3. Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông

+ Nội dung: Bức tranh cảnh vật làng quê

+ Nghệ thuật: điệp ngữ, tiểu đối, ngôn ngữ đậm chất hội họa

4. Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi

+ Nội dung: Cảnh đẹp thiên nhiên đất Côn Sơn 

+ Nghệ thuật: giọng điệu nhẹ nhàng êm ái, đại từ hô gọi "ta"

5. Sau phút chia li - Đặng Trần Côn/Đoàn Thị Điểm?

+ Nội dung: Nỗi sầu của người phụ nữ có chồng ra trận

+ Nghệ thuật: ước lệ tượng trưng, thể thơ song thất lục bát, điệp từ, điệp ngữ

6. Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

+ Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ

+ Nghệ thuật: ẩn dụ, kết cấu chặt chẽ

7. Qua đèo ngang - bà Huyện Thanh Quan

+ Nội dung: nỗi niềm nhớ nước thương nhà

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tả cảnh ngụ tình, phép đối, từ láy

8. Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến

+ Nội dung: tình bạn chân thành thắm thiết

+ Nghệ thuật: phép đối, nói quá, giọng điệu dí dỏm

9. Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh

+ Nội dung: sự gắn bó hòa hợp giữ tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước

+ Nghệ thuật: so sánh, điệp từ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

10. Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh

+ Nội dung:Tình yêu thiên nhiên, cảnh đêm trăng Việt Bắc

+ Nghệ thuật: so sánh, điệp từ, liên tưởng, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị

28 tháng 1 2022

mình cảm ơn bạn nha

3 tháng 2 2020

Sông núi nước nam có nd là bài thơ đe dọa giặc xâm lược và cổ vũ nâng cao tinh thần chiến đấu chống quân xl của nước ta ngoài ra bài thơ còn là bảng tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
Phò giá về kinh thì mik ko nhớ
Tinh thần yêu nc của dân ta bộc lộ qua từng dòng văn dòng thơ nói nên tinh thần yêu nc thương dân 1lòng 1 dạ bảo vệ chủ quyền đất nc
(chắc ko đúng đâu):))

17 tháng 7 2018
Tên tác phẩmTên tác giả
Cổng trường mở raLý Lan
Mẹ tôiÉt-môn-đô đơ A-mi-xi
Cuộc chia tay của những con búp bêKhánh Hoài
Những câu hát về tình cảm gia đình(ca dao)
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.(ca dao)
Những câu hát than thânca dao
Những câu hát châm biếm(ca dao)
Sông núi nước NamLý Thường Kiệt
Phò giá về kinhTrần Quang Khải
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông raTrần Nhân Tông
Bài ca Côn SơnNguyễn Trãi
Sau phút chia liĐoàn Thị Điểm
Bánh trôi nướcHồ Xuân Hương
Qua Đèo NgangBà Huyện Thanh Quan
Bạn đến chơi nhàNguyễn Khuyến
Xa ngắm thác núi LưLý Bạch
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhLý Bạch
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quêHạ Tri Chương
Bài ca nhà tranh bị gió thu pháĐỗ Phủ
Cảnh khuyaHồ Chí Minh
Rằm tháng giêngHồ Chí Minh
Tiếng gà trưaXuân Quỳnh
Một thứ quà của lúa non: CốmThạch Lam
Sài Gòn tôi yêuMinh Hương
Mùa xuân của tôiVũ Bằng
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất(Tục ngữ)
Tục ngữ về con người và xã hội(Tục ngữ)
Tinh thần yêu nước của nhân dân taHồ Chí Minh
Sự giàu đẹp của tiếng ViệtĐặng Thai Mai
Đức tính giản dị của Bác HồPhạm Văn Đồng
Ý nghĩa văn chươngHoài Thanh
Sống chết mặc bayPhạm Duy Tốn
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội ChâuNguyễn Ái Quốc
Ca Huế trên sông HươngHà Ánh Minh
Quan Âm Thị Kính(chèo)
19 tháng 2 2020

Văn học trung đại Việt Nam trải qua mười hai thế kỉ từ thế kỉ Xuân Hương đến hết thế kỉ XIX. Đây làthời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm.Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dântộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.Tuy vậy cảm hứng nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao gồm những nguyên tắc đạo lílàm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ,đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhanmà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận…Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ởtrong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửasau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là trong những tác phẩm thơ.
Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác áicủa đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang nội dung nhân đạo như:Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của NguyễnGia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn ĐìnhChiểu,...
Trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởngyêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhà nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Trước hết đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp dã man:
Nướng dân đen lên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều đó là việc lên án chế độphong kiến chà đạp lên quyền sống cảu người phụ nữ, lên những số phận tài hoa. Xã hội đó đã tướcđoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếngnói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đoạt đi những quyền sống thiêngliêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ nhữngngười chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yênvui, chia lìa bao nhiêu đôi lứa. Qua lời của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm - ĐặngTrần Côn muốn lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đó là nỗi nhớ người chồng nơi chiến trường gian khổ.
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo éc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Nỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những cuộc chiến tranh này thực chất chỉ là việc tranh quyền đoạt lợi của các tập đoàn phong kiếnvà phủ lên nó là một bầu trời đầy tang thương. Thế lực đồng tiền cũng đã phủ mờ đi những néttruyền thống tốt đẹp của xã hội đó là với trường hợp nàng Kiều. Trong xã hội trung đại, thế lực đồngtiền cũng rất đáng lên án vì nó đã vùi lấp và nhấn chìm đi biết bao những con người tài hoa, những con người có khát vọng hoài bão lớn muốn đem sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệpcủa dân tộc.
Văn học trung đại đã chứng minh cho tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Đó là mộtdân tộc có những truyền thống tốt đẹp. Quay trở lại với bài Đại cáo bình Ngô sau khi đánh thắngquân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổicùng giết tận, việc làm nhân đạo đó chẳng những đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộcmà còn thể hiện niềm khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân.
Nhìn chung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại chủ yếu được thể hiện qua những nét chủ yếu sau:
Trước hết đó là tiếng nói của tác giả, đó là tình cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ bé chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội qua đó mà đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, có được tìnhcảm như vậy, các tác giả thơ thời kì này mới viết được những dòng thơ, trang thơ xúc động đến nhưthế.
Thơ trung đại còn thể hiện ở tiếng nói bênh vực giữa con người với con người, đề cao tình bạn, tìnhanh em, tình cha con, thể hiện mong muốn được sống trong hòa bình.
Thơ trung đại đã thể hiện bước đi vững chắc của mình trong hơn mười thế kỉ, đó là sự tiếp nối bướcđi của nền văn học dân gian. Tuy văn học dân gian thời kì này vẫn phát triển nhưng dấu ấn khôngcòn như trước. Thơ trung đại đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo qua đó mà làm tiền đề cho sự phát triển văn học các thời kì tiếp theo.

nhớ k cho mk nhé mk làm đầu