Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đời sống kinh tế lãnh địa :
+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí... , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.
+ Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ... , lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.
+ Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.
Rất khổ.công việc nặng nhọc.công việc rất nhiều.làm sai một tí là bị đánh.việc khó làm.phục vụ các thứ.mọi người ko thể thoát ra lãnh địa phong kiến vì nó được xây dựng rất kiên cố.mọi người ko có quyền tự do,lênh đênh giữa dòng đời nô lệ khổ cực bà có cảm giác rất khó chịu
Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ LÀ TỤ CUNG TỰ CẤP
- Đời sống kinh tế :
+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí... , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.
+ Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ... , lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.
+ Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.
+ Đời sống nông nô:
Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.
Đời sống văn hoá thời Trần
Ở thời Trần, những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, nước v.v...
Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý. Trong nước có nhiều người đi tu, kể cả những người thuộc giai cấp thống trị. Chùa chiền mọc lên ở khắp nơi.
Thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Các nhà nho được bỗ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Địa vị của Nho giáo ngày càng được nâng cao.
Nhân dân ta ở thời Trần rất ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hoá như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuvền... Bởi vậy các hoạt động văn hoá nói trên rất phổ biến và phát triển.
Tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến. Nhưng bên trong sự giản dị đó là một dân tộc giàu tinh thần thượng võ, yêu quê hương, đất nước thiết tha và trọng nhân nghĩa.
Nguồn: loigiaihay
Cuối thế kỉ V, người Giéc-man chiếm phương Tây, lập ra nhiều vương quốc mới:
- Ăng-glô Xắc-xông (hiện nay: nước Anh)
- Phơ-răng ( Pháp)
- Đông Gốt ( Ý)
- Tây Gốt ( Tây Ban Nha)
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quí tộc. Ông ngoại và cha đều là người có lòng yêu nước thương dân. Nguyễn Trãi đã được thừa hưởng tấm lòng vì dân vì nước ấy.
Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười, ông ngoại qua đời, Nguyễn Trãi về ở Nhị Khê nơi cha dạy học. Ông gần gũi nông thôn từ đó. Năm hai mươi tuổi, 1400, ông đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đem về Trung Quốc cùng với cha con Hồ Quí Li và các triều thần khác. Nguyễn Trãi và người em trai đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng lại bị giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan. Trốn thoát khỏi tay giặc, ông náu mình trong nhân dân, tìm đường cứu nước. Đây là thời gian ông đi sâu vào nông thôn, hiểu được đời sống nhân dân, thấm thía sức mạnh của dân, và nhờ đó, ông nhận ra chân lí: muốn cứu nước phải dựa vào dân. Ông tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Và Nguyễn Trãi đã sống, chiến đấu cùng nhân dân. Ông có đóng góp lớn vào phương kế đuổi giặc. Ông là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Đó là:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo."
Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị, vua hoà dân mục, thì bỗng dưng bị chặn lại: ông bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó, ông được tha nhưng không được tin dùng nữa. Mười năm (1429-1439) Nguyễn Trãi chỉ được giao chức "nhàn quan", không có thực quyền. Ông buồn, xin về Côn Sơn (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Mấy tháng sau, Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc nước. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: ngày 01 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua đi duyệt võ, đã vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Khi vua dời Côn Sơn, về đến Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh) bị chết đột ngột. Lúc chết có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi, lúc ấy phụ trách dạy dỗ các cung nữ (chức Lễ nghi học sĩ) hầu bên cạnh. Bọn triều thần bấy lâu nay muốn hãm hại Nguyễn Trãi, nhân cơ hội này liền vu cho ông cùng Nguyễn Thị Lộ mưu giết vua, khiến ông phải nhận án tru di tam tộc (bị giết cả ba họ)
Nỗi oan tầy trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải toả và ca ngợi ông bằng câu thơ nổi tiếng:
"Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo"
(Lòng Ức Trai toả rạng văn chương)
Trong lãnh địa các công trình xây dựng chủ yếu trong lãnh địa gồm:
\(+\)Các pháo đài kiên cố,có hào sâu tường cao bao quanh
\(+\)Nhà kho,nhà thờ dinh thự chuồng trại
\(+\)Xung quanh là rừng ao nước đòng cỏ nơi canh tác và khu ở của nông nô
Những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình - gọi là lãnh địa phong kiến.
Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng. Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất cũa lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại v.v..., có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố. Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.