Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những chuyển biến trong đời sống kinh tế của người nguyên thủy:
✔ Về công cụ:
-Công cụ được mài nhẵn toàn bộ,có hình dáng cân xứng.
-Được tìm thấy ở Phùng Nguyên (Phú Thọ),Hoa Lộc(Thanh Hóa),Lung Leng(Kon Tum)cách đây khoảng 4000 - 3500 năm.
-Làm gốm có hoa văn trang trí đẹp.
✔ Về thuật luyện kim:
-Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm,người Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
-Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
-Nhiều cục đồng,xỉ đồng,dây đồng được tìm thấy ở Phùng Nguyên - Hoa Lộc.
✔ Về nghề nông trồng lúa nước:
-Di chỉ Hoa Lộc - Phùng Nguyên đã tìm thấy dấu tích của nghề nông trồng lúa nước ở nước ta.
- Điều kiện➸công cụ sản xuất được cải tiến;ở vùng đồng bằng,ven sông lớn đất đai màu mỡ.
-Cây lúa trở thành cây lương thực chính.
Chúc bn học tốt!❤
Những chuyển biến trong đời sống kinh tế và xã hội là gì? Thuật luyện kim được phát minh như thế nào
1/ Chuyển biến về kinh tế
- Công cụ bằng đá được mài nhẵn toàn bộ, vuông vắn, có hình dáng rõ ràng.
- Đồ gốm có chủng loại phong phú, kĩ thuật chế tác ở trình độ cao.
- Cuộc sống định cư lâu dài, đòi hỏi con người phải cải tiến công cụ.
- Mở ra thời đại mới trong chế tạo công cụ lao động => năng xuất lao động tăng.
2/ Chuyển biến về xã hội
- Cuộc sống ổn định nên các chiềng, chạ và bộ lạc được hình thành.
- Đứng đầu chiềng, chạ là già làng, đứng đầu bộ lạc là tù trưởng.
- Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.
- Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
3/ Thuật luyện kim
- Nghề gốm phát triển, giúp con người phát minh ra thuật luyện kim.
- Kim loại đầu tiên là đồng.
Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.
Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.
Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
-có sự phân hóa giàu nghèo
- đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ mùa mang cuộc sống
-chống quân xâm lược , giải quyết vấn đề giữa các bộ lạc
->Nhà nước văn lang ra đời
Đồ đá văn hóa Phùng Nguyên đã đạt đến đỉnh cao của đồ đá nguyên thuỷ, được chế tác bằng các phương pháp cưa, khoan, mài, tiện rất tinh xảo, có kích thước tương đối nhỏ, được làm từ đá bazan và các loại đá nephrit, spilit có màu sắc đẹp; gồm có các loại rìu, bôn, đục, bàn mài, mũi tên, mũi giáo, qua, nha chương và các loại vòng tay, khuyên tai, nhẫn, ống chuỗi, hạt chuỗi với đủ loại kích cỡ và kiểu dáng khác nhau. Hầu hết rìu, bôn ở đây đều có hình tứ giác, rất hiếm rìu, bôn có vai và có nấc.
Đáp án C
Hai phát minh quan trọng tạo ra bước chuyển lớn trong đời sống kinh tế của con người thời kì Phùng Nguyên Hoa Lộc là:
- Thuật luyện kim: giúp con người đúc được nhiều loại công cụ khác nhau, công cụ sắc bén hơn, cho năng suất lao động cao hơn.
- Nghề nông trồng lúa nước: giúp con người có thể định cư lâu dài, ổn định về nguồn thức ăn. Cây lúa nước trở thành lương thực chính của con người cùng với các loại cây, củ khác
Các chuyển biến về mặt xã hội:
- Sự phân công lao động hình thành
- Xuất hiện làng bản (chiềng,chạ) và các bộ lạc
- Chế độ phụ hệ dần chuyển sang chế độ mẫu hệ
- Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo
ồ thế à sao mình lại ko biết nhỉ