K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
NP
2
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
PT
7 tháng 3 2017
Số
TT
|
Tên bài
|
Tác giả
|
Đề tài nghị luận
|
Luận điểm chính
|
Phương pháp lập luận (Kiểu bài)
|
1
|
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
|
Hồ Chí Minh
|
Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
|
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
|
Chứng minh
|
2
|
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
|
Đặng Thai Mai
|
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
|
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
|
Chứng minh (kết hợp với giải thích)
|
3
|
Đức tính giản dị của Bác Hồ
|
Phạm Văn Đồng
|
Đức tính giản dị của Bác Hồ
|
ở mọi phương diện, Bác Hồ đều giản dị. Sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
|
Chứng minh (kết hợp với giải thích, bình luận)
|
4
|
ý nghĩa văn chương
|
Hoài Thanh
|
Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại
|
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng; văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.
|
Giải thích (kết hợp với bình luận) |
7 tháng 3 2017
STT | Tên văn bản | Tác giả | Đề tài nghị luận | Nội dung chính | Phương pháp lập luận |
1 |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Hồ Chí Minh | Bàn luận về lòng yêu nước của nhân dân ta | Khái quát lại tinh thầnyêu nước của nhân dân ta trong lịch sử và hiện tại |
Chứng minh
|
2 | Đức tính giản dị của Bác Hồ | Phạm Văn Đồng | Đức tính giản dị của Bác Hồ | sự giản dị của Bác Hồ được thể hiện trên ba phương diện: đời sống, quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết | Giải thích, chứng minh, bình luận |
3 | Ý nghĩa văn chương | Hoài Thanh | Bàn luận về công dụng và nguồn gốc cốt yếu của văn chương | nêu ra nguồn gốc cốt yếu của văn chương và công dụng của văn chương | Giải thích, chứng minh |
Mik ko biết đúng hay sai nhưng mik chúc bn luôn học tốt
TN
29 tháng 1 2017
1-Bài văn có bố cục ba phần:(nội dung của bố cục)
– Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
– Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
– Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
=> Từ nội dung của bố cục của bài, ta rút ra nhận xét như sau:
* Bố cục như trên cho thấy sự hợp lí và chặt chẽ trong phương pháp lập luận. Nghệ thuật nổi bật nhất của bài văn là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng.
2-Nhận xét cách lập luận của bài:
* Cách lập luận trong bài rất chặt chẽ, hợp lí, tự nhiên, có sức thuyết phục rất cao.
TN
29 tháng 1 2017
Phương Linh Nguyễn ở phần nội dung của bố cục chỉ là đọc thêm cho hiểu, phần này không cần học cũng đc
1/ Xác lập luận điểm
-Đề bài thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với việc đọc sách.
-Chúng ta khẳng định việc đọc sách là tốt, là cần thiết.
2/ Tìm luận cứ
-Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại.
-Sách là một kho tàng phong phú gần như vô tận, đọc cả đời không hết.
-Sách đem lại nhiều lợi ích. Nó bổ sung trí tuệ cho mỗi người.
-Nó làm cho cuộc sống của một người nhân lên nhiều lần.
-Nó giúp con người học tập,hiểu biết để tham gia vào quá trình sáng tạo.
-Sách giúp con người có cách sống cao đẹp, vốn ngôn ngữ giàu có hơn.
-Sách giúp con người thấy yêu đời hơn, ham sống hơn.
-Sách giúp con người hiểu sâu sắc hơn về xã hội.
* Luận điểm: Nội dung cốt lõi của vấn đề nghị luận: Ý nghĩa/tác dụng/lợi ích lớn lao của việc đọc sách …
*Luận cứ <lí lẽ+dẫn chứng>:
- Ý nghĩa/tác dụng/lợi ích lớn lao của việc đọc sách:
+ Sách mở mang hiểu biết (“Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”). Tất cả tinh hoa tri thức của người xưa về mọi lãnh vực của đời sống (“di sản tinh thần của nhân loại”) được truyền đến thế hệ mai sau thông qua những trang sách…
+ Sách giúp con người ngày càng hoàn thiện nhân cách (“Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”). Sách gieo hạt giống chân-thiện-mĩ vào tâm hồn con người, hun đúc bồi dưỡng những tình cảm trong sáng cao đẹp, làm cho con người sống ngày càng nhân bản (đúng bản chất người) khác lối sống theo bản năng thấp hèn của loài vật…
+ Sách làm thăng hoa cuộc sống, làm cuộc sống có ý nghĩa hơn, khơi gợi niềm tin yêu khát vọng sống, tinh thần lạc quan (…tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy.”).
- Đọc sách như thế nào để đạt được lợi ích lớn lao trên?
+ Biết chọn sách tốt để đọc
+ Có phương pháp đọc sách đúng đắn (“Đọc mười quyển sách một lần không bằng đọc một quyển sách mười lần.” à cần đọc kĩ lưỡng và nghiền ngẫm từng chữ, từng câu, từng dòng để thấu hiểu sâu sắc nội dung được diễn tả trong sách…).
* Lập luận:
+ Để thỏa mãng nhu cầu hưởng thụ và phát triển của tâm hồn, trí tuệ cần phải đọc sách.
+ Những ích lợi và giá trị của việc đọc sách.
+ Phải biết chọn sách để đọc, biết cách đọc sách.