K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2016

tác hại của giun dẹp là làm 1 số bộ phận cơ thể bị tiểu giảm

23 tháng 12 2020

Tác hại giun dẹp: thường sống kí sinh ở vật chủ để hút các chất dinh dưỡng. Qua đó làm suy yếu vật chủ vật gây ra các bệnh nguy hiểm

Tác hại giun tròn: đau bụng đôi khi tắc đường ruột và ống mật

31 tháng 12 2021

tác hại của giun dẹp là làm 1 số bộ phận cơ thể bị tiểu giảm

Giun dẹp thường kí sinh ở hệ tiêu hóa (đặc biệt là ruột non) của động vật. Vì đây là nơi có nhiều chất dinh dưỡng, chất dinh dưỡng trong ruột non của người dễ dàng thẩm thấu qua bề mặt cơ thể của giun dẹp => giun dẹp dễ dàng hấp thụ 

20 tháng 10 2016

Tác hại là gây đau bụng, đôi khi tắc ruột và tắc ống mật

tham khảo:

Lợi ích:

- Cung cấp thực phẩm (sứa sen, sứa rô...)

- Tạo thành lớp vỏ Trái Đất (hoá thạch của các loại san hô)

- Làm khu du lịch sinh thái biển (san hô, sứa, hải quỳ...)

- Cung cấp vật trang trí, đồ mĩ nghệ, đồ trang sức (san hô,...)

-Cung cấp vật liệu cho xây dựng (san hô)

- Phục vụ cho việc nghiên cứu địa chất (san hô)

Tác hại:

- Một số loài gầy ngứa, có độc tính cao (sứa lửa, sứa bắp cày...)

- Cản trở giao thông biển (san hô)

5 tháng 11 2021

Tham khảo

Lợi ích:

- Cung cấp thực phẩm cho con người (sứa sen, sứa rô...)

- Có ý nghĩa về địa chất (san hô)

- Làm khu du lịch sinh thái biển (san hô, sứa, hải quỳ...)

- Cung cấp vật trang trí, đồ mĩ nghệ, đồ trang sức (san hô,...)

- Cung cấp vật liệu cho xây dựng (san hô đá)

Tác hại:

- Một số loài gây ngứa, có độc tính cao (sứa lửa, sứa bắp cày...)

- Cản trở giao thông biển (đảo ngầm san hô)

7 tháng 12 2021

Tham khảo:

-sán lá gan

+nơi sống:kí sinh trong nội tạng trâu, bò

+tác hại đối với vật chủ:do sán bám chặt vào ống mật,dùng mồm để hút thức ăn nên lâu dần gan sẽ bị xơ hóa lan tỏa và thoái hóa mỡ.Độc tố do sán tiết ra có thể gây ra các tình trạng dị ứng,đôi khi là thiếu máu

-sán dây:

+nơi sống:kí sinh ở ruột non người và cơ bắp trâu bò

+tác hại đối với vật chủ:lấy chất dinh dưỡng,truyền bệnh nang sán,...

-giun đũa:

+nơi sống:kí sinh ở ruột non người

+tác hại đối với vật chủ:gây đau bụng,tắc ống ruột,tắc ống mật

-giun kim

+nơi sống:kí sinh ở ruột già người

+tác hại đối với vật chủ:lấy chất dinh dưỡng ở người và đẻ trứng ở hậu môn làm ngứa ngáy,khó chịu

7 tháng 12 2021

Tham khảo:

Lợi ích của giun đất với trồng trọt:

- Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho đất.

21 tháng 10 2021

Giun dẹp là một ngành động vật không có xương sống, thân hình dẹp và phân đốt. Loài sinh vật này thường sống ký sinh ở người và động vật, đặc biệt là trong các cơ quan nhiều chất dinh dưỡng như ruột non hay máu…

Vai trò của ngành giun dẹp là giúp đa dạng hệ sinh thái.

Tuy nhiên, ngành sinh vật này lại có rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Các loài giun dẹp thường sống ký sinh ở vật chủ để hút các chất dinh dưỡng. Qua đó làm suy yếu vật chủ và gây ra các bệnh nguy hiểm.

14 tháng 12 2016

Câu 1.

* Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:

- Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.

- Có khoang áo phát triển.

- Hệ tiêu hóa phân hóa và có cơ quan di chuyển đơn giản.

* Vai trò của ngành thân mềm:

- Lợi ích:

+ Làm thực phẩm cho con người.

+ Nguyên liệu xuất khẩu.

+ Làm thức ăn cho động vật khác.

+ Làm sạch môi trường nước.

+ Làm đồ trang trí, trang sức.

- Tác hại:

+ Là vật trung gian truyền bệnh.

+ Ăn hại cây trồng.

Câu 2 :

Các đặc điểm chứng minh giun đốt có tổ chức cao hơn giun tròn:
- Cơ thể phân đốt giúp cơ thể vận động linh hoạt
- Cơ thể có thể khoang chính thức, trong khoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí cơ thể.
- Xuất hiện chân bên: cơ quan di chuyển chuyên hóa chính thức.
- Xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đầu tiên.
14 tháng 12 2016

Câu 3 :

a.Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người :

- Giun đũa kí sinh ở ruột non của người chúng lấy chất dinh dưỡng của cơ thể. Đôi khi làm tắc ruột, tắc ống mật dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tiết độc tố gây hại cho cơ thể. Người mắc bệnh giun đũa là 1 ổ phát tán bệnh cho cộng đồng.

b.Các biện pháp hạn chế những tác hại này :

- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống và uống nước lã.

- Rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn đậy thức ăn …

- Diệt trừ ruồi nhặng, vệ sinh nơi công cộng...

- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

- Tẩy giun sán định kỳ 1-2 lần/năm.

Câu 4 :

Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

Ví dụ:

- Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng

- Nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân

- Trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.

26 tháng 10 2021

5 lợi ích 

- Làm thức ăn cho động vật: giun đất

- Cày xới làm cho đất tơi xốp: giun đất

- Làm thức ăn cho con người: Rươi

- Dùng trong việc nuôi cá: giun đỏ

- Dùng làm thuốc: Sá sùng

3 tác hại 

- Kí sinh, hút máu người và động vật: đỉa, vắt,...

- Làm ô nhiễm nước sạch: giun đỏ,...

- Gây viêm nhiễm các cơ quan trong cơ thể khi các loài này chui vào trong cơ thể người và động vật: 

26 tháng 10 2021

bạn ơi cho mình hỏi còn lợi ích của đỉa với tác hại của giun đất và rươi đou ạ