Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi vì:
-Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
-Nhân dân không chịu khuất phục, lầm than nô lệ.
-Lê Lợi là người yêu nước, giàu lòng nhân nghĩa, có chí khí,....
Tình hình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423:
-Lực lượng của nghĩa quân còn yếu.
-Bị quân Minh tấn công, bao vây nhiều lần.
-Ba lần rút lên núi Chí Linh.
-Thiếu lương thực trầm trọng ( Thiếu lương thực tới mức Lê Lợi phải cho giết ngựa và voi, kể cả ngựa của ông ).
Trong bối cảnh đó Lê Lợi quyết định tạm hòa với quân Minh nhằm mục đích:
-Để chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ về lương thực.
-Để tranh thủ thời gian xây dựng, củng cố lại quân đội, chuẩn bị cho bước phát triển mới.
Study well! Happy new year!
Vì khi đánh cánh quân mạnh nhất là liễu thăng thì các cánh quân nhỏ kia tự động rút lui
- Năm 1771: Dựng cờ khởi nghĩa.
- Năm 1777: Lật đổ chúa Nguyễn ở đàng trong.
- Năm 1785: Đánh tan quân xâm lược Xiêm.
- Năm 1786: Lật đổ chúa Trịnh ở đàng ngoài.
- Năm 1788: Lật đổ chính quyền nhà Lê, thống nhất đất nước.
- Năm 1789: Đánh tan quân xâm lược Thanh.
Quân Tây Sơn dành nhiều thắng lợi như vậy vì:
- Sự căm thù giặc của nghĩa quân là rất lớn.
- Một phần cũng là do tinh thần yêu nước nồng nàn của nghĩa quân.
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!!!!!
1771:dựng cờ khỡi nghĩa
1777:lật đổ họ nguyễn ở đàng trong
1785:đánh tan cuộc xâm lược Xiêm
1786:tiêu diệt chính quyền Lê-Trịnh
1789:quét sạch 29 vạn quân thanh
Quân TS đạt dc nhiều thắng lợi :
+Sự căm thù giặc quá lớn
+Ý chí đấu tranh chống áp bức,bóc lột,tinh thần yêu nước,đoàn keetsvaf hi sinh của dân tộc
+Sự chỉ huy tài tình của Nguyền Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
Ý nghĩa lịch sử:
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
- Đạo I: tiến quân, giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam
- Đạo II: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây
- Đạo III: tiến thẳng ra Đông Quan
Tháng 9-1426 nghĩa quân tiến ra Bắc bằng 3 đạo quân:
* Đạo thứ nhất tiến ra giải phóng Tây Bắc chặn viện binh địch từ Vân Nam sang .
* Đạo thứ hai giải phóng hạ lưu sông Hồng , và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan , và chặn viện binh từ Quảng Tây sang .
* Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan .
-Nhiệm vụ giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới ,chặn viện binh địch ; đã tiêu diệt hàng ngàn tên địch, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan để cố thủ .