K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Những điểm giống nhau của chế độ phong kiến Phương Đông và phương Tây

– Kinh tế:

Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. Lực lượng sản xuất chính là nông dân. Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.

– Xã hội:

Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê. Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.

– Chính trị:

Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân. Chế độ chính trị, đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.

Tư tưởng:

Có hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lý luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo; Ấn Độ: Hồi giáo; châu Âu: Thiên chúa giáo).

Thứ hai: Sự khác biệt giữa chế độ phương Đông và phương Tây

– Thời điểm ra đời:

+ Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến.

 

+ Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên. Nó phát triển rất nhanh và thời gian suy vong ngắn. ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình.

+ Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giecmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

– Cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội – tư tưởng:

+ Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời đại cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài.

+ Gia cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương Tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông.

+ Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông và Asoka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.

– Hình thức nhà nước:

+ Ở phương Tây, một đặc trưng phổ biến và bao trùm của Nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối – thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha…

+ Ở phương Đông: Hình thức kết cấu của Nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan.

– Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước:

+ Bộ máy Nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, vua hay hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần sân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức hai cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho Nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc.

+ Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng.

– Bản chất và chức năng Nhà nước:

Cũng như thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một. Tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của Nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa – nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.

19 tháng 10 2017

Đáp án: A

26 tháng 2 2016

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng. Người khởi xướng nho học là Khổng Tử. Từ thời Hán, Nho giáo đã trở thành công cụ thống trị về mặt tinh thần với quan niệm về vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, nhưng về sau Nho Giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường. Ở thời Đường, nhà vua đã cử các nhà sư sang Ấn Độ lấy kinh phật như cuộc hành trình đầy gian nan vất vả của nhà sư Đường Huyền Trang

15 tháng 1 2019

* Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc:

   - Những tiến bộ trong sản xuất: Cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc, cư dân Trung Hoa cổ đại bắt đầu chế tạo công cụ bằng sắt làm cho diện tích trồng trọt được mở rộng. Kỹ thuật sản xuất được cải tiến. Các công trình thủy lợi và giao thông có quy mô lớn cũng được xây dựng.

   - Những biến đổi trong đời sống xã hội:

      + Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Từ đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có nhiều ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.

      + Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân cũng bị phân hóa:

         • Nông dân giàu có trở thành địa chủ.

         • Nông dân giữ lại được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh.

         • Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.

   - Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.

* Chế độ phong kiến thời Tần – Hán

Sự hình thành nhà Tần và nhà Hán:

   - Nhà Tần: Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. giữa Các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau. Trong đó Tần là nước mạnh hơn cả đã thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN.

   - Nhà HÁn: Nhà Tần trị vì Trung Quốc được 15 năm thì nhà Hán lên thay, Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố chính quyền, mở rộng hình thức tiến cử các con em gia đình địa chủ.

9 tháng 11 2018

Lúc đầu xã hội ổn định sau đó hưng thịnh đến cuối triều xã hội thối nát,nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra,triều đại mới được hình thành (quy luật này lặp đi lặp lại nhiều lần)

22 tháng 12 2020

Mọi người giúp em với ạ, em đang cần gấp huhu:((

23 tháng 12 2020
Nội dung so sánhPhương ĐôngPhương Tây
Thời gian hình thànhTừ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X, từ rất sớm.Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn.
Thời kì phát triểnTừ thế kỉ X đến XV, phát triển khá chậm.Từ thế kỉ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh.
Thời kì khủng hoảngTừ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
Cơ sở kinh tếNông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
Giai cấp cơ bảnĐịa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
Thể chế chính trịQuân chủQuân chủ
26 tháng 2 2016

- Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với những tác giả tiêu biểu : Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị. Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh - Thanh với các bộ tiểu thuyết nổi tiếng như Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung , Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Các tiểu thuyết này đều dựa vào các sự kiện có thật và hư cấu thêm "7 thực, 3 hư". Nó phản ánh phần nào đời sống của nhân dân Trung Quốc và các mối quan hệ xã hội thời phong kiến.

- Người Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực hàng hải như bánh lái, la bàn, thuyền buồm nhiều lớp. Nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện kim, khai thác khí đốt cũng được người Trung Quốc biết đến khá sớm.