Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Gió Tín Phong: Thổi khoảng vĩ độ 30 độ B, N về Xích đạo( 0 độ)
- Hướng gió nửa cầu Bắc: ĐB
nửa cầu Nam: ĐN
* Gió Tây Ôn Đới: Thổi khoảng vĩ độ 30 độ B, N về vĩ độ 60 độ B, N.
- Hướng gió nửa cầu Bắc: TN
nửa cầu Nam: TB
* Gió Đông Cực: Thổi khoảng vĩ độ 90 độ B, N về vĩ độ 60 độ B, N
TK mk nha !!
Là do hiệu ứng criolis đó bạn
Cô địa lý nhà mình bảo thế, vì thế nên gió và vật không bao giờ chuyển động thẳng khi ở cả 2 bán cầu
Trái Đất quay quanh trục của mình, vì thế mà các vật chuyển động trên Trái Đất đều chịu hiệu ứng Coriolis.
Ở phía bắc bán cầu, các vật chuyển động có xu hướng vòng sang phải, còn ở nam bán cầu thì vòng trái (nhìn theo chiều chuyển động của vật). Đối với các vật chuyển động dọc theo đường vĩ tuyến (ở Bắc cũng như Nam Bán Cầu) thì hiệu ứng Coriolis không làm lệch hướng chuyển động mà chỉ làm cho vật nặng hơn lên (khi chuyển động về phương Tây), hoặc nhẹ bớt đi (khi chuyển động về phương Đông). Còn đối với các vật rơi tự do thì chúng đều có điểm rơi lệch về phía Đông so với điểm rọi thẳng đứng của nó (bỏ qua ảnh hưởng của gió).
Hiệu ứng Coriolis đối với các dòng gió thổi trên bề mặt Trái Đất, mô phỏng cho trường hợp lý tưởng là các dòng gió không ma sát với nhau.
Hiệu ứng này khó cảm nhận được, do chuyển động quay của Trái Đất rất chậm. Nó chỉ xuất hiện trong các quá trình kéo dài, hoặc tác động vào những vật chuyển động nhanh, hay các vật "tự do" tức là tổng các lực tác động lên nó là nhỏ cỡ độ lớn của lực Coriolis. Sau đây là ví dụ về ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis:
Trên Bắc Bán Cầu gió thổi có xu hướng vòng phải, còn ở Nam Bán Cầu thì vòng trái
- Hoa thường nằm ở phần ngọn cây, giúp nhận được nhiều gió, tác động mạnh hơn.
- Bao hoa thường tiêu giảm để hạt phấn có thể dễ phát tán và có thể thu nhận được.
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng giúp hạt phấn thoát ra được một cách dễ dàng.
- Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ giúp gió có thể thổi đi xa, lan rộng.
- Đầu nhụy thường có lông dính giúp giữ hạt phấn lại => thu nhận hạt phấn.
Đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa:
1. Về khí hâu
- Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió
+) Nhiệt độ TB > 20 độ C
+) Biên độ nhiệt TB khoảng 8 độ C
+) Lượng mưa trên 1000mm
- Thời tiết diễn biến thất thường
2. Các đặc điểm khác của môi trường
- Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa, theo không gian
- Có nhiều thảm thực vật khác nhau
- Là khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực ( đặc biệt là cây lúa nước ) và cây công nghiệp
- Là nơi tập trung đông dân trên thế giới
chịu tác động của 2 loại gió chính :gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam
Câu 1 :
A) *Giống nhau: +Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng, khí tượng (nắng, mưa,...). *Khác nhau: +Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượngnhư gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (ví dụthời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh)
B) khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ. Tùy theo tình trạng của ko khí(co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp.
Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái đất, gió bao gồm một khối lớn không khí chuyển động.
1. Gió Tây ôn đới:
- Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đối vĩ độ *
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng tây là chủ yếu.
- Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều
2. Gió mậu dịch:
- Phạm vi hoạt động: Thổi từ áp cao cận chí tuyến về khu vực áp thấp Xđạo.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng : Đông Bắc (Bán cầu bắc) Đông Nam (Bán cầu nam).
- Tính chất của gió: Khô, ít mưa .
3. Gió Mùa:
- Là loại gió thổi 2 mùa ngược hướng nhau với tính chất khác nhau.
- Loại gió này không có tính vành đai.
- Thường có ở đới nóng ( Ấn Độ, ĐNA…) và phía Đông các lục địa thuộc vĩ độ trung bình như Đông Á , Đông nam Hoa Kỳ…
- Có 2 loại gió mùa:
+ Gió mùa hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt và khí áp giữa 2 bán cầu( vùng nhiệt đới).
4. Gió địa phương:
a. Gió đất, gió biển:
- Hình thành ở vùng bờ biển.
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Ban ngay, gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm thì ngược lại.
b. Gió Phơn:
- Là loại gió biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.
- Đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới:
+ Nhiệt đới: nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20"C) và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
+ Ôn đới: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường; lượng nhiệt trung bình; các mùa thể hiện rất rõ trong năm; gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tây ôn đới; lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm.
+ Hàn đới: có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy mặt trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10"c, thậm chí xuống đến -50°C; mùa hạ thật sự chỉ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít vượt quá 10nc. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ).
từ vĩ tuyến 60\(^o\)B trở vào.
ai nhanh tớ kick