K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2016
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;
+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.
+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.
- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.
- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.
* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.
 
26 tháng 12 2021

Tk:

 

 Nóng và khô bậc nhất thế giới - Nhiệt độ trung bình năm > 20 độ C - Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về hai chí tuyến - Hình thành nhiều hoang mạc => Châu Phi có khí hậu đó vì nằm trên đường xích đạo, và thuộc môi trường nhiệt đới, có dòng biển lạnh chảy qua nên nóng và khô, có nhiều hoang mạc  

Tham khảo
 

– Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.

– Vì:

+ nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C

+ lượng mưa tương đối ít địa

– hình thành nhiều hoang mạc ( hoang mạc Sahara là cái hoang mạc lớn nhất thế giới)

– Châu Phi có các môi trường tự nhiên: Xích đạo ẩm, nhiệt đới, hoang mạc và môi trường địa trung hải.

– Sự phân bố của các môi trường tự nhiên:

+ Môi trường xích đạo ẩm: Gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê. + Hai môi trường nhiệt đới: Nằm ở phía bắc và nam Xích đạo.

+ Hai môi trường hoang mạc: Gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.

+ Hai môi trường địa trung hải: Gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực Nam châu Phi.

– Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. Nguyên nhân: Do các đới khí hậu đối xứng qua xích đạo. Từ xích đạo về mỗi phía bắc và nam châu Phi đều có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới,…

12 tháng 11 2021

Khí hậu cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao.

 

Tính khắc nghiệt của khí hậu còn thể hiện ở nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè.

12 tháng 11 2021

tks b

<3

9 tháng 12 2016

-Vị trí: dọc theo hai đường chí tuyến và giữa đại lục Á - Âu

-Khí hậu:nóng, khô cằn quanh năm, biên độ nhiệt ngày và đêm rất lớn

-Thực vật:có thân mọng nước, rễ sâu, lá tiêu giảm hoặc sống trong các ốc đảo

-Động vật:tích trữ đc nước và thức ăn, hay hoạt động vào ban đêm dể tránh nóng hoặc vùi mình dưới cát

-Nguyên nhân:do con người phá rừng bừa bãi để cát xâm lấn, biến động toàn cầu ( vì ko bít cụ thể là nguyên nhân gì nên tớ nêu nguyên nhân hoang mạc mở rộng mà tớ đc học mỗi cái này nên nếu ko phải thì cậu thông cảm nha)

-Biện pháp:trồng rừng chống xâm lấn của cát

Nếu thấy đúng thì tick cho tớ nha

 

 

10 tháng 12 2016

– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…

Câu 1 nêu vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường đới ôn hòa ? đặc điểm khí hậu của môi trường ôn đới hải dương , ôn đới lục địa và địa trung hải? Câu 2 để sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn có giá trị cao nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì ?Câu 3 nêu đặc điểm đô thị hóa ở đới ôn hòa ? những vấn đề nảy sinh và hướng...
Đọc tiếp

Câu 1 nêu vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường đới ôn hòa ? đặc điểm khí hậu của môi trường ôn đới hải dương , ôn đới lục địa và địa trung hải?

Câu 2 để sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn có giá trị cao nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì ?

Câu 3 nêu đặc điểm đô thị hóa ở đới ôn hòa ? những vấn đề nảy sinh và hướng giải quyết ?

Câu 4 nêu thực trạng, nguyên nhân,hậu quả,biện pháp của ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hòa ?

Câu 5 nêu vị trí đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc ? trình bày các hoạt động kinh tế và nêu nguyên nhân biện pháp hoang mạc ngày càng mở rộng ?

Câu 6 nêu vị trí đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh ? tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất ?

Câu 7 trình bày đặc điểm khí hậu , thực vật của môi trường vùng núi ? nêu sự khác biệt về cư trú của con người ,ở 1 số khu vực trên thế giới ?

13
27 tháng 11 2016

Câu 1: Đặc điểm khí hậu

-Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.

Thời tiết có nhiều biến động thất thường do:
Vị trí trung gian giữa hải dương (khối khí ẩm) và lục địa (khối khí khô lạnh)
Vị trí trung gian giữa đới nóng (khối khí chí tuyến nóng khô) và đới lạnh (khối khí cực lục địa).

 

 

27 tháng 11 2016

Câu 2:

- Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo:

+ Hộ gia đình

+ Trang trại

- Sử dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp, vận dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

- Tổ chức sản xuất theo quy mô lớn kiểu công nghiệp

- Chuyên môn hóa sản xuất cao, vận dụng nhiều khoa học kĩ thuật: tưới tiêu, nhà kính, tuyển chọn giống cây trồng,.. thích nghi với thời tiết, khí hậu.

Câu 3:
- Đặc điểm đô thị hóa:
+ Đô thị hóa ở mức độ cao

+ Hơn 75% số dân thành thị

+ Các đô thị phát triển có quy hoạch ( nhà ở, hệ thống đường giao thông, các công trình kiến trúc được sắp xếp một cách hợp lí, khoa học )

+ Lối sống thành thị đã trở nên phổ biến.

- Các vấn đề nảy sinh:
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường

+ Ùn tắc giao thông

+ Thiếu việc làm, nhà ở, nước sạch

+ Diện tích đất canh tác bị thu hẹp

- Biện pháp:

+ Quy hoạch lại các đô thị theo hướng phi tập trung

+ Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh

+ Chuyển các hoạt động công nghiệp về vùng nông thôn

15 tháng 11 2016

1. Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, mùa hạ rất ngắn và ít khi nóng đến 10 độ C. Nhiệt độ luôn dưới -10 độ C, thậm chí xuống đến - 50 độ C. Lượng mưa TB năm rất thấp và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan 1 lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.

2. Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường do chịu ảnh hưởng từ các đợt khí nóng ở chí tuyến, các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới, gió tây ôn đới và các khối khí từ đại dương.

3. Đặc điểm nổi bật về khí hậu ở các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa chưa rơi xuống đất đã bốc hơi hết. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm, ban ngày nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C nhưng đêm lại có khi hạ xuống dưới 0 độ C.

Nguyên nhân hình thành hoang mạc:

- Do cát lấn

- Do biến đổi khí hậu

- Do con người đã khai thác rừng và chăn thả gia súc

chúc bạn học tốt.

23 tháng 4 2016

Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé! 

Câu 1 : 

Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá rất đa dạng:

- Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới càng nhỏ, lượng bức xạ mặt trời càng ít…)

- Tuy nhiên, khi đi từ Bắc xuống Nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa, hay bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương và chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng hay dòng biển lạnh. Đặc biệt có sự khác biệt khí hậu giữa vùng lãnh thổ phía đông và phía tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kỳ. Sự phân hoá này là do sự chi phối của quy luật phi địa đới.

- Ngoài ra, khí hậu của Bắc Mỹ cũng bị quy luật đai cao, điều này thể hiện rõ nhất trên dãi Cooc-đi-e.

+ Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuỳ thuộc vào vị trí.

+ Lên cao thời tiết lạnh dần, nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cữu.

23 tháng 4 2016

Câu 2 : 

Những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực : 

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

-Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3

- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .

Nguyên nhân và hậu quả của việc tan băng ngày càng nhiều ở châu Nam Cực : 

Hiện nay lượng COthải vào bầu không khí ngày càng nhiều kết hợp với hơi nước vô hình chung giống như lớp kính ngăn cẳn không cho tia bức xạ đó thoát ra ngoài vũ trụ và được giữ lại cuối cùng làm Trái Đất nóng lên. Và làm cho băng hai chỏm cực tan ra.

Chúc bạn học tốt!

 

19 tháng 12 2016

Câu 2 Địa hình tương đối đơn giản,có thể coi toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên lớn.Đồng bằng thấp tập trung ở ven biển ,ít núi.

 

Là châu lục khô và nóng bậc nhất thế giới là do:
* Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ:
- Châu Phi là 1 châu lục nằm cân đối so với đường xích đạo và trải dài 2 bên bán cầu.
- Nằm ở vĩ độ thấp ( 75% lục địa nằm giữa 2 đường chí tuyến). Hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn ( khoảng 100- 120 Kcal/cm2), cân bằng bức xạ luôn dương, thay đổi từ 60- 70 Kcal/cm2/năm.
- Tọa độ địa lí: Cực Bắc là mũi Blang ( 37030’), Cực Nam là mũi Kim ( 34030’)
→ Nằm trong đới nóng.
- Hình dạng và kích thước lục địa ảnh hưởng đến tính chất khí hậu vùng
+ Là 1 châu lục rộng lớn, dạng hình khối, địa hình ven bờ cao → ảnh hưởng của biển khó xâm nhập được vào nội địa.
S: 30,3 triệu km2 ( lục địa: 29,2 triệu km2)
20% diện tích lãnh thổ nằm sâu trong nội địa cách bờ biển gần nhất là 1000-2000km
+ Là lục địa được coi là 1 bán bình nguyên khổng lồ: độ cao tb là 750m
+ Có các dãy núi và cao nguyên chắn ngang làm cho ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong đất liền
* Các dòng biển
Có các dòng biển lạnh ven bờ mang cho vùng thời tiết mát lạnh, khô và không có mưa: dòng biển lạnh Benghela, Xomali vào tháng 7 và Canari
* Hoàn lưu khí quyển
- Vào mùa đông ( Tháng 1):
+ Mặt trời chuyển động biểu kiến xuống nửa cầu Nam, Bắc Phi bị hóa lạnh mạnh mẽ. Vùng Trung Phi thuộc đới xích đạo là vùng nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình là 20-250C, ở Nam Phi là trên 20 0C.
+ Nằm trong đới gió mậu dịch đông bắc từ biển thổi vào mang hơi lạnh và khô vào đất liền. Ven vịnh Ghine ảnh hưởng của gió Tây Nam thổi từ biển vào làm cho thời tiết nóng. Phía Nam từ xích đạo đến vĩ tuyến 17-180N có gió mùa đông bắc từ xích đạo thổi đến cũng gây cho thời tiết nóng.
- Về mùa hạ ( tháng 7)
+Bắc phi được sửa nóng mạnh mẽ ( vùng trung tâm và tây bắc phi), hình thành 1 áp thấp Bắc Phi phối hợp với áp thập xích đạo và áp thấp Nam Á ( Iran) tạo thành vùng áp thấp rộng lớn bao phủ phần Bắc và Trung Phi.