Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi cảm thấy như mình đang nghe lời đồng dao dịu dàng vang lên, những giai điệu của quê hương nằm trong từng câu chữ. Từ câu đầu tiên "Công cha như núi Thái Sơn", tôi thấy sự vững chắc, mạnh mẽ và đáng tin cậy của cha. Cha như núi Thái Sơn đại diện cho sự bền vững và lòng hi sinh vô điều kiện mà cha dành cho gia đình. Tôi không thể không cảm phục sự đồng lòng và sức mạnh cùng nhau trong gia đình. Từ câu thứ hai "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", tôi cảm nhận được sự ôn hoà, mềm mại và không điều kiện từ mẹ. Mẹ là nguồn nước tươi ngon, mang lại sự sống và làm mát lòng người. Tôi biết ơn mẹ vì tình yêu và hy sinh vô điều kiện mà mẹ dành cho con. Cảm giác ấm áp và yêu thương tiếp tục được thể hiện trong câu tiếp theo "Một lòng thờ mẹ kính cha". Tôi hiểu rằng bằng cách tôn trọng và yêu thương cha mẹ, tôi trở thành một người con hiếu thảo và làm tròn đạo con. Câu thơ này nhắc nhở tôi về trách nhiệm của một người con, để tôn trọng và quan tâm đến cha mẹ không chỉ là nghĩa vụ mà là một phần cuộc sống của chúng ta. Từng câu chữ trong bài ca dao này như một tràng hoa thắm tươi mát, nó gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn đối với cha mẹ. Bài thơ này đã truyền tải một thông điệp quan trọng về gia đình và giá trị hiếu thảo.
Bài ca dao ấy là lời nhắn nhủ tới những người làm con về công lao trời biển của cha mẹ. Tình cha, nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trừu tượng, chỉ có thể cảm nhận được chứ không thể nhìn thấy hay sờ nắn được. Vì vậy, để người đọc có thể dễ hiểu và tưởng tượng hơn, tác giả dân gian đã so sánh công cha, nghĩa mẹ với các sự vật cụ thể. Đó là núi, là biển - hai sự vật mang tính biểu tượng cho sự to lớn, vĩ đại, vững chãi và bất tận của tình yêu cha mẹ. Cha mẹ lúc nào cũng yêu thương, che chở, bảo vệ cho con của mình. Họ là ngọn núi lớn, là biển rộng mênh mông, không gì có thể vượt qua họ để tổn hại đến đứa con bé bỏng phía sau. Sự vĩ đại của cha và mẹ được khắc họa trong bài thơ ấy, chính là lời nhắn nhủ đến chúng ta, phải sống sao cho xứng đáng với những tình cảm, hi sinh mà cha mẹ dành cho mình. Bài học về đạo làm con ấy, em mãi luôn mang theo trong long mình.
Ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm. - Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa: + Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … ... Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới.
"Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”
Câu thơ cho ta thấy người cha vô cùng hạnh phúc khi tìm lại được bản thân của ngày nào qua hình ảnh con với bao khao khát, bao hoài bão và ước mơ. Những khát vọng của con bây giờ cũng là khát vọng của cha. Lòng cha vui mừng, tràn ngập niềm tin, hi vọng. Hi vọng con sẽ mang theo cánh buồm với những ước mơ vươn xa, vươn cao.
Tình cảm cha dành cho con có những biểu hiện rất riêng. Nếu tình yêu của mẹ dành cho con chủ yếu thể hiện ở sự chăm sóc tỉ mỉ trong cuộc sống hằng ngày thì tình cảm của cha dành cho con thể hiện ở sự truyền thụ tri thức; nuôi dưỡng ý chí, khát vọng, phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực; bản lĩnh sống mạnh mẽ, kiên cường.
Bài ca dao trên là lời ca ngợi của đứa con dành cho công ơn dưỡng dục trời bể của người cha. Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh "Cha" với "những hạt mưa rào" cho con uống mát biết bao lần để gây ấn tượng với người đọc. Dù có bao khó khăn vất vả đi chăng nữa thì người cha vẫn là người mang đến những điều tốt đẹp nhất cho đứa con của mình. Chính công ơn dưỡng dục ấy đã nuôi lớn đứa con bé bỏng ngày nào lớn khôn trưởng thành. Và người con ấy vẫn ghi như tạc lòng câu nói "Công cha như núi Thái Sơn trong lòng". Một lần nữa ta lại bắt gặp một hình ảnh so sánh độc đáo "công cha" - núi Thái Sơn đẻ tôn vinh công ơn sinh thành và dưỡng dục vĩ đại của người cha ấy. Qua đó, bài ca dao là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy trân trọng thời gian còn cha ở bên cạnh. Cố gắng hoàn thành chữ "hiếu" trọn vẹn, đừng khiến mẹ cha phải phiền lòng vì bản thân.
?