Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.
Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ nay càng rực rỡ hơn.
Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăng quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh bỗng dừng hết tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường.
Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vì thế, mọi người đều hát quốc ca bằng tất cả tình yêu dành cho quê hương, đất nước, trong lòng dâng lên một niềm tự hào khi là những người con của một dân tộc anh hùng. Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiên nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.
Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh
đùa tí thôi bài nè ( nhưng vẫn ghét chào cờ )
Những tia nắng dịu mát của buổi bình minh như theo em vào đến trường. Hôm nay là ngày thứ hai, mới sáng sớm mà học sinh tụ tập đầy cả sân trường để chuẩn bị làm lễ chào cờ. Lúc này sân trường nhộn nhịp hẳn lên.
Tiếng cười nói râm ran. Trước dãy lớp gần nơi làm lễ, các bạn trực nhật đang sắp xếp lại các dãy bàn ghế thầy cô đến ngồi dự lễ. Giữa sân là một cột cờ thẳng cao khoảng mười thước được sơn trắng. So với những ngày trong tuần, hôm nay sân trường trở nên sạch sẽ hơn, có lẽ bác bảo vệ đã chuẩn bị quét từ sáng sớm.
Bỗng một hồi trống vang lên. Không ai bảo tất cả học sinh đều chạy ngay đến cho lớp mình để xep hàng ngay ngắn. Bạn lớp trưởng đứng ra chỉ huy. Sân trường bớt đi phần ồn ào và dường như rộng hẳn ra. Hàng ngũ thang tắp trông chẳng khác nào một doanh trại đang tập hợp binh lính thật nghiêm túc và trật tự. Các lớp trưởng đến báo cáo về sĩ số của lớp mình. Trong lúc này, thầy cô lần lượt đến ngồi vào các dãy ghế. Hôm nay thầy cô nào cũng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên sau một ngày chủ nhật nghỉ ngơi thoải mái. Các tà áo dài đủ màu sắc thật thướt tha của các cô như tô điểm thêm cho buổi lễ sinh động hơn, đẹp mắt hơn. Rồi một tiếng hô: "Nghiêm" thật to của bạn chỉ huy liên đội khiến tất cả trở nên im lặng. Tất cả hướng về phía cột cờ. Buổi lễ chào cờ bắt đầu. Lá Quốc kì được kéo lên bay phần phật trong gió. Tìểng hát của bài quốc ca trầm hùng bay cao bay xa khiến em tưởng như tiếng bước chân dồn dập của đoàn quân ta ngày nào thật oai hừng tiến ra mặt trận. Trên đỉnh cột cờ lá Quốc kì đang lượn mình theo gió, dưới sân trường bài Quốc ca hùng tráng đang hòa vào không gian. Tất cả học sinh hát thật to, hát say sưa bằng tất cả trái tim, tất cả tấm lòng theo lời ca tiếng hát ấy. Dường như trong lời ca tiếng hát ấy em hình dung được nỗi nhọc nhằn gian lao cùng như những hi sinh mất mát của các anh chiến sĩ đã ngã xuống tô thắm cho màu cờ thêm đỏ. Chiến tích của các anh hùng liệt sĩ đã quyện trong lời ca thắm vào lá Quốc kì.
Bài Quốc ca chấm dứt, thầy hiệu trưởng có vài lời nhận xét và nhắc nhở học sinh. Trong bầu không khí thật yên tĩnh, tiếng thầy vang lên nghe thật rõ và ấm áp làm sao ấy. Lời thầy dặn dò như một người cha ân cần giáo đục con cái. Chúng em như uống từng lời giáo huấn ấy, lòng dặn lòng cố thực hiện thật tốt những điều thầy đã phổ biến. Một cơn gió thoảng qua, những chiếc lá me, lá phượng li ti bay bay rơi nhẹ trên tóc của học sinh đang ngồi dưới sân. Đây đó trên cành vài con chim đùa giỡn hót líu lo. Dường như chúng muốn chia sẻ niềm vui với chúng em được thầy hiệu trưởng khen lớp có kỉ luật tốt và học tốt nhất trong tuần vừa qua.
Buổi chào cờ đã xong. Học sinh tuần tự vào lớp học tiết đầu tiên. Những ánh mắt nụ cười của bạn bè lớp em trao nhau như ngầm nhắc nhở phải cố gắng hơn nữa để giữ mãi danh hiệu thi đua cho lớp. Em cũng thầm hứa với mình là phải làm như vậy đó.
Đối với em , điều hạnh phúc nhất của con người chính là có thể giúp đỡ , san sẻ cho nhau , nối vòng tay lớn . Trong trường em đã có nhiều phong trào thể hiện đúng tinh thần "lá lành đùm lá rách" , tiêu biểu trong đó là phong trào đóng góp ủng hộ người dân lũ lụt . Khi phong trào được phát động , bản thân em cảm thấy rất vui khi có thể giúp đỡ cho đồng bào miền Trung . Vì mấy ngày vừa qua , cơn bão lũ ở miền Trung đã đi qua nhưng để lại nhiều thiệt hại nặng nề . Nhưng có một số bạn đã không hiểu rõ ý nghĩa của phong trào dẫn đến việc không muốn đóng góp , than vãn đủ đường . Tuy nhiên , đa số mọi người đều hiểu rõ và có tấm lòng nhân ái ủng hộ tích cực . Phong trào ấy quả thật rất ý nghĩa , nhân đạo vác tốt đẹp . Vì vậy , em mong muốn rằng ơn địa phương sẽ tổ chức thêm nhiêu phong trào tốt đẹp như thế để giúp đỡ người khác . Chúng ta là những học sinh , có điều kiện và được sống sung sướng nên đang rộng vòng tay để giúp đỡ , hỗ trợ cho những người kém may mắn và bất hạnh hơn . Từng cái áo trắng , cái quần dù mới hay cũ , một phần tiền ăn vặt đều là những món quà đẹp đẽ về tinh thần lẫn vật chất .
Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7 giờ 30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài " Lời thầy cô " . Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lắng nghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to:”Chơi nữa đi! Chơi nữa đi!”
Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình Và nhân ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ luôn vui vẻ , hạnh phúc bên gia đình , thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống !
^^
Học tốt nha !
Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.
Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam".
Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.
Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.
Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.
Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 8B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 6B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"
Tốp ca lớp 6E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…
Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 6 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 6A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.
Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.
Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.
Read more: http://taplamvan.edu.vn/ke-lai-mot-buoi-dien-van-nghe-cua-hoc-sinh-truong-em-chao-mung-ngay-nha-giao-viet-nam-20-11/#ixzz4ybchV0cI
Em tham khảo nhé !
Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.
Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã.
Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi.
Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay.
Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.
Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.
Thời gian trôi đi nhanh quá, cứ âm thầm và lặng lẽ mà thấm thoát đã bốn năm tôi ngồi dưới mái trường này. Thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ làm cho tôi cảm nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất từ mái trường THCS Ngô Sĩ Liên. Mới ngày nào, tôi còn là cô học trò mới bước vào ngôi trường với nỗi lo lắng, bỡ ngỡ thì giờ đây tôi đã là một học sinh lớp 9 và sắp phải xa mái trường thân yêu-ngôi nhà thứ hai của mình. Trong tôi lúc này đây thật nhiều cảm xúc đang đan xen lẫn lộn, vui có, buồn có, lo lắng có,… nhưng đặc biệt nhất vẫn là lo sợ. Tôi sợ vì phải xa thầy cô,xa mái trường, xa những đứa bạn ngày nào cùng tôi đùa nghịch và chọc ghẹo nhau,… và sợ cả khi phải tự mình bước chân vào một cánh cổng trường mới-cánh cổng trường THPT, điều đó khiến có đôi lúc tôi muốn lùi bước. Nhưng nghĩ về tương lai phía trước, nghĩ về kì vọng và sự trông mong của thầy cô, nghĩ về niềm tin tưởng mà bạn bè gửi gắm cho tôi, tôi lại muốn đứng dậy để bước tiếp trên đường đua của mình. Và những lúc này, tôi thầm cảm ơn cuộc sống này đã đưa tôi đến mái trường này để tôi được học tập, được yêu thương, được bao bọc dưới tình thương của những người thầy cô đáng quý, những người bạn mà tôi chẳng thể tìm được ở đâu,… Ngôi tường của tôi tự hào mang tên nhà sử học nổi tiếng của quê hương Chương Mỹ-Ngô Sĩ Liên. Trường được thành lâp từ năm 1984, với 30 năm xây dựng và phát triển để cùng hòa nhập với giáo dục Thủ đô, không phải một thời gian quá dài nhưng cũng đủ để trường tôi xây dựng nên một bề dày thành tích đáng tự hào. Nhớ ngày nào, những ngày đầu của tháng 8, tiết trời
Sau hơn nửa đời phiêu bạt, nay được trở về dưới mái trường xưa, với tôi, ký ức đẹp nhất, thân thương nhất vẫn là những tháng ngày được ngồi học dưới mái trường phổ thông cấp 3 Kim Anh (nay là trường Trung học phổ thông Kim Anh) thân yêu này.
Tôi là cựu học sinh lớp D khóa 9 niên khóa 1972-1975 do thầy Dũng – cô Mỹ làm chủ nhiệm, sau sáp nhập vào lớp C do thầy No – cô Cúc làm chủ nhiệm (do học kỳ 1 lớp 10 có 4 đợt tuyển quân vào chiến trường đánh Mỹ).
Nhớ mới ngày nào thầy trò còn đào giao thông hào, hầm trú ẩn tránh bom đạn tại thôn Gia Trung khi trường sơ tán và những ngày thầy trò góp sức xây mới và cải tạo trường cũ tại thôn Thạch Lỗi sau khi Hiệp định Pari được ký kết, giờ đây trong ký ức của tôi vẫn đầy ắp những khuôn mặt thầy cô rất trang nghiêm nhưng tận tuỵ và nhân hậu, vẫn còn đây những trò tinh nghịch của bạn bè trong giờ ra chơi và giờ tan học …
50 năm là quãng thời gian không dài so với lịch sử phát triển của dân tộc, nhưng cũng là dài so với cuộc đời mỗi người. 50 năm qua đánh dấu quá trình hình thành, phát triển vượt bậc của trường cấp 3 Kim Anh. Hôm nay, trở lại trường, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay, lớn mạnh của nhà trường. Cơ ngơi khang trang, tiện nghi học tập và giảng dạy tiên tiến, hiện đại; chất lượng giáo dục, đào tạo được khẳng định; tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng cao, có nhiều em đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và thành phố.
Uống nước nhớ nguồn, 50 năm qua vinh dự là học sinh trường cấp 3 Kim Anh, tôi vô cùng tự hào về truyền thống vẻ vang của trường. Từ mái trường thân yêu này, hàng chục nghìn học sinh đã lên đường tới mọi miền Tổ quốc hoặc ra nước ngoài học tập, lao động. Hàng trăm học sinh của nhà trường đã từng gác bút nghiên lên đường nhập ngũ, có nhiều người đã ra đi không trở về và nhiều người bỏ lại một phần máu thịt ngoài mặt trận để tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc. Gương hy sinh của các anh hùng liệt sĩ luôn luôn là tấm gương soi sáng để chúng tôi noi theo suốt cuộc đời. Từ mái trường này, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành, đảm nhiệm nhiều trọng trách trong xã hội, nhưng dù ở đâu, ở cương vị nào, chúng tôi vẫn mãi mãi là học trò của trường cấp 3 Kim Anh.
Tôi cũng như bao bạn bè luôn trân trọng, biết ơn công dạy bảo của thầy cô. Sự thành công của chúng em hôm nay là nhờ thầy cô dạy dỗ, vun đắp và trang bị cho chúng em hành trang để vào đời, đó chính là: tình yêu quê hương, đất nước, là tình cảm trong sáng thời cắp sách tới trường, là lý tưởng sống, nhiệt huyết, lập trường kiên định để tự tin, vững bước trong mọi môi trường sống, kể cả khi ở trời tây hào nhoáng hay nhưng nơi chiến trường gian khổ, ác liệt một mất một còn với địch, trước mọi hiểm nguy hay cạm bẫy, cám dỗ trong bước đường công tác. Chúng em nguyện mãi mãi phát huy truyền thống vẻ vang của trường cấp 3 Kim Anh, phấn đấu không mệt mỏi, đóng góp hết sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mãi mãi xứng đáng là học trò của thầy, cô.
Xin chào mọi người! Giúp mình nhé!
Đề bài; Hãy nêu suy nghĩ, cảm nhận của em vể bạo hành trẻ em
Thanks
Bn tham khảo:
Bạo hành trẻ em hủy hoại cuộc đời của trẻ em. Những đứa trẻ mang trong mình nỗi đau về thể xác và tâm hồn sẽ không thể lớn lên tròn vẹn. Chúng bị ảnh hưởng đến nhân cách, tình cảm và sự phát triển của trẻ thơ. Chúng ít nhiều cũng sẽ bị nhiễm cái thói bạo hành ấy và khát khao sử dụng bạo lực như một sự trả thù. Điều ấy ta có thể thấy rõ nét trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu với hình tượng Phác với “con dao găm giấu trong cạp quần”. Nhiều đứa trẻ rơi vào trầm cảm, tự kỉ. Cũng có ít trường hợp chúng vượt qua nỗi đau để vươn lên mà sống tốt, thế nhưng trường hợp ấy thật sự là rất hiếm. Đa phần trẻ em sẽ biến chất và trở thành một người sa đọa khi lớn lên. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội khi mà trẻ em chính là tương lai của đất nước. Chúng lớn lên sa ngã vào tệ nạn và sẽ là một gánh nặng của đất nước. Bạo hành trong xã hội ảnh hưởng lớn đến tâm lí, nhận thức và cách ứng xử của con người, làm mối quan hệ giữa người và người trở nên xấu đi và đạo đức thì bị băng hoại. Nhiều người như vậy sẽ làm đất nước ta phải đối mặt với nhiều vấn nạn hơn và con đường phát triển sẽ chông gai hơn, xã hội thêm phần mất trật tự và truyền thống thương người sẽ bị nhiều người ngang nhiên chà đạp và phá hủy.
Để đẩy lùi vấn nạn bạo hành trẻ em, điều đầu tiên phải làm của mỗi người là nhận thức đúng đắn về quyền trẻ em, cần nghiêm khắc lên án những hành vi bạo hành trẻ em dù là ngoài xã hội, trong trường học hay trong gia đình. Qua đó tìm biện pháp ngăn chặn, lên tiếng bảo vệ trẻ em để đạo đức con người không bị băng hoại, mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội.
Mỗi chúng ta cũng là một nhân tố quan trọng trong công cuộc bảo vệ trẻ em, bảo vệ chính bản thân mình. Hãy cùng chung tay kêu gọi mọi người có lương tâm, có trách nhiệm hơn với trẻ em và cùng nhau đầy lùi vấn nạn bạo hành trẻ em ở khắp mọi nơi trên đất nước để trẻ em được hạnh phúc với cuộc sống chúng xứng đáng có, để tuyền thống thương người của dân tộc mãi mãi được phát huy.
~~Hok tốt~~
Giờ đây tôi đã là một cô học trò chững chạc, đã bước vào sân của ngôi trường THCS với nhiều điều mới mẻ. Nhưng, lm sao tôi có thể quên đc, những kí ức đẹp về mái trường tiểu học đầy ngây ngô thuở ấy. Đúng, trog đầu tôi thấp thoáng hiện về những hàng ghế đá xếp dọc theo hàng cây bàng to và rộng, mà ngày xưa chúng tôi hay ngồi trò chuyện tán gẫu với nhau, hay mấy chậu hoa lan trắng mà đích thân tôi trồng ở gần cửa sổ nhỏ. Tôi trông phía xa, có một hình ảnh hiện lên, đó là gương mặt của bạn bè, của thầy cô giáo cứ chốc chốc lại mỉm cười, hướng về tôi cùng ánh nhìn đầy niềm hy vọng. Tôi cảm giác như họ chờ đợi một điều gì đó ở cô học trò này, vì thế lúc nào tôi cũng tự nhủ mình phải cố gắng học tập để đền đáp công ơn của thầy cô giáo năm xưa và khiến cho bạn bè và cả bản thân tôi tự hào.
Từ đồng nghĩa: trông, nhìn.
Từ trái nghĩa: to, nhỏ.
Vậy là một năm học mới lại bắt đầu. Hình ảnh của mùa khai trường đầu tiên vẫn còn đọng lại cho em một cách sâu sắc với những tình cảm non nớt cũng những hình ảnh về buổi khai trường đầu tiên của cuộc đời mình. Để rồi ngày hôm nay, dù đã lớn nhưng em vẫn luôn thầm biết ơn thây cô đã cho em được cảm nhận ngày khai trường đẹp nhất và ý nghĩa nhất trong cuộc đời của người học sinh.
Buổi khai trường đầu tiên. Khi ấy, em vẫn chỉ là một cô bé sáu tuổi. trong trí nhớ non nớt, hình ảnh của nhà trường là một nơi cao lớn với những người thầy, người cô nghiêm khắc sẽ đi cùng mình t rong suốt những quãng đường của thời học sinh. Sáng sớm, mẹ đã cho em mặc bộ quần áo đồng phục thật đẹp và còn mới đã được các cô phát cho từ mấy ngày trước. đó là một chiếc áo trắng đi liền với váy màu tím than. Mái tóc ngang vai được mẹ tết thành hai bím tóc nho nhỏ, đung đưa ở hai bên tai. Mẹ bảo ngày đầu tiên đi học cũng là ngày quan trọng nhất đối với một người học sinh.
Do đó, em cũng cần phải cố gắng thật ngoan ngoãn và biết nghe lời của thầy cô. Đúng tám giờ sáng, chuông báo của nhà trường vang lên. Phụ huynh không được vào trong trường nữa, mọi người chỉ được đứng ở ngoài cánh cổng để nhìn thôi. Em cảm thấy tò mò về tất cả mọi thứ. Dù đã được đi ngắm trường trước đo nhưng đây vẫn là lần dầu tiên em đi một mình và không có bố mẹ đi cùng. Tò mò và xen lẫn chút sợ hãi là cảm xúc của em lúc bấy giờ. Cô giáo phụ trách sau khi hỏi tên của các bạn đã phân ra theo từng lớp. Cô giáo chủ nhiệm của em là cô Hoa. Trong trí nhớ của em thì hình ảnh của cô hiện lên một cách dịu dàng với tà áo dài trắng thướt tha cùng những bông hoa cúc nhỏ hiện trên tà áo. Mái tóc của cô buông dài với nụ cười như tỏa ra ánh nắng mùa thu. Cô dịu dàng nói chuyện chúng em làm cho tất cả như không còn sợ hãi nữa. Tiếng trống trường đã điểm, từng hàng học sinh nối nhau đi vào phía cổng trường theo từng khối lớp. Trên tay của mỗi người là những đóa hoa tươi lắm, trên môi của chúng em lại nở những nụ cười tươi tắn nhất. Nhìn mọi thứ thật lạ lẫm nhưng em biết rằng, chỉ một thời gian nữa thôi, nơi đây sẽ là nơi mà em sẽ gắn bó trong suốt những năm tới với những kiến thức mới mà các thầy cô truyền đạt.
Chín giờ sáng, thầy hiệu trưởng lên đọc diễn văn và những phát biểu về những điều kiện của nhà trường và những lời động viên an ủi của thấy dành cho các em học sinh trong từng khối học. Mỗi khối học lại có những lời nhắc nhở khác nhau và những ưu nhược điểm và những gì cần phát huy khác nhau. Tiếp theo đo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị đã tập luyện và biểu diễn. Đó là những bài hát về thầy cô và mái trường cùng những bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Những tình cảm đó được các thầy cô khen ngợi rất nhiều. Em cùng các bạn bắt đầu làm quan với nhau và cùng nhau tìm cách ghi nhớ những hình ảnh đẹp nhất, gần gũi nhất của ngồi trường tiểu học thân thương. Đọng lại trong em là hình ảnh của những bức tường vàng, thỉnh thoảng hiện lên những khoảng có rêu phong cổ kính. Những dãy hành lang san sát nhau, những phòng học có cánh cửa màu xanh đứng cạnh nhau. Bên ngoài là chiếc trống trường, là nơi mà bác bảo vệ sẽ đánh trống báo hiệu những giờ ra chơi hay và lớp.
Em rất yêu trường của em. Dù đã qua khá lâu nhưng những hình ảnh của ngôi trường vẫn luôn in đậm trong suy nghĩ của em về cả ngôi trường và thầy cô- những người đã luôn dìu dắt em để em khôn lớn thành người
Tham khảo
Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.
Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã.
Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi.
Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay.
Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.
Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.