Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thơ là niềm vui của các em bé vùng cao khi được đến trường. Trên chặng đường tới trường hôm nay, dù không còn sự đồng hành của mẹ nhưng ta vẫn cảm thấy niềm vui của nhân vật "em". Em vui khi được tới lớp, được gặp cô giáo và học hát. Đặc biệt thiên nhiên còn như đang che chở cho từng bước chân tới trường của em: hương rừng, nước suối thầm thì như đang động viên em. Cọ thì những những tán ô xanh to rộng tạo thành bóng mát che nắng cho em. Qua đoạn thơ trên ta được cảm nhận rõ nét vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng đồng thời là niềm vui của em nhỏ vùng cao khi mỗi ngày đều được đến trường.
Ngôi nhà thứ hai để ta sống một phần tuổi thơ là trường học. Thấu rõ điều ấy, nhà thơ Minh Chính đã sáng tác nên bài "Đi học" gắn liền thời gian học tập của chúng ta. Nói về việc học hành của "em", khi ngày đầu đến lớp thì được mẹ dắt tay nâng niu từng bước, còn hôm sau thì "em" tự đến lớp. Từ đó ta thấy được rằng trẻ em bao giờ cũng cần được yêu thương chăm sóc nhưng cũng cần có tinh thần tự lập cao vì mẹ em khi ấy còn bận "lên nương" làm việc. Và để miêu tả ngôi trường, tác giả dùng từ láy "be bé" cùng nghệ thuật nhân hóa "nằm lặng" làm cho câu thơ tăng nên giá trị hình ảnh và thể hiện rõ cảm xúc chân thật hồn nhiên của em học sinh. Ở đó, cô giáo dạy trẻ "em" hát hay cùng khi ấy tác giả lại đưa vẻ đẹp thiên nhiên vào câu thơ: hương rừng thơm, đồi thì vắng, nhân hóa "nước suối trong" bằng từ láy "thầm thì" và "cọ" bằng động từ "xòe ô" để che nắng cho mát đường bạn học sinh đi. Từ đây ta thấy rằng nhà thơ là người hiểu được sự quan trọng của việc học hành nên đã bày tỏ sự ưu ái của tất cả mọi người đều dành cho sự học, kể cả thiên nhiên cũng thế!. Khép lại, bài thơ là những bước chân đi học cùng cảm xúc của bạn học sinh, theo đó là tình cảm của tác giả dành cho tuổi đời học tập của "em".
✿TLam☕
Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì vềthế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi học?
1Cảm nhận về “thế giới kì diệu”
– “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường và việc học trong cuộc đời mỗi con người.
– Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống.
– Thế giới kì diệu đó là thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
– Đó là nơi chúng ta được trang bị những kĩ năng, những bài học làm người quý báu để vươn tới thành công.
=> Chỉ trường học mới mở ra cho chúng ta một thế giới diệu kì đến vậy!
2
Tính tự lập của bản thân:
– Trong những năm đi học, em đã thể hiện tính tự lập của bản thân bằng cách:
+ Chủ động tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhà trường, từ cuộc sống; có ý thức rèn luyện những phẩm chất tốt cho bản thân.
+ Chủ đông sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.
+ Tự lo cho bản thân những việc có thể làm được như: giặt quần áo, sắp xếp đồ dùng học tập…
+ Thời gian rảnh giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà: trông em, nấu cơm…
Các cụm danh từ là :
-Hạt gạo làng ta
-Sông Kinh Thầy
-Hương sen thơm
-Vị phù sa
- Hồ nước đầy
- Lời mẹ hát
Biện pháp điệp "có" kết hợp với liệt kê có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát.
Qua đó miêu tả hương vị của hạt gạo làng ta, có sự chắt chiu của hương vị đồng quê, của sự chăm chút từ con người.
-> Hạt gạo quý giá, thiêng liêng.
Thảo quả là đặc sản của núi rừng Tây Bắc, là một trong những dược liệu, hương liệu quý giá.Trong bài văn này, tác giả chỉ nói đến hương thơm hoa trái, sức sống và vẻ đẹp của thảo quả rừng Đản Khao, Lào Cai.Thảo quả khi đã vào mùa, thì ngọn gió tây “lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi...”. Lúc ấy, những thôn xóm Chin San được ướp trong hương thảo quả “ngọt lựng, thơm nồng”. Cả một không gian đất trời, núi rừng đều nồng nàn hương thảo quả: "Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm”. Một cách viết tài hoa. Câu văn rất ngắn. Như nhún nhảy, điệu đà. Chữ “thơm” được điệp lại nhiều lần.Hương thảo quả không chỉ ban phát cho thiên nhiên, cho gió, cho cây cỏ, cho đất trời mà còn là tặng phẩm cho những con người đã chịu thương chịu khó gieo trồng nên cây thảo quả: “Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn”.Khi thảo quả trên rừng Đản Khao “đã chín nục” thì hương vị nó đến mê say ngây ngất kì lạ đến như thế. Phải chăng tác giả đã từng sống nhiều năm nơi núi rừng Đản Khao nên mới viết thật hay, thật say sưa về hương trái thảo quả như vậy ! Khi thảo quả chín rừng xanh được đánh thức đỏ rực lên tuyệt đẹp: “Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng”. Hình ảnh ngọn lửa trong đoạn vẫn tả trái thảo quả chín rất hay và sáng tạo. Câu kết sáng bừng ngọn lửa ấy:“Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo qua như những đốm lửa hồng ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt”.Trong chúng ta đã mấy ai được ngắm nhìn rừng thảo quả trong mùa xuân, rừng thảo quả vào mùa ? Đọc bài văn, tả cảm thấy núi rừng Tây Bắc giàu đẹp mà thảo quả là một đặc sản quý. Ta càng hiểu hơn câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc” mà ông cha ta thường nhắc tới.
Ta có thể thấy được hương thơm của loại quả này được tác giả trân trọng. Bằng cách sử dụng điêu luyện biện pháp lặp từ, sự nhấn mạnh về câu chữ làm nổi bật. Chỉ trong một đoạn văn ngắn, từ “ thơm” được lặp rất nhiều lần, nhưng là các trạng thái khác nhau tùy vào trường hợp muốn nêu bật hương thơm thanh mát, như niềm vui của người đi rừng, ẩn vào cùng với hương thơm đất trời, gió còn tác động đưa mùi hương lan tỏa lan rộng để chúng thơm mãi với thời gian. Thảo quả còn được tả là một loại cây phát triển rất nhanh từ bắt đầu với sự sống là những mầm sống hạt, rất nhiều cụm từ về sự trôi chảy của thời gian được tác giả sử dụng cùng với sự trưởng thành tạo quả của cây. Sản phẩm của cây là một loại quả rừng rất quý. Điểm đặc biệt của cây thảo quả là chỉ phát triển bình thường và cho ra quả nếu được trồng dưới những tán cây lớn trong rừng nguyên sinh. Loại quả này có màu đỏ rất ấn tượng mọc san sát nhau và chín thành từng chùm đỏ chót dưới gốc nhìn rất đẹp như là màu nắng hay màu lửa. Cả rừng bỗng như ấm hơn khi bới gốc thu hoạch những nương thảo quả đến vụ. Quả xinh chúm chím được tác giả ví như những ngọn lửa đỏ hồng. Loại quả này ăn vừa ngon miệng, từ lâu lại được sử dụng như một loại vị thuốc chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giúp chữa nhiều bệnh và có giá trị, phong phú thêm nguồn dược liệu quý của Việt Nam. Có lẽ vì vậy, cây rừng tự nhiên trong những nương thảo quả luôn được người dân tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt từ đời này sang đời khác.
Qua đoạn thơ, em thấy được tình mẹ bao la, ấm áp, và là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. "Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng." dù có bao nhiêu gian khó, bàn tay mẹ vẫn là thứ quá đỗi dịu dàng, vỗ về an ủi và là vòng tay sẵn sàng rang rộng bất cứ lúc nào để chào đón ta, ru ta ngủ, ôm ta vào lòng. Dù "Mai sau bể cạn non mòn" dù qua bao nhiêu năm tháng, tình yêu của mẹ vẫn luôn ở đó, vẫn luôn bất diệt.
Đây là kết quả theo như mình nghĩ .