K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2023

- Yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai:

+ Nói:

  - Kể lại được câu chuyện mà mình muốn kể.
  - Biết cách ngắt ngừng, nhấn mạnh vào trọng tâm câu chuyện.
  - Câu chuyện nói phải được miêu tả rõ ràng mạch lạc, nêu ra được vấn đề thảo

+ Nghe:

   - Nắm được nội dung trình bày của người khác.Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.

- Các yêu cầu này có mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu đọc và viết:

+ Trong phần đọc, học sinh phải xác định được những yếu tố tự sự, miêu tả, thông tin,… ở các tác phẩm đọc của từng chủ đề. Đến phần nói, học sinh dựa vào những kĩ năng đó để trình bày bài nói.

+ Trong phần viết, thường trong một bài nếu viết về chủ đề gì thì phần nói sẽ trình bày lại nội dung ở phần viết.

30 tháng 11 2023

Kĩ năng

Nội dung

Nói

- Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích 

- Kể lại một trái nghiệm đáng nhớ

- Kể về một kỉ niệm của bản thân

- Trình bày ý kiến về một vấn đề

- Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

 

Nghe 

- Nắm được nội dung trình bày của người khác

- Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp

 

=> Học nói học nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về tháo độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề

7 tháng 12 2023

- Các thể loại của các văn bản ở phần đọc hiểu luôn liên quan đến phần viết:

Ví dụ: Ở Bài 1 học về các tác phẩm truyện – theo phương thức tự sự thì trong phần viết sẽ viết các văn bản tự sự (kể lại câu chuyện hay trải nghiệm nào đó).

- Cần phải đọc hiểu nội dung, nắm được đối tượng mà văn bản muốn hướng đến thì chúng ta mới xác định và biết cách làm thế nào để bắt đầu viết một bài phân tích hay chứng minh, kể chuyện ở văn 6 tập, xác định được phương thức, cách thức làm bài.

7 tháng 9 2021
1.Tự sự Miêu tả Biểu cảm 2.Thuyết minh Nghị luận Hành chính
 Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:ÍCH LỢI CỦA VIỆC ĐỌC SÁCHĐể thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ không gì thay thế được việc đọc sách. Cuốn sách tốt là những người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi rừng núi...
Đọc tiếp

 

Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

ÍCH LỢI CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH

Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ không gì thay thế được việc đọc sách.

Cuốn sách tốt là những người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi rừng núi cho đến vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà hoặc cực nhỏ, như thế giới các hạt vật chất.

Sách đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắpcánh cho ta tưởng tưởng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu sắc hơn hiện tại.

Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại.

Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rội, bươn chải. Sách làmcho ta hưởng vẻ đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.

Sách là báu vật không thể thiếu được đối với mọi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý.

                 (Theo SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 23, NXB Giáo dục)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên. Văn bản bàn luận về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong văn bản

Câu 3: Để làm rõ cho ý kiến Sách là báu vật không thể thiếu được đối với mọi người, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào?

Câu 4. Theo em, thông điệp của văn bản trên là gì?

Câu 5.  a. Giải thích nghĩa của từ “thiên hà” và từ “nhân loại”.

b. Đặt một câu sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng câu có nội dung nói về lợi ích của việc đọc sách.

2
30 tháng 4 2022

Giúp mik với, mik ôn thi

30 tháng 4 2022

Câu 1: Thể loại:Nghị luận

           Văn bản bàn luận về vấn đề : Ích lợi của việc đọc sách

Câu 2:Ý kiến bàn luận:bàn luận về việc ích lợi khi có sách,khi ko có sách

Câu 3: “Sách là báu vật không thể thiếu được đối với mọi người” tác giả đã đưa ra:

-Sách đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắpcánh cho ta tưởng tưởng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu sắc hơn hiện tại.

-Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại.

-Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rội, bươn chải. Sách làmcho ta hưởng vẻ đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.

Câu 4: Thông điệp của baì trên là:

Nêu lên tầm quan trọng của sách đối với chúng ta,nếu như không có sách thì chúng ta sẽ ko bt mọi thứ xung quanh.

Câu 5:(#Tham Khảo)

a.-Thiên hà là: một hệ thống lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí, bụi vũ trụ và vật chất tối, một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ.

-Nhân loại là:có nghĩa là nói chung về xã hội,đời sống văn minh của con người

b.Khi đọc sách // giúp chúng ta nâng cao tầm hiểu biết về thế giới xung quanh

       CN                                          VN

\(#ko đăng lại nhiều lần nhé!\)

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  -...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

30 tháng 11 2023

- Văn bản tự sự:

+ Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

+ Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

- Văn bản biểu cảm: 

+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát

- Văn bản nghị luận: 

+  Trình bày ý kiến về một vấn đề

- Văn bản thông tin:

+ Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

12 tháng 5 2019

b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc

    + Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

I. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI THI           Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Sơn Tinh, Thủy TinhHùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.         Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có...
Đọc tiếp

I. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI THI

           Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
         Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
       Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
       Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
      Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
      Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, đời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
     Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

                         ( Nguyễn Khắc Phi, Sách giáo khoa  Ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1.

a. Viết lại và sắp xếp lại các sự việc sau theo đúng diễn biến cốt truyện

- Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại.

- Vua Hùng muốn tìm cho công chúa Mị Nương  một người chồng thật xứng đáng.

- Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật và thời hạn rước râu.

- Sơn Tinh đến trước, dâng đủ lễ vật và rước Mị Nương về núi.

- Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn và đều chứng tỏ đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

- Thủy Tinh ghen tức đem quân gây chiến đòi cướp Mị Nương nhưng bị Sơn Tinh đánh bại.

- Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều phairuts quân chịu thất bại.

 b. Vẽ sơ đồ tóm tắt văn bản

Câu 2. Từ nội dung của đoạn văn cuối cùng trong văn bản và hiểu biết thực tế, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-6 câu) nêu suy nghĩ của em về cuộc cuộc đấu tranh với thiên tai của nhân dân ta từ xưa đến nay, trong đoạn văn có sử dụng một trạng ngữ. Gạch chân dưới trạng ngữ đó

Gợi ý : HS viết song có thể chấm theo bảng kiểm sau:

Bảng kiểm đánh giá đoạn văn

                   Các tiêu chí

 

* Hình thức

+ Viết đúng HT đoạn văn, có câu khái quát nội dung cả đoạn ở đầu đoạn,  đảm bảo số câu theo quy định

 

+ Sử dụng và gạch chân đúng trạng ngữ

 

+ Diễn đạt rõ ý, mạch lạc, không có ý nào xa rời, lạc chủ đề

 

+Trình bày sạch sẽ;  không mắc lỗi dùng từ, chính tả, liên kết, viết câu

 

* Nội dung

 - Nêu được những suy nghĩ  của em về công cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thiên tai

 

 - Bày tỏ thái độ của mình với thành quả của ông cha ta

 

* Tổng thể cả bài văn

 

 

 

II. SOẠN BÀI CA DAO SỐ 1 THUỘC BÀI 2- VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

1/ Đọc “Tri thức ngữ văn”/ sgk 60

- Vẽ sơ đồ về đặc điểm thể thơ lục bát gồm: số tiếng, số dòng, vần, nhịp

2/ Đọc hiểu bài ca dao số 1

     Em hãy đọc kĩ các yêu cầu và hoàn thành các bài tập điền khuyết sau đây?

a. Em hãy chỉ rõ các đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện trong bài ca dao thứ nhất

Đặc điểm thể thơ lục bát

Thể hiện trong bài ca dao

Số dòng thơ/ số cặp câu lục bát

36 dòng thơ/…… cặp câu lục bát

Số tiếng trong từng dòng

Dòng lục: …. tiếng

Dòng bát: ….. tiếng

Nhịp thơ ( bài ca dao có nhịp chẵn không)

….

Cách gieo vần

Thành/ rành/…..

Thanh điệu

Câu lục: btb

Câu bát: …….

Dòng 7:…….. (biến thể)

b. Em hãy đọc thầm bài thơ và các chú thích, sử dụng khả năng tưởng tượng, liên tưởng, khả năng cảm nhận, nhận xét để trả lời những câu hỏi sau

Câu hỏi (các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời)

Trả lời

1. Qua 2 câu “Phồn hoa… quanh bàn cờ”, em tưởng tượng như thế nào về kinh thành Thăng Long xưa? Trong 2 câu này, 2 từ nào có khả năng giúp em tưởng tượng rõ nét nhất về kinh thanh Thăng Long?

- Tưởng tượng về kinh thành Thăng Long:

+ ………

+……….

 

2.  Em hãy cho biết tác giả dân gian giới thiệu về kinh thành Thăng Long qua mấy cặp lục bát đầu?

    Cặp lục bát nào thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả khi rời Thăng Long?

- ……..cặp lục bát đầu -> giới thiệu về kinh thành Thăng Long

 

- ………cặp lục bát cuối-> thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả khi đối với kinh thành Thăng Long

3. Trong những cặp lục bát đầu, tác giả sự dụng 2 biện pháp tu từ nào trong 3 biện pháp tu từ sau: so sánh, nhân hóa, liệt kê?

   Qua 2 biện pháp tu từ này cho em nhận xét gì về kinh thành Thăng Long

- BP …..

 

 

 

-> kinh thành Thăng Long ……

 

 Hơi dài nhưng mong đc giúp ạ ^_^

 

0