K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2021

san hô , cá , sinh vật trong nước , cảnh quan biển

21 tháng 3 2021

- Tài nguyên đất: nhìn chung đất có đọ phì nhiêu tương đối cao chẳng hạn như đất nâu đỏ, nâu vàng, nâu thẩm trên đất bazan,...

- Tài nguyên nước: có nguồn nước phong phú từ các con sông lớn như sông Ray, sông Dinh, sông Thị Vải,....

- Tài nguyên rừng:

- Khoáng sản: dầu mỏ, khí thiên nhiên

21 tháng 3 2021

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, tháng thấp nhất khoảng 26,8 °C, tháng cao nhất khoảng 28,6 °C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình 1.500 mm.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

4 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Một số tài nguyên vùng biển nước ta:

- Khoáng sản:

+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).

+ Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

+ Vật liệu xây dựng: cát, sỏi...là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).

- Hải sản: trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.

- Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ...là cơ sở để phát triển ngành du lịch.

 

4 tháng 3 2022

tham khảo

Giới hạn lãnh thổ: Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc đến dãy Bạch Mã ở phía Nam.

+ Phía Bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.

+ Phía Nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Tây giáp Lào.

+ Phía Đông giáp biển Đông.

– Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng:

+ Có vị trí đặc biệt quan trọng là cầu nối hai đầu Bắc Nam của đất nước với các trụ giao thông Bắc Nam chạy qua (quốc lộ 1, đường sắt Bắc- Nam, đường Hồ Chí Minh).

 + Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng-vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ-vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật…

 + Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có, là điều kiện để giao lưu kinh tế.

 + Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.

10 tháng 5 2018

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu - Mã Lai và

sông Hồng cũng có trữ lượng đáng kể; ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò.

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển nước ta cồn thuận lợi cho nghề làm muôi, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ để ra biển.

- Tài nguyên hải sản:

+ Sinh vật Biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

+ Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

20 tháng 3 2022

tham khảo

 

Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

20 tháng 3 2022

tài nguyên?

30 tháng 10 2023

- Sản phẩm thủy sản: Nguồn tài nguyên biển quan trọng nhất là các loài cá, tôm, mực, và các sản phẩm thủy sản khác. Các nguồn này cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho con người và đóng góp vào ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu.

- Dầu và khí đốt: Đại dương cũng chứa nhiều tài nguyên dầu và khí đốt. Các nguồn này đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế và nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu.

- Khoáng sản: Dưới đáy biển, có nhiều khoáng sản quý như vàng, bạc, đồng, kẽm và niken. Nguồn tài nguyên này đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp khai thác mỏ.

- Các loại thuốc biển: Đại dương còn chứa nhiều loại thuốc biển có giá trị y tế và dược phẩm. Các loại thuốc này có tiềm năng phát triển thành các loại thuốc mới.
- Môi trường biển: Đại dương và biển còn quan trọng với vai trò của họ trong việc duy trì môi trường và hệ sinh thái biển. Họ cung cấp không gian sống cho đa dạng loài và hấp thụ lượng lớn khí CO2.

- Hệ thống vận tải và thương mại: Đại dương cũng chứa các tuyến đường biển quan trọng cho vận tải hàng hóa và thương mại quốc tế.

7 tháng 2 2017

Đáp án: A. Rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.

Giải thích: (trang 107 SGK Địa lí 8).