K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà...
Đọc tiếp

Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:

a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.

Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.

Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

1
14 tháng 7 2018

Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích:

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

- Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

8 tháng 3 2022

giúp mình đi

13 tháng 2 2022

Trạng ngữ trong câu : - Đã bao lần

- Lần đầu tiên chập chững bước đi

- Lần đầu tiên tập bơi

- Lần đầu tiên chơi bóng bàn

-Lúc còn học phổ thông

-Về môn hóa

Các trạng ngữ trên có hai tác dụng:

• Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

• Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

tìm luận điểm, luận cứ , dẫn chứng trong bài văn nghị luận sau:                                                                   ĐỪNG SỢI VẤP NGà    Đã bao nhiêu lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng...
Đọc tiếp

tìm luận điểm, luận cứ , dẫn chứng trong bài văn nghị luận sau:

                                                                   ĐỪNG SỢI VẤP NGÃ

     Đã bao nhiêu lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì. . .

    Oan-Đi-xnây  từng bị tòa án báo sathải vì thiếu ý tưởng . Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên       Đi-xnây-len.

      Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa ông đứng hạng 15 trong số 22  học sinh của lớp.

      Lép- Tôn- xtôi , tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh vì hòa bình, bị đình chỉ học đại học vì " vùa không có năng lực , vừa thiếu ý chí học tập ." 

      Hen-ri Pho thất bại vì cháy túi tới năm lần trước khi thành công .

        Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được .

      Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì mình không có gắng hết mình

3
20 tháng 2 2022

a. Luận điểm chính của bài văn Đừng sợ vấp ngã và những câu văn mang luận điểm: 

  • Nhan đề của bài văn thể hiện luận điểm chính đừng sợ vấp ngã. Bài văn sử dụng phép lập luận chứng minh để thuyết phục về luận điểm này.
  •  Các câu mang luận điểm:
    •  Đã bao lần bạn vấp ngã mà  không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì ...
    • Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

b) Bài văn đã lập luận những dẫn chứng hết sức xác thực:

  • Nêu một số ví dụ về việc vấp ngã trong đời sống hằng ngày.
  • Nêu năm danh nhân thế giới đã từng vấp ngã nhưng vấp ngã không cản trở việc họ thành đạt vẻ vang về sau.
  • Qua đó, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.
20 tháng 2 2022

dẫn chứng đâu

19 tháng 2 2017

Trạng ngữ trong câu :

- Đã bao lần

- Lần đầu tiên chập chững bước đi

- Lần đầu tiên tập bơi

- Lần đầu tiên chơi bóng bàn

-Lúc còn học phổ thông

-Về môn hóa

Các trạng ngữ trên có hai tác dụng:

• Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

• Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

1.Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây: a/ Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của nhà thơ. Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp ký sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm. Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy...
Đọc tiếp

1.Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:

a/ Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.

Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp ký sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.

Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... Đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

b/ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không?Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-I Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

2.Chỉ ra các trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.

a/ Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.

(Theo báo Văn nghệ)

 

b/ Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đỡn vẫn khắc khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

(Anh Đức)

3. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.

 

4
26 tháng 4 2017
1. Tìm các trạng ngữ trong những câu dưới đây và nhận xét về công dụng của chúng.
a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.
Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,...
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... [...]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
Gợi ý:
- Các trạng ngữ:
+ Đoạn a:
Kết hợp những bài này lại,(1) ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.
Ở loại bài thứ nhất,(2) người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai,(3) ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,...
+ Đoạn b:
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi,(4) bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi,(5) bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn,(6) bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... [...]. Lúc còn học phổ thông,(7) Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá,(8) ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
- Công dụng:
+ Bổ sung ý nghĩa cho câu: về thời gian - (4), (5), (6), (7); về không gian, nơi chốn - (2), (3); về cách thức - (1); về phương diện - (8);
+ Liên kết: Ở cả hai đoạn này, các trạng ngữ đều được liên kết với nhau theo kiểu lập luận diễn dịch giúp cho bài văn trở nên rõ ràng, dễ hiểu.
2. Việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong các ví dụ dưới đây có tác dụng gì?
a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.
(Theo báo Văn nghệ)
b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
(Anh Đức)
Gợi ý:
- Xác định câu được tách từ thành phần trạng ngữ;
- Nhận xét tác dụng:
+ Thử gộp câu được tách từ trạng ngữ với câu có nòng cốt thành một câu:
Bố cháu đã hi sinh năm 72.
Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối, trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
+ Đọc và so sánh với các câu khi được tách để thấy được tác dụng nhấn mạnh thông tin của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
3. Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu về sự giàu đẹp của tiếng Việt, trong đó có sử dụng trạng ngữ để bổ sung ý nghĩa và để liên kết các câu.
Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
26 tháng 4 2017
1. Tìm các trạng ngữ trong những câu dưới đây và nhận xét về công dụng của chúng.
a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.
Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,...
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... [...]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
Gợi ý:
- Các trạng ngữ:
+ Đoạn a:
Kết hợp những bài này lại,(1) ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.
Ở loại bài thứ nhất,(2) người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai,(3) ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,...
+ Đoạn b:
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi,(4) bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi,(5) bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn,(6) bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... [...]. Lúc còn học phổ thông,(7) Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá,(8) ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
- Công dụng:
+ Bổ sung ý nghĩa cho câu: về thời gian - (4), (5), (6), (7); về không gian, nơi chốn - (2), (3); về cách thức - (1); về phương diện - (8);
+ Liên kết: Ở cả hai đoạn này, các trạng ngữ đều được liên kết với nhau theo kiểu lập luận diễn dịch giúp cho bài văn trở nên rõ ràng, dễ hiểu.
2. Việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong các ví dụ dưới đây có tác dụng gì?
a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.
(Theo báo Văn nghệ)
b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
(Anh Đức)
Gợi ý:
- Xác định câu được tách từ thành phần trạng ngữ;
- Nhận xét tác dụng:
+ Thử gộp câu được tách từ trạng ngữ với câu có nòng cốt thành một câu:
Bố cháu đã hi sinh năm 72.
Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối, trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
+ Đọc và so sánh với các câu khi được tách để thấy được tác dụng nhấn mạnh thông tin của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
3. Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu về sự giàu đẹp của tiếng Việt, trong đó có sử dụng trạng ngữ để bổ sung ý nghĩa và để liên kết các câu.
Gợi ý: Chú ý đảm bảo tính thống nhất chủ đề của đoạn. Về việc sử dụng trạng ngữ để liên kết các câu, có thể dựa theo quan hệ về thời gian (lịch sử tiếng Việt) hoặc quan hệ giữa các phương diện (chữ viết, âm thanh, ý nghĩa,...),...
23 tháng 3 2017

_ Tham khảo nha , chúc pn hok tốt _

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

23 tháng 3 2017

Cảm ơn bạn nhiều nhaokokokok