Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Là nhà nước của dân , do dân vì dân.
Vì : Nhà nước CHXHCNVN thành quả cách mạng của nhân dân , do dân lập ra và hoạt động vì lợi ich của nhân dân
Câu 13: Nhà nước ta hiện nay có tên gọi là
A.Công nông B.Việt Nam dân chủ công hòa
C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam D. Nước Việt Nam
Câu 14 : Bản chất của Nhà nước ta là :
Thuộc gia cấp Tư sản C. Thuộc tầng lớp công – nông B. Của dân do dân và vì dân D. Thuộc giai cấp tầng lớp quản lí nhà nước
Câu 15: Bộ máy nhà nước chia làm mấy loại cơ quan
A.Cơ quan quyền lực , cơ quan hành chính B. Cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử
C. Cơ quan xét xử , cơ quan kiểm sát , cơ quan quyền lực
D. Cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, Cơ quan xét xử , cơ quan kiểm sát
Câu 16 : Cơ quan quyền lực do ai bầu ra ?
A.Quốc hội B. Chính Phủ C. Nhân dân D. Chủ tịch nước
Câu 17: Lãnh đạo Nhà nước ta là:
Quốc hội C. Đảng cộng sản Việt Nam
B.Chính phủ D.Nhân dân
Câu 18: Trẻ em Việt Nam có bổn phận
Yêu tổ quốc, yêu cha mẹ, tôn trọng pháp luật C. Với Gia đình , xã hội và tổ quốc
Không đánh bạc,uống rượu, tôn trọng pháp luật D.Tôn trọng pháp luật, bảo vệ Tổ quốc
Câu này sao sao ấy =))
Câu 19: Con dại cái mang là nói về trách nhiệm của
A.Gia đình B. Xã hội. C. Nhà trường D.Gia đình và xã hội
Câu 20: Trẻ em Việt nam có quyền :
A.Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ C. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ
B.Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc. D. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí
Thu gọn
refer
Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.
(Theo Điều 69, 71 Hiến pháp 2013)
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
(Theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013)
Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủvà chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.
Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Về nguyên tắc, Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
(Theo Điều 94, 95 Hiến pháp 2013)
Các cơ quan xét xử
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân địa phương.
- Tòa án quân sự.
- Các tòa án do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(Căn cứ Điều 102 Hiến pháp)
Các cơ quan kiểm sát
Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các cơ quan kiểm sát gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.
- Viện kiểm sát quân sự.
Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
Trong đó:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
(Theo Điều 113 Hiến pháp)
- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Nhà nước là chủ thể độc quyền ban hành pháp luật. Vì thế, về nguyên tắc, pháp luật của nhà nước phải khách quan để bảo đảm lợi ích của công dân và duy trì bình thường việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan dân cử tiêu biểu nhất, có khả năng nhất trong việc thể chế hóa ý nguyện của nhân dân một cách trung thực và toàn diện; đặc biệt trong việc xây dựng mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước với công dân.
_ Sự phân cấp bộ máy nhà nước gồm có 4 loại cơ quan :
+ Các cơ quan quyền lực : Quốc hội, HĐND các cấp
+ Các cơ quan hành chính : chính phủ, UBND các cấp
+ Các cơ quan kiểm soát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự
+ Các cơ quan xét xử : TAND tối cao, các TAND địa phương và các Tòa án quân sự.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân bởi nó là thành quả Cách mạng của nhân dân ,được nhân dân thành lập ra và hoạt động vì nhân dân
Quyền: - ý kiến
- Làm chủ
- giám sát
Trách nhiệm: - Thực hiện chính sách pháp luật
- Bảo vệ cơ quan nhà nước
- Giups đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ
Đánh giá cho mình nhé =))
- Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Bởi vì, Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do đảng lãnh đạo
1. -Vì nhà nước do dân làm chủ, đóng góp và gây dựng nên. Nhân dân tạo ra và bấu những người họ tin tưởng vào các bộ máy trính trị với và trò là chăm lo và ổn định đời sống cho nhân dân. Thúc đẩy xã hội phát triển hơn,..
2. - Ngày 3 tháng 2 năm 1930: sự ra đời của Đảng cộng sản
- Ngày 3 tháng 2 năm 1930: Ngày toàn quốc kháng chiến
-Ngày 19 tháng 8: Ngày toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc
- Ngày 3 tháng 2 năm 1930: Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Ngày 3 tháng 2 năm 1930: Ngày Quốc khánh
- Ngày 3 tháng 2 năm 1930: Ngày thống nhất
3. -Cơ quan quyền lục cao nhất là : quốc hội
-Do nhân dân bầu ra
-Có nhiệm vụ chăm lo dời sống cho nhân dân, phát triển xã hội và kinh tế. Quản lí nội và ngoại thương, quản lí an ninh trong nước,...
*Bản chất của Nhà nước: Nhà nước VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân
*Bởi vì, Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân
Nhà nước ra đởi và tồn tại trong xã hội có giai cấp, bao gồm: giai cấp thống trị, giai cấp bị trị và các tầng lớp dân cư khác. Giai cấp thống trị tồn tại trong mối quan hệ với các giai cấp và tầng lớp khác. Ngoài phục vụ giai cấp thống trị, nhà nước còn giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, đảm bảo trật tự chung, ổn định giá trị chung của xã hội để xã hội tồn tại và phát triển. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và giai cấp khác khi lơợiích đó không mâu thuẫn với nhau. Đó chính là tính xã hội của nhà nước. Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể và mức độ thực hiện vai trò xã hội là khác nhau ở những kiểu nhà nước khác nhau, và ngay trong một kiểu nhà nước cũng khác nhau ở từng giai đoạn phát triển và tuỳ điều kiện kinh tế xã hội.