Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi của Ngoc Dang Ca - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến
- Chữ viết: chữ Phạn là chữ viết riêng dùng làm ngôn ngữ văn tự, sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca và là nguồn gốc của chữ Hin-đu.
- Tôn giáo:
+ Đạo Bà Ta Môn với kinh Vê-da là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất.
+ Đạo Hin-đu với giáo lí, luật pháp, sử thi, thơ ca có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội.
- Kiến trúc: có ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo như là đền chùa độc đáo.
2. Ấn Độ thời Phong Kiến
* Vương triều Gupta: (TK IV – VI)
- Luyện kim rất phát triển, công cụ sắt sử dụng rộng rãi
- Nghề thủ công: dệt, chế tạo kim hoàn. Khắc trên ngà voi…
* Vương quốc Hồi giáo Đêli (XII – XVI)
- Chiếm ruộng đất.
- Cấm đoán đạo Hinđu, mâu thuẩn dân tộc căng thẳng.
* Vương triều Môgôn (TK XVI – giữa Thế kỉ XIX).
Thực hiện các biện pháp để xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá.
3. Văn hoá Ấn Độ:
- Chữ viết: chữ viết phạn.
- Văn hoá: Sử thi đồ sộ, kịch, thơ ca…
- Kinh Vê- đa.
- Kiến trúc: kiến trúc Hin- đu và kiến trúc Phật giáo
Ấn Độ thời Phong Kiến
* Vương triều Gupta: (TK IV – VI)
- Luyện kim rất phát triển, công cụ sắt sử dụng rộng rãi
- Nghề thủ công: dệt, chế tạo kim hoàn. Khắc trên ngà voi…
* Vương quốc Hồi giáo Đêli (XII – XVI)
- Chiếm ruộng đất.
- Cấm đoán đạo Hinđu, mâu thuẩn dân tộc căng thẳng.
* Vương triều Môgôn (TK XVI – giữa Thế kỉ XIX).
Thực hiện các biện pháp để xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá.
Những trang sử đầu tiên
Ấn Độ có sông Ấn và sông Hằng.
Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ tên một dòng sông, phát nguyên từ Tây Tạng, vượt qua dãy Hi-ma-lay-a rồi đổ ra biển A Ráp - đó là dòng sông Ấn.
Năm 2500 trước công nguyên đã xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Ấn.
Năm 1500 trước công nguyên xuất hiện thành thị ở lưu vực sông Hằng.
Tất cả liên kết thành nhà nước Magađa ở hạ lưu sông Hằng.
Cuối thế kỷ III trước công nguyên Asôca mở rộng bờ cõi xuống nam Ấn và trở nên hùng mạnh.
Sau thế kỷ III trước công nguyên thì sụp đổ.
Thế kỷ IV là vương triều Gúp ta.
Ấn Độ thời phong kiến
Vương triều Gúp-ta (IV-VI): thống nhất, phục hưng và phát triển, người Ấn Độ biết sử dụng công cụ bằng sắt, dệt, chế tạo nữ trang bằng vàng, bạc, ngọc; khắc trên ngà voi…
Thế kỷ XII- XVI người Thổ Nhĩ Kỳ lập vương triều Hồi Giáo Đê li đã cấm đạo Hin đu, chiếm đoạt ruộng đất.
Đầu thế kỷ XVI - XIX người Mông Cổ lập vương triều Ấn Độ Mô-gôn, vua A-cơ-ba tài giỏi đã xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi Giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa Ấn Độ.
Thế kỷ XIX là thuộc địa của Anh.
các quốc gia cổ đại phương đông : ai cập , lưỡng hà , ấn độ , trung quốc .
Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trung Quốc được đánh giá là một trong những trung tâm văn hóa rực rỡ của châu Á và thế giới. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân đã đạt được những thành tựu quan trọng, những thành tựu đó đã chứng tỏ được rằng nền văn hoá Trung Quốc thời phong kiến là một nền văn hoá lâu đời, rất phong phú đa dạng và có nhiều độc đáo. Nền văn hoá ấy đã có tác dụng nhất định trong truyền thống văn hoá dân tộc Trung Quốc, có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều nước ở thế giới, trong đó có Việt Nam.* Thành tựu văn hoá
a/ Trên lĩnh vực văn học :
- Chữ viết :
+ Chữ tượng hình kết hợp với chỉ ý và hình thanh.
+ Chữ giáp cốt xuất hiện sớm nhất (thời Ân Thương).
+ Chữ đại triện (đời Chu). Đến thời tần chỉnh lí, cải biến thành chữ tiểu triện.
+ Chữ Hán (thời Hán).
- Văn học :
+ Thời Xuân Thu – Chiến Quốc : Kinh thi của Khổng tử, Sở từ của Khuất Nguyên, Đạo đức kinh của Lão tử,…
+ Thời phong kiến : Nổi bật là thơ Đường đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và có giá trị quan trọng trong đời sống văn học vì :
* Xác lập được cơ sở về phong cách và nghệ thuật cho thơ ca sau này.
* Phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội đương thời, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, gắn liền với tên tuổi của các đại thi hào như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
+ Tiểu thuyết chương hồi : phát triển rực rõ dưới thời Minh, Thanh với các tác phẩm nổi tiếng : Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...
- Sử học : Bộ sử kí đồ sộ của Tư Mã Thiên dài hơn 5 vạn chữ đã đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc. Ngoài ra còn một số tác phẩm sử học nổi tiếng như Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ,…
b/ Trên lĩnh vực tư tưởng
Có nhiều học thuyết tư tưởng ra đời : Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia. Song Nho giáo trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Người sáng lập là Khổng Tử, về sau có Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư.
c/ Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật
- Thiên văn học : Từ thời cổ đại (thời Ân Thương), người Trung Quốc biết đến quan sát thiên văn – 800 tinh tú, ghi chép đúng hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, quan sát vết đen trên Mặt Trời, chế tạo dụng cụ đo bóng mặt trời, đo động đất.
- Lịch pháp : do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tù thời Tần – Hán đã phát minh ra nông lịch, dựa theo sự vận hành Mặt Trăng.
- Y dược học : Khám bệnh, châm cứu, viết nhiều bộ sách chữa bệnh, gắn liền với các danh y: Hoa Đà, Lý Thời Trân.
- Điêu khắc, kiến trúc :
Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc có từ rất sớm và rất phong phú, chạm khắc tượng Phật, các vị La Hán…trên ngà voi, gỗ,…
Kiến trúc phát triển rực rỡ : Cung điện, thành quách: Vạn Lý trường thành, Cung A phòng, Cố cung, Tử cấm thành,…
- Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuậ có bốn phát minh quan trọng là :thuốc súng, la bàn, làm giấy, nghề in.
Những thành tựu văn hóa rự rỡ đó đã đưa Trung Quốc trở thành mộtb trung tâm văn minh của thế giới, ảnh hưởng đến nhiều nước trong đó có Việt Nam.
* Ảnh hưởng trong nước :
- Chữ viết ra đời sớm giúp lưu trữ kiến thức, truyền bá tư tưởng, thống nhất đất nước.
- Đạo Nho : giúp cũng cố ổn định xã hội trật tự phong kiến song càng về sau nó càng bảo thủ lỗi thời, kìm hãm sự phát triểm
- Thiên văn học : nông lịch giúp phát triển nông nghiệp.
Kĩ thật ; có nhiều phát minh lớn hữu ích nhưng ảnh hưởng của nó khá mờ nhạt.
* Ảnh hưởng ngoài nước :
- Tư tưởng, triết học, văn học, chữ viết, kiến trúc : có ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Những thành tựu khoa học kĩ thuật có ảnh hưởng tới cả châu Âu và trên thế giới.
* Sự tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc của nhân dân Việt Nam ta:
Với hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, văn hóa Trung Quốc đã xâm nhập vào nước ta tạo ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực như : Tư tưởng, triết học, chữ viết, văn hóa, sử học, lịch pháp, nghệ thuật, các nghề thủ công, phong tục tập quán,..
Trung Quốc lớp mình học thầy cho ghi vậy nè
- Tình hình chính trị : hình thành từ thế kỉ III TCN, thời Tần
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực -> địa chủ
- Nông nô mất ruộng -> tá điền
Nộp hoa lợi cho địa chủ-> địa tô
Tồ chức bộ máy nhà nước
- Nhà Tần
- Nhà Hán
- Nhà Đường
- Nhà Nguyên
* Đối ngoại:
- Mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành chiến tranh xâm lược
( bạn sàn lọc nha )
Tham khảo
Ấn Độ thời phong kiến
Vương triều
Sự phát triển chính
Vương triều Gúp-ta (TK IV-VI)
- Công cụ sắt sử dụng rộng rãi, luyện kim phát triển
- Nghề thủ công: dệt, chế tạo kim hoàn, khắc trên ngà voi ...
Vương triều Hồi giáo Đê-li (XII-XVI)
- Thế kỉ XII, bị người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi thôn tính -> lập nên vương triều Hồi giáo Đêli
- Chiếm ruộng đất
- Cấm đoán đạo Hin-đu
=> Mâu thuẫn dân tộc căng thẳng.
Vương triều Mô-gôn (XVI- giữa TK XIX)
- Thế kỉ XVI Mông Cổ chiếm Ấn Độ
- Xoá bỏ kì thị tôn giáo
- Khôi phục kinh tế: đo ruộng đất, định thuế hợp lí, thống nhất đo lường
- Khuyến khích phát triển Văn học – nghệ thuật.
- Giữa TK XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh.
dạ câu này nghĩa là sao ạ? em khong hiểu ạ