Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc là những cuộc xung đột, chiến tranh, từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là các sự kiện nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
Những xung đột đó được biết đến từ những truyền thuyết truyền miệng thời xa xưa, như truyền thuyết thời Hồng Bàng, quốc gia Văn Lang của Hùng Vương phải phòng vệ trước sự xâm lược của nhà Ân.
Nhà Tần sau khi thôn tính các quốc gia Trung Nguyên đã tiếp tục tràn xuống phía nam sông Trường Giang, xâm chiếm lãnh thổ các bộ lạc Bách Việt trong đó có Âu Lạc, Thục Phán đã lãnh đạo thành công cuộc chiến 10 năm bảo vệ lãnh thổ (218-208 TCN), nhưng sau đó bị mắc bẫy nên mất quyền cai trị đất nước vào tay nhà Triệu năm 179 TCN (hoặc 207 TCN). Từ đây vùng lãnh thổ độc lập của người Việt phải chịu tình trạng thuộc địa của các triều đại phương bắc Trung Quốc trong 10 thế kỷ (179 TCN- 905 hoặc 111 TCN - 905).[1] Các triều đại của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ thuộc Việt Nam ngày nay là Tây Hán (111 TCN-9),Tân (9-23), Đông Hán (23-220) (gián đoạn 40-43 khởi nghĩa Hai Bà Trưng), Đông Ngô (222-280), Tây Tấn (280-316), Đông Tấn (317-420), Lưu Tống (420-479), Nam Tề (479-502), Lương (502-557), Trần (557-589), Tùy (581-619), Đường(618-905).
Người Việt giành được độc lập tự chủ, kết thúc thời kì Bắc thuộc có thể từ năm 905 khi Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ, hay năm 938 khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán. Người Việt giành được tự chủ cho mình, nhưng trong suốt hơn 1000 năm tiếp theo cho đến hiện tại xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia.
- Tư tưởng: Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
-Văn học: Xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đổ Phủ,…. Đến nhà Minh xuất hiện những tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí…
- Sử học có các bộ sử kí của (Tư Mã Thiên), Hán thư, Đường thư, Minh sử…
- Nghệ thuật, kiến trúc : Với nhiều công trình độc đáo như cố cung, những bức tượng phật sinh động…
- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam:
+ Tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa đặc sắc của người Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng trên các lĩnh vực: tư tưởng, chữ viết, văn học, một số phong tục tập quán.
-Trên lĩnh vực tư tưởng :
+Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
+Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường.
-Trên lĩnh vực văn học:là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của văn hóa
+Trung Quốc dưới thời phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ Còi sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...
+Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ờ thời Minh, Thanh Ở Trung Quốc, tại các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện về sự tích lịch sử như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...
-Trên lĩnh vực sử học:bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.
-Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học. Y dược... của Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
-Trên lĩnh vực Kh-KT;Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng : giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.
-Trên lĩnh vực kiến trúc:Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc : Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.
-Ảnh hưởng đến VN :
+Ảnh hưởng đến toàn bộ tư tưởng,chính trị,xã hội,chữ viết,văn học,Phong tục tập quán của ng việt
+Ng Việt tiếp thu những giá trị văn hóa đặc sắc của ng Trung QUốc và coi nó như 1 phong tục của Đất nước
1. - Triều đại xâm lược nước ta là : nhà Triệu, nhà Hán, nhà Đông Hán, nhà Đông Ngô, Tào Ngụy, nàh Tấn, Nhà Tề, nhà Lương, nhà Tùy, nhà Đường, nhà Nam Hán, thời thuộc Minh
- Thất bại trong các cuộc xâm lược :
+ Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay, tiếp tục làm Tiết độ sứ.
+ Năm 917, Khúc Hạo chết, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay.
+ Năm 923-930, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mĩ đem về nước, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu.
+ Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng cảu Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo đẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng là Tiết độ sứ.
+ Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.
+ Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngo Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn đầu sang tiếp ứng cho Kiều Công Tiễn, lập ra nhà Ngô, từ đó bắt đầu thời kì độc lập ổn định của Việt Nam.
2. Di tích văn hóa thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ là Thánh địa Mỹ Sơn.
1:tần-triệu-hán-ngô-lương-đường
2 hòang thành thăng long, văn miếu quốc tử giám, di tích mỹ sơn
- Một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến ở Việt Nam:
+ Ví dụ 1: Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu Công nguyên, trong nhiều thế kỉ, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của lực lượng phong kiến thống trị. Cho đến hiện nay, nhiều nội dung tư tưởng của Nho giáo vẫn có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của nhân dân Việt Nam, như: quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn”; tư tưởng gia trưởng phụ quyền…
+ Ví dụ 2: Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm. Dưới thời kì trị vì của vua Quang Trung, chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nhà nước
+ Ví dụ 3: Kinh đô Huế của nhà Nguyễn có sự tiếp thu, học hỏi phong cách kiến trúc cung đình của Trung Hoa
+ Ví dụ 4: người Việt có sự tiếp thu hệ thống thể loại và chất liệu văn học của Trung Hoa. Chẳng hạn như: các thể loại: cáo, hịch, chiếu, biểu, phú…. ; các điển tích, điển cố văn học…