Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
Đáp án cần chọn là: B
Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:
Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về | Chúng ta không thể nhắc tới |
… trong lúc nhàn rỗi rãi… | Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ |
Bác vốn chẳng thích làm thơ… | Thơ không phải mục đích cao nhất |
-… vẻ đẹp lung linh | Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù |
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ | … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó |
- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi
- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn
- Sửa lỗi dùng từ:
+ Nhàn rỗi → thư thái
+ Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ
+ Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý
+ Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao
Chủ đề cụ thể: Tình bạn trong thời đại công nghệ số
Lên ý tưởng trình bày các ý:
Công nghệ hiện nay trở nên phổ biến, con người dễ dàng kết nối với nhau nhưng cũng dễ dàng xa nhau, tình bạn cũng vì thế trải qua thử thách
- Tầm quan trọng của tình bạn trong đời sống hiện đại
- Việc con người dễ dàng liên lạc với nhau qua mạng xã hội, việc gặp gỡ sẽ bị hạn chế
- Nhiều yếu tố của cuộc sống ảnh hưởng, chi phối tình bạn
- Con người có nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, tư tưởng với nhau
- Tình bạn giúp con người mạnh mẽ, có người lắng nghe, chia sẻ
- Tình bạn là thực tế trải nghiệm của đời sống, con người, con người không thể sống thiếu bạn bè
- Cần tạo ra sự kết nối từ thực tế thay vì việc sống trong
- Mở bài 1:
+ Đề tài được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta 1945
+ Tính tự nhiên, hấp dẫn khi trích hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn của Mĩ, Pháp với cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam
- Mở bài 2
+ Đề tài văn bản là nội dung nghệ thuật của Tống biệt hành – Thâm Tâm
+ Sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành- Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu
- Mở bài 3:
+ Đề tài: độc đáo, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
+ Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu thành tựu trước Nam Cao, tạo ra bước đệm để tôn lên tài năng của Nam Cao
Bản thông điệp nêu lên vấn đề chống AIDS
- Đó là vấn đề cần đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia:
+ HIV/ AIDS là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của toàn nhân loại và đe dọa tới cuộc sống của nhân dân toàn thế giới
+ Đại dịch AIDS đang hoành hành với tốc độ lây lan đáng báo động, nhất là ở phụ nữ và chưa có nguy cơ thuyên giảm
- Những thử thách cạnh tranh trong lĩnh vực quốc tế không quan trọng hơn vấn đề AIDS
Bạo lực ngôn từ trong học đường là một vấn đề đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là một hành vi sử dụng ngôn ngữ để làm tổn thương người khác, có thể là bằng cách nói những lời lăng mạ, xúc phạm, đe dọa, chê bai,... Bạo lực ngôn từ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, nhưng nó thường xảy ra ở trường học, nơi các em học sinh còn đang trong độ tuổi phát triển và dễ bị tổn thương.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực ngôn từ trong học đường, trong đó có thể kể đến:
Thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường: Khi các em học sinh không được quan tâm, chăm sóc đúng mức, chúng sẽ dễ bị kích động và có những hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ.Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông: Các chương trình truyền hình, phim ảnh có nội dung bạo lực có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của các em học sinh, khiến chúng trở nên hung hãn và có những hành vi bạo lực.Thiếu kỹ năng giải quyết xung đột: Khi các em học sinh không có kỹ năng giải quyết xung đột, chúng sẽ dễ dàng sử dụng bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ để giải quyết vấn đề.Bạo lực ngôn từ có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với cả nạn nhân và thủ phạm. Đối với nạn nhân, bạo lực ngôn từ có thể khiến họ cảm thấy bị tổn thương, xấu hổ, tự ti, thậm chí dẫn đến trầm cảm và suy nghĩ tự tử. Đối với thủ phạm, bạo lực ngôn ngữ có thể khiến họ trở nên hung hãn, bạo lực và có những hành vi vi phạm pháp luật.
Để ngăn ngừa bạo lực ngôn từ trong học đường, cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột. Nhà trường cần có các chương trình giáo dục về phòng chống bạo lực học đường, đồng thời tạo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh. Xã hội cần lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.
Mỗi người chúng ta đều có thể góp phần ngăn ngừa bạo lực ngôn ngữ trong học đường bằng cách:
Tạo môi trường thân thiện, hòa đồng trong lớp học và trường học.Kiên quyết lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.Giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột và cách ứng phó với bạo lực ngôn ngữ.Hãy chung tay xây dựng một môi trường học đường an toàn, lành mạnh cho tất cả học sinh.
Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
– Mỗi con người là một nhân cách độc lập, có đặc điểm riêng, năng khiếu riêng, có đường đời, số phận riêng… Vì toàn thể những cái riêng đó trong sự so sánh với cộng đồng mà ở mỗi chúng ta nảy sinh nhu câu thế hiện (hay tự thể hiện) – một nhu cầu hết sức tự nhiên, cần được “nhìn nhận”, thừa nhận. Việc thể hiện mình gắn liền với các hành động mang tính chất giới thiệu bản thân trước nhiều người, để mọi người thấy được và tán dương điều ta có, ta muốn “khoe”. Trong đời sống, đôi khi cụm từ “thể hiện mình” được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ đùng để nói về những cách thể hiện mình gây phản cảm. Sự thực, thể hiện mình cũng gần với khẳng định mình, luôn có những khía cạnh tích cực.
– Giới trẻ vốn tràn trề năng lượng sống, luôn thích thể hiện mình. Tuy nhiên, cách thể hiện mình còn nhiềụ vấn đề đáng bàn. Có người muốn gây chú ý bằng mốt ăn mặc kì dị. Có người lại muốn thu hút bao ánh nhìn nhờ việc xài các loại “hàng hiệu”. Có người muốn những kẻ xung quanh phải “sợ” vì những việc làm không giống ai, đôi khi “yêng hùng” của mình. Có người muốn thiên hạ phải “kiềng mặt” vì những trò phiêu lưu, mạo hiểm, những phát ngôn gây sốc… Việc thể hiện mình có thể diễn ra trước một nhóm nhỏ nhưng cũng có thể trước cộng đồng rộng lớn. Từ khi internet phổ biến trong đời sống xã hội, cách thể hiện mình của mỗi cá nhân con người càng ngày càng trở nên đa dạng, không thể bao quát hoặc không thể “kiểm soát” nổi. Những cách tự thể hiện vừa được kể ở trên mang nhiều màu sắc tiêu cực, nhẹ thì có thể khiến người xung quanh cau mày khó chịu, nặng thì có thể khiến dư luận bất bình, phẫn nộ, gắn liền với những phản ứng được mệnh danh là “bão”. Tất nhiên, nếu nhìn một cách điềm tĩnh, ta vẫn có thể cảm thông với chúng. Đó cũng là một phần tất yếu của cuộc đời, làm cho cuộc đời không bao giờ phẳng lặng, nhàm tẻ. Sự thực, những con người đã và đang tìm cách thể hiện mình đó luôn muốn cuộc sống của bản thân sôi động hơn một chút.
– Nhưng cái gì cũng cần phải nằm trong giới hạn chấp nhận được. Trước khi có thể khiến người xung quanh phải bộc lộ thái độ không đồng tình hay dè bỉu, chế nhạo, những kiểu tự thể hiện nói trên rất dễ làm méo mó chính nhân cách của người “thể hiện”, rất dễ làm cho họ lạc hướng hành động trong cuộc đời, để dẫn đến nhiều những thất bại mà trước hết là thất bại trong giao tiếp. Vì vậy, việc tự thể hiện cũng cần được điều chỉnh bởi một nhận thức sáng suốt, của chính mỗi con người và của cả xã hội.
– Mỗi con người chúng ta cần tìm đến một cách thể hiện mình “bền vững ” hơn – tự thể hiện bằng những giá trị thật, tức là những giá trị có thể tô điểm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm ý nghĩa. Ta có thể tự thể hiện bằng sự phấn đấu không ngừng theo những lí tưởng cao đẹp. Kết quả công việc tốt đẹp mà ta có, thành công vẻ vang mà ta đạt được chính là sự quảng bá hợp lí nhất cho vị trí của chúng ta, cho danh dự của mỗi người. Liên quan đến tự thể hiện là việc xác định được chỗ đứng, việc khẳng định mình như một giá trị giữa cuộc đời. cần phải có khát vọng làm được điều này, cũng có nghĩa là cần phân biệt được khoảng cách giữa sự “choáng ngợp”, hiếu kì ít giá trị và sự tôn trọng, tôn vinh có căn cứ, có chuẩn mực, xuất hiện từ phía cộng đồng mà ta sống. Như vậy, trên vấn đề này, biết tự thể hiện mình đúng cách cũng chính là biết giao tiếp với thế giới. Tự thể hiện mình theo kiểu chân chính xa lạ với sự tự “kê kích” mình lên một cách phi lí. Tự thể hiện mình, đôi khi, còn gắn liền với sự hi sinh, gắn liền với những việc làm thầm lặng mà có ích. Giữa sự tự thể hiện mình và sự học hỏi cách “chung sống” không hề có xung đột mang tính tất yếu như một số người có thể tưởng. Tự thể hiện mình đúng cách luôn hàm chứa trong đó sự đóng góp tích cực, hướng về môi trường sống chung vốn thường xuyên cần đến sự tươi mới, năng động nhưng hài hoà.
– Không ai muốn sống vô danh, chính vì vậy mà nhu cầụ tự thể hiện nảy sinh. Nhưng tự thể hiện không phải là câu chuyện nhất thời mà đôi khi là câu chuyện dài của cả một cuộc đời. Bởi thế, giữa tự thể hiện và tự biết mình luôn có sự đấu tranh tích cực. Chính nó sẽ giúp chúng ta ghi được dấu ấn trong quãng thời gian chúng ta sống trên đời.
Tham khảo
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
1. Thể hiện mình là làm cho người khác thấy được những đặc điểm của bản thân qua những hành vi, cử chỉ, lời nói, việc làm…
2. Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Học sinh thể hiện mình để gây sự chú ý, để khẳng định bản thân hoặc để được tôn trọng, yêu thương…
3. Ở môi trường học đường, học sinh có nhiều cách thể hiện bản thân:
– Có cách thể hiện tích cự, đúng đắn (chăm chỉ học tập, có ý thức kỷ luật, tích cực tham gia các phong trào, yêu thương và quan tâm bạn bè…)
– Biết ước mơ về những hoài bão tốt đẹp.
– Có cách thể hiện tiêu cực, sai trái (đánh nhau, nói năng thiếu văn hóa, ăn mặc không phù hợp, làm ngược lại những điều tốt đẹp mà thầy cô khuyên bảo…)
4. Khẳng định những cách thể hiện bản thân tích cực. Lên án, phê phán những cách thể hiện bản thân sai trái, tiêu cực.
5. Đề ra cách thể hiện tích cực của bản thân.
Kết thúc vấn đề nghị luận.