K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

- Biện pháp tu từ nhân hóa: “đò- biếng lười- mặc”, “ quán tranh- đứng im lìm” - Tác dụng biện pháp tu từ: + Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm. + Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, im lìm, bình yên nhưng cũng đượm buồn.

BẾN ĐÒ NGÀY XƯA Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt, Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ. Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo? Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ, Thúng đội đầu như đội cả trời...
Đọc tiếp

BẾN ĐÒ NGÀY XƯA Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt, Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ. Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo? Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ, Thúng đội đầu như đội cả trời mưa. Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở, Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa. Thực hiện yêu cầu sau: Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo? Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Câu 4: Anh/Chị thấy được gì trong tâm hồn tác giả qua văn bản trên? Chỉ em với ạ 🥺

0
I. Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. II. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. III. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra, Làm giật...
Đọc tiếp

I. Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

II. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

III. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

1. Phát hiện những tín hiệu đặc trưng của mùa xuân trong khổ I. Quán tranh và con đò hiện ra trong cơn mưa xuân thế nào? Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ:

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng.

2. Hình ảnh "cỏ non tràn biếc cỏ" gợi lên điều gì?

3. Chỉ ra và cho biết tác dụng của việc sử dụng từ láy trong khổ thơ II. Cụm từ "cúi ăn mưa" theo em nên hiểu thế nào, tại sao?

4. Tìm nét tương đồng giữa hình ảnh đồng lúa ở khổ III và hình ảnh cỏ non trên đường đê ở khổ II. Theo em, gam màu nổi bật trong bức tranh là màu gì? Có thể thay cụm từ "lũ cò con" bằng "mấy con cò" được không? Vì sao?

5. Đọc khổ III và trả lời câu hỏi:

a. Cụm từ cô nàng yếm thắm dùng để chỉ ai?

Vì sao em biết điều đó?

b. Diễn đạt cụm từ in đậm trong câu thơ"Làm giật mình một cô nàng yếm thắm" bằng một câu mà nghĩa không thay đổi.

c. Chỉ ra sự khác nhau giữa 2 cách diễn đạt đó.

d. Con người được gợi tả như thế nào qua hình ảnh đó?

e. Nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

0
2 tháng 4 2021

Trả lời:

Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

24 tháng 3 2019

=> Đáp án C

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới: Anh ra khơi, Mây chao ngang trời những cánh buồm trắng. Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng, Biển một bên và em một bên.   Biển ồn ào êm lại dịu êm, Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ? Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía, Biển một bên và em một bên.   Ngày mai, khi thành phố  lên...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:

Anh ra khơi,

Mây chao ngang trời những cánh buồm trắng.

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng,

Biển một bên và em một bên.

 

Biển ồn ào êm lại dịu êm,

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ?

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía,

Biển một bên và em một bên.

 

Ngày mai, khi thành phố  lên đèn,

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc.

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc,

Biển một bên và em một bên.

 

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên,

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng.

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng,

Biển một bên và em một bên.

                                                   TRẦN ĐĂNG KHOA

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

 Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía,

Biển một bên và em một bên.

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc – Hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của biển đảo, quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền của biển đảo.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập một.

giải giúp mình nhé. cảm ơn các bạn

0
25 tháng 6 2017

Nội dung chính: Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú

Đáp án cần chọn là: A

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi...
Đọc tiếp

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

2
2 tháng 3 2020

1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )

=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.



2 tháng 3 2020

3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )

=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.


4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

20 tháng 10 2021

làm ơn giúp với :(((