K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Theo mình, một vật thần kì được nhắc đến trong đoạn văn trên là "đôi dép lốp thô sơ".

- Giới thiệu về "đôi dép lốp" :

Đôi dép cao su là vật dụng đầy sáng tạo và độc đáo, chỉ ở đất nước Việt Nam mới có.Nó đã gắn bó thân thiết với cán bộ và chiến sĩ ta qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lăng. Dép lốp, hay còn gọi là dép cao su, sau này còn có tên là dép đúc ở thời bao cấp - được là ra từ lốp ( vỏ) ô tô cũ. Người ta dúng con dao bản to (như dao thái phở) để lọc, lạng mỏng lớp cao su của lốp ô tô rồi xén theo hình bàn chân. Đôi dép lốp có hình dáng giống các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, 2 quai sau song song vắt ngang cổ chân.Bề ngang mỗi quai khoảng 1.5cm. Quai đươc luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp xe ô tô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những mảnh hình thoi để đi cho đỡ trơn. Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi sẽ ko bị mỏi. Người đi đường xa mang sẳn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm để phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại.

23 tháng 10 2016
Bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà nói về phong cách làm việc, phong cách sống tuyệt vời, thanh cao mà giản dị của Bác Hồ. Nền tảng cơ bản tạo nên vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.
 
Bài văn khẳng định tầm vóc văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới.
 
Đoạn một: Từ đầu đến rất mới rất hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.
 
Đoạn hai: Phần còn lại: Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Hồ Chí Minh.
 
Mở đầu bài văn, tác giả khẳng định trình độ hiểu biết văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt tới mức uyên thâm.
 
Trường học cách mạng của Bác Hồ là hiện thực sôi động của thế giới. Bác Hồ đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau từ phương Đông tới phương Tây nên có kiến thức sâu rộng về văn hóa của các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ… Để có được trình độ hiểu biết uyên thâm ấy, Bác Hồ đã không ngại gian khổ, khó khăn, dày công học tập trong một thời gian rất dài:
 
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ.
 

Bác hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Hoa, Nga…

Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, Bác Hồ có một mục đích rõ ràng là để tạo cho mình một nhân cách, một lối sống mới, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại.

 
Phương pháp học tập của Người cũng hết sức đặc biệt. Đó là học qua thực tế công việc của nhiều nghề khác nhau và học từ trong hiện thực cuộc sống phong phú, sôi động xung quanh.
 
Tác giả khẳng định: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
Điều quan trọng là Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp hài hoà với vẻ đẹp truyền thông của nền văn hoá dân tộc Việt Nam để tạo cho mình một bản sắc riêng:
 
Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại…
 
Sau khi phân tích cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa của dân tộc và nhân loại, tác giả giới thiệu nét đẹp hiếm có trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. Lối sống đó thể hiện qua căn nhà mà Người đang ở, qua đồ dùng và bữa cơm hằng ngày. Đề cập đến vấn đề này, giọng văn của tác giả vừa xúc động vừa tự hào:
 
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.
 
Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có lối sống giản dị như một người dân thường. Nơi ở, nơi làm việc của Bác là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, trước mặt là ao cá và bên cạnh là vườn cây xanh tốt hoa nở ngát hương như bao cảnh làng quê quen thuộc khác. Tác giả kết hợp khéo léo, tự nhiên giữa lời kể và lời bình luận:
 
Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.
Chủ nhân của ngôi nhà đó được tác giả giới thiệu ngắn gọn nhưng hàm súc:
 
Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
 
Giản dị là đức tính, phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong những lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều mà bất kì ai tiếp xúc với Bác đều cảm nhận được. Nhưng hiểu và đánh giá đúng những phẩm chất ấy ở lãnh tụ Hồ Chí Minh thì không phải là dễ dàng. Hình ảnh chiếc vali nhỏ bằng mây, vài bộ quần áo cũ, đôi dép lốp đơn sơ… đã gắn liền với cuộc đời thanh cao, trong sáng của Bác.
 
Nơi Bác ở và cách sống của Bác thì như vậy, còn bữa ăn của Bác cũng chẳng khác gì bữa ăn của những người dân thường:
 
Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
Sự kết hợp hài hoà giữa cách kể chuyện tự nhiên, sinh động và lời văn giàu cảm xúc của tác giả đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình sâu sắc cho đoạn văn, đồng thời phản ánh tình cảm kính yêu chân thành mà người viết dành cho vị Cha già dân tộc:
 
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.
 
Yêu Bác hiểu Bác nên tác giả đã có những nhận xét, phân tích rất chính xác về cội nguồn bản chất đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là nét đẹp của lối sống dân tộc Việt Nam kết tinh trong phong cách Hồ Chí Minh.
 
Bởi vì, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng dài hơn sáu mươi năm, phong cách sống của Hồ Chí Minh đã được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ thực dân và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lăng đầy đau thương mà oanh liệt của dân tộc. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác đã nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
 
Phong cách của Bác cho ta thấy được vẻ đẹp của cuộc sống an bần lạc đạo, gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao cua người xưa: Bất giác, ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:
 
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
 
Hai câu thơ trên miêu tả cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi ông tìm về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thi vị hoá cuộc sống thanh bần của mình giữa thiên nhiên tuyệt đẹp.
 
Còn ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng đang lãnh đạo toàn dân đánh Mĩ. Thú quê trong văn chương xưa nhiều khi chỉ là tượng trưng, nay hoàn toàn là sự thật trong cuộc sống của Bác. Điều ấy thể hiện Hồ Chí Minh là con người giản dị nhưng vô cùng vĩ đại.
 
Không phải là Bác bắt chước cảnh sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó mà lối sống ấy đã được Bác nâng lên thành một quan niệm thẩm mĩ đúng đắn: Trong cuộc đời, cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên.
 
Kết thúc bài văn, tác giả nhận xét:
 
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
 
Lời bình luận này đã đề cao giá trị và sức thuyết phục kì diệu của phong cách Hồ Chí Minh. Cả thế giới có thể tìm thấy ở Bác tấm gương sáng suốt đời cống hiến, hi sinh cho quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân loại.
 
Điều may mắn to lớn nhất của dân tộc Việt Nam là có được một lãnh tụ kiệt xuất như Hồ Chí Minh. Thực ra, đó không chỉ là hạnh phúc của riêng dân tộc Việt Nam mà là của chung nhân loại ở thế kỉ XX. Thế kỉ XX là thế kỉ đấu tranh một mất một còn giữa bạo lực và chống bạo lực. Trong đó, Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu nhất của phía chống bạo lực; là hình tượng cao cả, lớn lao, xứng đáng với niềm tự hào chung của nhân loại.
 
Bài viết của tác giả Lê Anh Trà đã khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học nhân sinh có tác dụng giáo dục lớn lao cho các thế hệ mai sau. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, chúng ta cần có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
22 tháng 10 2016

Mình học qua lâu rồi nên k nhớ đoạn trích trên nên mình giụpban phần b được thôi

 

20 tháng 12 2018

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

20 tháng 12 2018

Bạn tham khảo:

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù những kẻ theo Tây,phản bội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”,lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tán đến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi…

Tình thế của ông càng trở nên bế tắc,tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian.Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.

Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu,niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát:“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”.Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương.Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn…

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ.Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình.Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”,“thế con ủng hộ ai ?”…Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”…Những điều ấy ông đã biết,vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm.Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”.Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt.Ông xúc động,nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”.Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng.Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ …

May thay,tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính .Ông Hai sung sướng như được sống lại.Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”.Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người.Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính.Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà .Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả .” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”.Ông khoe nhà mình bị đốt sạch,đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc,thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc.Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến.Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng,yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược .

Cách miêu tả chân thực,sinh động,ngôn ngữ đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng,tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng,dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.

Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

- Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo.Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéođể khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớthương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọnghệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất chonên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, độngviên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giốngdòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đãchẳng phụ mẹ".

16 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Đối với mỗi học sinh, cây bút bi đã trở thành một đồ dùng học tập khá quen thuộc, đồng hành cùng chúng ta mỗi ngày đi học. Cây bút bi nhỏ xinh là trợ thủ đắc lực để chúng ta viết, vẽ, ghi chép,..giống như con trâu là trợ thủ ra đồng của người nông dân vậy(Biện pháp so sánh). Hàng ngày, nó vẫn nằm ngay ngắn trong hộp bút của học sinh, được chúng ta sử dụng rất nhiều cả ở nhà, lẫn ở trường. Cây bút bi mà chúng ta dùng ngày nay đã được cải biến khá nhiều so với cây bút bi nguyên thủy của nó. Nguồn gốc của cây bút bi đầu tiên là được sáng chế bởi một nhà báo người Hungary. Động lực của ông là muốn tìm ra một loại bút mà thay thế được loại bút máy thường xuyên bị hỏng và làm bẩn giấy. Sau nhiều thăng trầm và thất bại, ông đã phát minh thành công chiếc bút bi hiện đại và nhận bằng sáng chế Anh quốc vào năm 1938. Nguyên lý hoạt động của cây bút bi là nó có một viên bi nhỏ có thể xoay đầu trong hốc thân bút. Khi viết, viên bi đó xoay tròn dẫn đến kéo mực xuống ngòi và lan mực rất đều và đẹp trên mặt giấy. Ngày nay, hai loại bút bi thông dụng mà chúng ta vẫn hay thấy có đường kính 0,7mm hoặc 0,5mm. Thân bút nhỏ nhắn, dài khoảng 12cm nên cầm rất vừa tay. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng có phần gài để người dùng có thể gài vào vở hoặc túi áo. Ruột bút ở bên trong được gắn với lò xo để ấn khi dùng và đóng khi không dùng đến. Ngòi bút nhỏ, trơn, khi viết ra mực rất đều. Có rất nhiều hãng sản xuất bút bi: Thiên Long, Hồng Hà,... Nhưng chúng ta đều thấy ưu điểm của bút bi là rẻ, nhẹ, mực ra đều, đẹp, viết nhanh, không gây bẩn vở như bút mực hay có thể tẩy dễ dàng như bút chì. Tuy nhiên, khi sử dụng bút bi, chúng ta cần lưu ý xoay đầu bút liên tục nếu phải viết trong thời gian dài liên tục. Nếu không, mực sẽ đọng và gây vón cục mực trên giấy. Dùng xong, đóng nắp rồi cất vào trong hộp. Có như vậy, chiếc bút bi của ta sẽ luôn như mới và dùng được lâu. Nếu không muốn mua nhiều bút, người dùng có thể mua ruột bút để thay khi ruột cũ hết mực. 

5 tháng 4 2022

Tham khảo:
Là con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc, Phương Định mang theo những kỉ niệm đẹp của một thời học sinh vô tư lự bên người mẹ và những hình ảnh, những kỉ niệm thân thương của vùng đất Hà thành. Ở chiến trường 3 năm, cô đã quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng lại không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng, cỗ vẫn luôn mơ mộng, thích được ca hát. Cô xinh đẹp, đầy nữ tính, biết điệu đà làm dáng nhưng lại rất kín đáo, tế nhị, có chiều sâu trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. Biết mình được các anh lính để mắt, điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng cô không hề tỏ ra vồn vã, săn đón. Cô yêu mến đồng đội, đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ. Cô cũng yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. Cuộc sống chiến đấu đối mặt với kẻ thù hàng ngày, thần chết luôn đe doạ từng giây phút đã rèn luyện cho cô gái Hà thành đức tính dũng cảm, gan dạ, tự tin để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Công việc hàng ngày của cô và đồng đội vô cùng nguy hiểm: phá bom, ít nhất là 3 quả, có ngày 5 quả nhưng trong giọng kể của cô lại là điều vô cùng hiển nhiên, dễ dàng. Vậy đấy, Lê Minh Khuê đã xây dựng một Phương Định vô cùng chân thực, sinh động trong mắt người đọc, và được coi là một trong các đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu...
Đọc tiếp

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu hỏi:

1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? 2/ đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

4/ Bộ phận in đậm ở câu (1) trong đoạn trích làm thành phần gì trong câu?

5/ Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

6/Em hãy nêu ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

7/ Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn trong đoạn trích trên. Qua đó em biết gì về tình cảm của nhà văn với nhân vật?

1
8 tháng 10 2021

1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.

2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.

3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.

4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)

5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.

6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.

+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.

+ phép lặp: từ 'Trương'

+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.