K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2015

- Xét tam giác ACD vuông tại D

=> AD2 + CD2 = AC2 (Định lí Pitago)

=> 82 + 82 = AC2

=> AC2 = 128

=> AC = \(\sqrt{128}\) (cm)

 - Có: EC + ED = CD

=> EC + 4 = 8

=> EC = 4 (cm)

 - Xét tam giác CEF vuông tại E

=> EC2 + EF2 = CF2 (Định lí Pitago)

=> 42 + 42 = CF2

=> CF2 = 32

=> CF = \(\sqrt{32}\) (cm)

 - Có tam giác CEF vuông cân tại E

=> Góc ECF = Góc EFC

=> Góc ECF + Góc EFC = 90o

=> Góc ECF = 45o

 - Có AC là đường chéo của hình vuông ABCD

=> AC là tia phân giác của góc BCD

=> góc BCA = Góc ACD = 45o

 - Có Góc ACD + góc ECF = góc ACF

=> 45o + 45o = góc ACF

=> góc ACF = 90o

=> AC  |  CF

=> AC là chiều cao tương ứng với cạnh đáy CF của tam giác ACF

=> Diện tích tam giác ACF là:

\(\frac{\sqrt{128}.\sqrt{32}}{2}=32\)(cm2)

ĐS: 32 cm2

25 tháng 8 2015

Hello, xin chào bài toán hay quá ha.

25 tháng 8 2015

Ái chà mấy hôm nay bài giang cho đều là bài hay nhỉ ? Đợi mình xíu nhoànhoà

6 tháng 12 2015

Một nhóm 18 người có tính chất rất lạ là mỗi người bất kỳ trong số họ đều là bạn của tất cả r  người bạn của những người mà họ chưa kết bạn, mặt khác, họ lại chưa kết bạn với tất cả r người bạn của những người bạn của mình. Hỏi trong nhóm này có ít nhất và nhiều nhất bao nhiêu bạn bè biết rằng mỗi người có ít nhất một người bạn trong nhóm?

28 tháng 8 2015

Theo tôi nghĩ thì số r ở đây không đúng, đề phát biểu có thể là thế này: Một nhóm 18 người có tính chất rất lạ là mỗi người bất kỳ trong số họ đều là bạn của tất cả người bạn của những người mà họ chưa kết bạn, mặt khác, họ lại chưa kết bạn với tất cả người bạn của những người bạn của mình. Hỏi trong nhóm này có ít nhất và nhiều nhất bao nhiêu bạn bè biết rằng mỗi người có ít nhất một người bạn trong nhóm? Ở đây phải có thêm giả thiết là có ít nhất một người có bạn (Vì nếu không số cặp bạn bè bé nhất bằng 0 --  tầm thường)

Ta giải như sau:

Đầu tiên xét một bạn A bất kì mà A phải có ít nhất 1 người bạn. 

Ta kí hiệu \(T_1,\ldots,T_k\) là tập những người chưa là bạn của A và \(B_1,\ldots,B_{\ell}\) là những người bạn của A. Ta có \(k+\ell=17.\) Theo giả thiết \(B_i,T_j\) là bạn của nhau với mọi i,j. Ngoài ra \(B_i,B_j\) theo giả thiết không phải là bạn của nhau.  Mặt khác các \(T_i,T_j\) không phải là bạn của nhau vì nếu không \(B_1\) không phải là bạn của cả hai, mâu thuẫn

Bằng cách kí hiệu đoạn nối A,B cho mỗi cặp bạn bè, thì số cặp bạn bè là \(\left(k+1\right)\cdot\ell=k\ell+\ell=18\ell-\ell^2.\) Chú ý rằng \(1\le\ell\le17\)  nên ta có \(\left(\ell-1\right)\left(\ell-17\right)\le0\to17\le18\ell-\ell^2.\) Vậy số cặp bạn bè ít nhất phải là \(17.\) Chẳng hạn khi đó A có đúng 1 người bạn, có 16 kẻ thù, các kẻ thù đôi một không là bạn của nhau. 

Mặt khác số các cặp bạn bè là \(\left(k+1\right)\cdot\ell=k\ell+\ell=18\ell-\ell^2=-\left(\ell-9\right)^2+81\le81.\) Vậy số cặp bạn bè tối đa là \(81.\) Dấu bằng chẳng hạn khi \(\ell=9,\) có nghĩa rằng A có đúng 9 người bạn và 8 kẻ thù.  (ĐPCM)

 

28 tháng 8 2015

Đề nghị xem lại đề: Bài này không rõ ràng lắm: hai giá trị của r trong phát biểu đề là một?

Hãy trân trọng tình bạn của mình, một số câu sau đây có thể làm bạn tỉnh giấc như tôi vậy:-Tình bạn dễ vỡ, cần sự nâng niu, gìn giữ như bất kỳ món đồ dễ vỡ và quý giá nào khác.-Không phải tất cả những người cười với ta đều là bạn nhưng không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù.-Tình bạn sẽ đến khi ta tôn trọng lẫn nhau. Tình bạn sẽ mất khi ta ích...
Đọc tiếp

Hãy trân trọng tình bạn của mình, một số câu sau đây có thể làm bạn tỉnh giấc như tôi vậy:

-Tình bạn dễ vỡ, cần sự nâng niu, gìn giữ như bất kỳ món đồ dễ vỡ và quý giá nào khác.

-Không phải tất cả những người cười với ta đều là bạn nhưng không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù.

-Tình bạn sẽ đến khi ta tôn trọng lẫn nhau. Tình bạn sẽ mất khi ta ích kỉ với bạn.
-Nếu có ai hỏi tình bạn giá bao nhiêu thì ta nên nhấn mạnh rằng “Tình bạn là vô giá”.

-Trong tình bạn, có những điều người ta không nói ra nhưng ai cũng tự cảm nhận được
-Một người bạn là người vẫn tin tưởng bạn khi bạn chẳng còn tự tin nữa.

-Một người bạn là người mỉm cười khi bạn cười, vui khi bạn vui, nhưng không khóc khi bạn khóc, vì khi ấy họ còn phải nắm tay và ôm lấy bạn.
Kết quả hình ảnh cho những câu nói hay nhất về tình bạn

3
30 tháng 10 2018

Hay đấy bạn muốn chia sẻ cho diễn đàn à?
Cảm ơn.

HỌC TỐT!!!

30 tháng 10 2018

?????!!!!! day co con la hoi dap ko

30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số 1, 2, ..., 30 theo thứ tự. Một số trong họ là Hiệp sĩ, một số là Kẻ lừa dối. Những bài toán về Hiệp sĩ và Kẻ lừa dối luôn hấp dẫn và cho dù đã giải không ít những bài toán như vậy, chúng ta vẫn có thể rất bất ngờ với những cách phát biểu tươi mới. Xin giới thiệu với bạn đọc một đề thi Olympic Toán lớp 9 của Nga.30...
Đọc tiếp

30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số 1, 2, ..., 30 theo thứ tự. Một số trong họ là Hiệp sĩ, một số là Kẻ lừa dối. 

Những bài toán về Hiệp sĩ và Kẻ lừa dối luôn hấp dẫn và cho dù đã giải không ít những bài toán như vậy, chúng ta vẫn có thể rất bất ngờ với những cách phát biểu tươi mới. Xin giới thiệu với bạn đọc một đề thi Olympic Toán lớp 9 của Nga.

30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số 1, 2, ..., 30 theo thứ tự. Một số trong họ là Hiệp sĩ, một số là Kẻ lừa dối. Hiệp sĩ luôn nói thật còn kẻ lừa dối luôn nói dối. Mỗi một người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa, bạn của Hiệp sĩ là Kẻ lừa dối và bạn của Kẻ lừa dối là Hiệp sĩ. Mỗi người đều được hỏi "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?". 15 người ngồi ở vị trí lẻ trả lời "Đúng".

Tìm số người ngồi ở vị trí chẵn cũng trả lời "Đúng".

0
Bài 1.4:Các bạn học sinh trong trường xếp các hàng dọc sao cho đếm từ trái sang, hàng thứ nhất có n bạn, hàng thứ 2 có n−1bạn, ... cho đến hàng thứ n có 1 bạn. Các bạn đều quay mặt về phía hàng thứ nhất. Ví dụ với n=5 (mỗi dấu * đại diện cho một bạn):** ** * ** * * ** * * * * (hàng thứ nhất)Mỗi bạn được phép chọn duy nhất một mệnh đề trong hai mệnh đề dưới đây để phát...
Đọc tiếp

Bài 1.4:

Các bạn học sinh trong trường xếp các hàng dọc sao cho đếm từ trái sang, hàng thứ nhất có n bạn, hàng thứ 2 có n−1bạn, ... cho đến hàng thứ n có 1 bạn. Các bạn đều quay mặt về phía hàng thứ nhất. Ví dụ với n=5 (mỗi dấu * đại diện cho một bạn):

*

* *

* * *

* * * *

* * * * * (hàng thứ nhất)

Mỗi bạn được phép chọn duy nhất một mệnh đề trong hai mệnh đề dưới đây để phát biểu (trừ các bạn đứng đầu hàng).

  • Mệnh đề 1. "Bạn trước mặt mình là người nói thật, bạn bên trái của bạn trước mặt mình là người nói dối."
  • Mệnh đề 2: "Bạn trước mặt mình là người nói dối, bạn bên trái của bạn trước mặt mình là người nói thật."

 

Với n=2015, hãy tìm số người nói thật nhiều nhất có thể.

 

Chú thích: Nếu một bạn học sinh nói dối thì bạn ấy sẽ nói ngược sự thật. Còn một bạn học sinh nói thật thì bạn ấy sẽ nói đúng sự thật.

 

1
18 tháng 12 2015

đề bài bá đạo thật ,,,, đi nhủ thui

22 tháng 8 2017

Bn đăng hình lên làm chi vậy??????????

22 tháng 8 2017

có ai cần xem hình đâu mà đăng