Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Tự vẽ nhé
b)
Vì là gương phẳng nên nếu khoảng cách từ người đó đến vị trí đặt gương không đổi thì đặc điểm ảnh cũng không thay đổi
c)
Cái này còn phụ thuộc vào góc nhìn thấy của mắt, nhưng mà có 1 điểm chung là càng ra xa gương thì điều kiện về chiều dài của gương (chiều dài tối thiểu của gương) càng nhỏ.
d)
+)
Người chuyển động về phía gương
Lấy vật đứng yên (gương) làm mốc
Khi người lại gần gương một đoạn S thì ảnh cũng lại gần gương một đoạn S
=> Ta có vận tốc di chuyển của ảnh ở trường hợp này bằng vận tốc di chuyển của người.
+)
+) Gương chuyển động về phía người
Lấy vật đứng yên (người) làm mốc
Khi người lại gần gương một đoạn S thì ảnh cũng lại gần gương một đoạn S, tuy nhiên so với người thì ảnh lại gần người một đoạn 2S
=> Ta có vận tốc di chuyển của ảnh ở trường hợp này gấp đôi vận tốc di chuyển của người.
O A B A' B' H K E I 1,65m 15cm
a) Khoảng cách giữa mép dưới của gương với mặt đất để người đó nhìn thấy ảnh của chân mình trong gương là IK
\(OA=15cm=0,15m\)
Ta có: \(OA+OB=AB\)
\(\Rightarrow0,15m+OB=1,65m\)
\(\Rightarrow OB=1,65m-0,15m\)
\(\Rightarrow OB=1,5m\)
Xét tam giác OB'B
K là trung điểm của OB'
IK // OB ( người đứng đối diện với gương )
I là trung điểm của BB'
\(\Rightarrow\) IK là đường trung bình của tam giác OB'B
\(\Rightarrow IK=\frac{1}{2}OB\)
Ta có: \(OB=1,5m\)
\(\Rightarrow IK=\frac{1}{2}.1,5m\)
\(\Rightarrow IK=0,75m\)
Vậy khoảng cách giữa mép dưới của gương với mặt đất là 0,75m để người đó nhìn thấy ảnh của chân mình trong gương
b)
Khoảng cách giữa mép trên của gương với mặt đất để người đó nhìn thấy ảnh của đỉnh đầu mình trong gương là HI
Xét hình thang OA'B'B
H là trung điểm của OA'
HI // A'B' ( người đứng đối diện với gương )
I là trung điểm của BB'
\(\Rightarrow\) HI là đường trung bình của hình thang OA'B'B
\(\Rightarrow HI=\frac{1}{2}\left(OB+A'B'\right)\)
Mà \(\left\{\begin{matrix}OB=1,5m\\AB=A'B'=1,65m\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow HI=\frac{1}{2}\left(1,5m+1,65m\right)\)
\(\Rightarrow HI=1,575m\)
Vậy khoảng cách giữa mép trên của gương với mặt đất để người đó nhìn thấy ảnh của đỉnh đầu mình trong gương là 1,575m
c)
Chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh mình trong gương là HK
Xét tam giác OA'B'
H là trung điểm của OA'
HK // A'B' ( người đứng đối diện với gương )
K là trung điểm của OB'
\(\Rightarrow\) HK là đường trung bình của tam giác OA'B'
\(\Rightarrow HK=\frac{1}{2}A'B'\)
Mà \(AB=A'B'=1,65m\)
\(\Rightarrow HK=\frac{1}{2}.1,65m\)
\(\Rightarrow HK=0,825m\)
Vậy chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương là 0,825m
a) Khoảng PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương phải thỏa mãn điều kiện: Tất cả các điểm sáng nằm trên tường trong khoảng PQ đều có tia sáng phát ra đến đập vào mặt gương, bị phản xạ và đi vào mắt M của người quan sát. Vậy tia tới PI và QJ phải nằm trên đường kéo dài gặp ảnh M’ của M.
Cách vẽ:
+ Vẽ ảnh M’ của mắt M qua gương.
+ Nối điểm mép gương I và J với M’ và kéo dài ra sau cắt tường tại P và Q.
Như vậy mọi tia tới xuất phát từ một điểm bất kì trên tường nằm trong khoảng PQ trên tường đều cho tia phản xạ trên gương đi được vào mắt M.
b) Nếu người ấy tiến lại gần gương hơn thì ảnh M’ của mắt M cũng tiến lại gần gương hơn, khi đó tia IP và JQ sẽ loe rộng hơn, suy ra khoảng PQ sẽ tăng lên.
I H D O D' M M' C K C'
Gọi người đó là DC, ảnh của người đó là D'C', khoảng cách từ đỉnh đầu đến mắt là DM, khoảng cách từ ảnh của đỉnh đầu đến ảnh của mắt là D'M', khoảng cách từ mắt đến chân là MC, khoảng cách từ ảnh của mắt đến ảnh của chân là M'C', chiều dài tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương là IH, khoảng cách từ mép trên của gương đến mặt đất là IK, khoảng cách từ mép dưới của gương đến mặt đất là HK. Cho O biết OK = DC
Đổi: 1,7m = 170cm
Ta có: OI là đường trung bình của tam giác D'DM
\(\Rightarrow OI=\frac{DM}{2}=\frac{16}{2}=8\left(cm\right)\)
\(IK=OK-OI\)
\(\Rightarrow IK=DC-OI\)
\(\Rightarrow IK=170-8=162\left(cm\right)\)
Vậy mép trên của gương phải cách mặt đất ít nhất là 162cm để người đó thấy ảnh của đỉnh đầu mình trong gương.
1/Khi đặt hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì có anh sáng từ hộp gỗ đến mắt ta nên ta nhìn thấy nó.
Còn khi đặt hộp gỗ trong phòng tối thì không có ánh sáng từ hộp gỗ đến mắt ta nên ta không nhìn thấy nó.
2/Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước nên người ta lắp gương cầu lồi thay vì gương phẳng để giúp người lái xe nhìn thấy một vùng rộng hơn ở phía sau, để an toàn khi lái xe.
3/Gương cầu lồi sử dụng làm gương chiếu hậu cho xe ôtô, xe máy, gương quan sát đường bộ, thường được đặt ở chỗ góc cua, ngã ba, ngã tư.
Gương cầu lõm: Nung nóng vật, làm gương trang điểm cho các diễn viên, làm các pha đèn (đèn pin, đèn ô tô), chế tạo kính thiên văn, ...; một cách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại, … ), sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào việc chạy ôtô, đun bếp, làm pin nhờ vào gương cầu lõm.
4/Khi áp tai vào tường, vì tường là chất rắn truyền âm tốt nên ta nghe được âm thanh.
Còn khi không áp tai vào tường thì âm thanh truyền trong chất khí là môi trường truyền âm kém hơn chất rắn nên ta không nghe được.
Câu 2: Vì phạm vi nhìn của gương cầu lồi rộng hơn phạm vi nhìn của gương phẳng nên khi lắp gương cày lồi sẽ giúp chúng ta quan sát rộng hơn