Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hình thức nhân đôi:
+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.
+ Phân tử DNA của tế bào mẹ nhân đôi, tế bào kéo dài ra, tách thành hai phần bằng nhau và tạo thành hai cơ thể con.
- Hình thức bào tử vô tính:
+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.
+ Bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi mới nảy mầm tạo thành cơ thể mới.
+ Ở sinh vật nhân sơ: ADN nhân đôi nhiều lần, sợi sinh khí kéo dài và cuộn lại hình thành dãy các bào tử, mỗi bào tử chứa 1 ADN.
+ Ở sinh vật nhân thực: Tế bào nguyên phân nhiều lần tạo các bào tử độc lập.
- Hình thức nảy chồi:
+ Có ở sinh vật nhân thực.
+ Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi, tạo thành hai nhân. Tế bào mẹ mọc thành u lồi, một nhân và tế bào chất di chuyển vào u lồi tạo thành chồi. Chồi có thể dính liền với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn hoặc tách ra tạo thành cơ thể mới.
- Hình thức bào tứ hữu tính:
+ Có ở sinh vật nhân thực.
+ Có sự giảm phân để tạo các giao tử khác giới và kết hợp của hai loại giao tử để tạo cơ thể mới.
a) Tế bào đang ở kì giữa của quá trình giảm phân II
Giải thích : Trên tiêu bản, ta thấy có 5 NST kép (số lẻ) xếp thành hàng nên suy ra được các NST không đi thành từng cặp tương đồng
=> Chỉ có thể là quá trình giảm phân, mak các NST xếp thành 1 hàng nên lak Kì giữa II
b) Trước tiên ta tìm được bộ NST 2n của loài lak 2n = 10
(* Do ở kì giữa II có n NST kép = 5 nên 2n sẽ = 10)
-> Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân :
\(2n.\left(2^5-1\right)=10.\left(2^5-1\right)=310\left(NST\right)\)
* Ở đây đề thiếu nên mik nghĩ tiếp theo đề hỏi lak Tạo ra bao nhiêu loại giao tử và đó lak loại nào ?
- Ta xét cặp NST XY : Do không phân li trong giảm phân 1 nên sẽ tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau lak XY và 0
-> Số loại giao tử tạo ra : \(2^3=8\left(loại\right)\)
Các loại giao tử đó là : \(ABDeXY\) và \(ABDe0\) và \(AbDeXY\) và \(AbDe0\) và \(aBDeXY\) và \(aBDe0\) và \(abDeXY\) và \(abDe0\)
- Các chất hữu cơ đa phân tử được phân giải nhờ các enzyme do các vi sinh vật tiết ra phá vỡ liên kết giữa các thành phần cấu tạo để tạo thành các chất đơn giản.
- Ứng dụng quá trình phân giải vào đời sống:
+ Ứng dụng phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, nước trái cây lên men, lên men bột bánh mì, sản xuất ethanol sinh học, …
+ Ứng dụng phân giải protein ở vi sinh vật để tạo ra nước mắm, nước tương,…
+ Ứng dụng sự phân giải của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, sản xuất bột giặt sinh học,…
1/
Xác định mẫu vật trong mỗi hình:
- Hình (a): Tiêu bản có chứa nhiều tế bào với các hình dạng, kích thước khác nhau → Đây là một tập hợp các vi sinh vật đơn bào → Đây là tiêu bản của một giọt nước ao.
- Hình (b): Tiêu bản có chứa các tế bào có hình dạng, kích thước như nhau, xếp sít nhau → Đây là các tế bào của cùng một mô → Đây là tiêu bản của một lát biểu mô ở động vật.
2/
Điểm giống nhau và khác nhau của hai tiêu bản bên:
- Điểm giống nhau: Đều quan sát được các tế bào có kích thước nhỏ mà mắt thường không quan sát được.
- Điểm khác nhau:
+ Tiêu bản ở hình (a) là tiêu bản của các cơ thể đơn bào.
+ Tiêu bản ở hình (b) là tiêu bản của các tế bào có trong một mô của một cơ thể đa bào.