Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời. Thánh Gióng đó là người trời sai xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.
- Thánh gióng là người anh hùng dũng cảm. Muốn giúp sức cho nước nhà mà không ham lợi. Đây cũng là biểu tượng và mong muốn của nhân dân ta về 1 vị anh hùng cứu nước. Và nó như được hiện thực hóa bởi những thứ dân dã nhất đặc trưng nhất của nước ta. Dù vủ khí thô sơ như tre thì vị anh hùng vẫn đứng lên cứu nước và nhân dân ta!
có bài khác : THÁNH GIÓNG
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng. BẠN CÓ THỂ CHỌN 1 TRONG 2 BÀI ,CHÚC BẠN HỌC TỐT !
a) Đó là tiếng nói của lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quôc khi Tổ quốc lâm nguy. Câu đầu tiên đó là kết tinh của truyền thống, của tinh thần yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
b) Qua chi tiết cho thấy, nhân dân ta đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt. Vũ khí của người anh hùng Thánh Gióng là quan trọng nhưng đế làm nên thành công ấy phải kề đến sự góp công sức của nhân dân (cụ thể ở đây là nhân dân làng Gióng).
c) Qua chi tiết cho thấy, nhân dân đã bồi đắp và tạo dựng nên người anh hùng. Người anh hùng Thánh Gióng có những phẩm chất, tài năng và công trạng phi thường cũng là nhờ vào nhân dân.
d) Qua chi tiết cho thấy, sức mạnh cuộc kháng chiến chống lại quân thù của nhân dân ta đã lớn mạnh, ở đây, yếu tố thần thánh hóa đã được đưa vào để diễn tả ý nghĩa đó.
e) Đây rõ ràng là chi tiết hoang đường dạy màu sắc kì ảo nhưng lại chứa đựng một hàm nghĩa sâu xa. Nhân dân ta mong ước hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng bất tử cùng thời gian. Qua đó, tác giả dân gian cũng thể hiện được sự trong sáng, vô tư vì nước vì dân của Thánh Gióng. Thánh Gióng cùng ngựa sắt về Trời như tấm gương sáng không thể lu mờ cùng thời gian.
Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
Mình trả lời òi like nhé
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.
Cách phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học và tự sự: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, một số phận riêng. Vậy phân tích một nhân vật chính là làm sáng tỏ một tính cách, một số phận độc đáo. Những tính cách, số phận ấy bộc lộ qua các phương diện sau: a) Lai lịch Là phương diện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách cùng cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trọng với đường đời của một người (một nhân vật). Lai lịch gồm thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình. Chí Phèo ngay từ khi được sinh ra đã bị vứt ra khỏi cuộc sống, đã là đứa trẻ hoang không biết bố mẹ, chẳng có cửa nhà. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp phần tạo nên số phận cô độc thê thảm của Chí. Vốn xuất thân từ tầng lớp trên, quen hưởng cuộc sống giàu sang, lại ít có dịp gần gũi với quần chúng lao động nên văn sĩ Hoàng (Đôi mắt) dễ có cái nhìn khinh miệt về người dân quê kháng chiến... Tính cách, số phận nhân vật được lí giải một phần bởi thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt... b) Ngoại hình Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Phần lớn, đặc điểm tính cách, chiều sâu nội tâm (cái bên trong) của nhân vật được thống nhất với ngoại hình (vẻ bề ngoài). Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét khắc hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó. Miêu tả nhân vật văn sĩ Hoàng, Nam Cao chỉ vài nét phác họa dáng người béo, bước đi khệnh khạng, vừa đi vừa như bơi hai cánh tay ra hai bên vì những khối thịt ở dưới nách kềnh ra, bàn tay múp míp, bộ mặt đầy đặn và trên mép một cái vành móng ngựa ria trông như một chiếc bàn chải nhỏ... Chừng ấy chi tiết cũng đủ giúp người đọc hình dung rõ một con người kiểu cách, trưởng giả, một lối sống sung túc dư thừa giữa lúc nhân dân đang gian khổ kháng chiến. Trong phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết ngoại hình mà đi sâu vào nội tâm, vào bản chất của nhân vật. c) Ngôn ngữ Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Nhân vật cụ cố Hồng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng hễ cứ mở miệng ra là gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. Trở thành “nhà cải cách thẩm mỹ”, “đốc-tờ Xuân”, “giáo sư quần vợt”, “cố vấn báo Gõ mõ"... được cả xã hội thượng lưu thành thị trọng vọng, Xuân Tóc Đỏ vấn đầu cửa miệng mấy chữ “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”. Chứng tỏ tính chất lưu manh, vô học của y. Nhân vật Đào (Mùa lạc) thường có lối nói ví von bóng bẩy của ca dao, tục ngữ, chứng tỏ người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp nông dân có học và từng trải. Nhưng mặt khác, đằng sau những câu đối đáp sắc sảo, đanh đá của những ngày đầu lên Điện Biên, chúng ta dễ nhận ra vẻ ngậm ngùi, chua chát cho thân phận éo le của Đào. d) Nội tâm Khi phân tích nhân vật cần quan tâm đến thế giới bên trong với những cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ... Một nghệ sĩ tài năng bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con người. Miêu tả chân thực, tinh tế đời sống nội tâm nhân vật là chỗ thử thách tài nghệ nhà văn và cảm nhận, phân tích được một cách thuyết phục. Đây cũng là nơi chứng tỏ năng lực của người phân tích tác phẩm. Ở truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, hay nhất có lẽ là những trang Tô Hoài diễn tả sự trỗi dậy từng bước của sức sống tiềm tàng trong lòng Mị, quá trình hồi sinh của tâm hồn của Mị trong đêm mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn tình. Sự hồi sinh này biểu hiện qua diễn biến tâm trạng, qua các cử chỉ, hành động. Nhìn mọi người trong nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma đang tụ tập quanh bếp lửa khua chiêng, nhảy múa và uống rượu, Mị nghĩ: “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu”. Cô lén lấy cái hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát... hành động uống rượu ấy là gì nếu không phải là biểu hiện của ý thức về quyền làm người, quyền bình đẳng đang trỗi dậy. Cuộc đời đối với người con dâu gạt nợ như một đêm dài. Nhưng giờ đây, có lẽ Mị không còn chịu nổi bóng tối đang vây bọc quanh mình nữa. Thắp sáng thêm đĩa đèn hay là Mị đang muốn thắp sáng lại cuộc đời mình? Hành động đó chứng tỏ sóng cuộn trong chiều sâu tâm trạng từ khi nghe tiếng sáo gọi bạn yêu lấp ló ngoài đầu núi, lửng lơ bay ngoài đường... e) Hành động Bản chất con người ta bộc lộ chân sát, đầy đủ nhất qua cử chỉ, hành động. Phân tích nhân vật, vì thế, cần tập trung khai thác kỹ các cử chỉ, hành động. Nam Cao đã dựng lên trước mắt ta một Chí Phèo bằng xương bằng thịt với tính cách điên khùng, uất ức, với số phận cô độc và bi thảm không thể lẫn với bất kì một ai khác: Chí Phèo từ bộ mặt đầy những vằn ngang vạch dọc, dáng đi ngật ngưỡng đến cách chửi, từ kiểu rạch mặt ăn vạ, kiểu uống rượu đến lối làm tình với Thị Nở, từ hành động xách dao đi trả thù đến cách đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình... Khi điển hình hoá nhân vật, nhà văn thường lựa chọn cho nhân vật những hành động độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm đối với người đọc. * Một số điểm lưu ý - Không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đẩy đủ các phương diện như: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động. Có chỗ nhiều, chỗ ít, chỗ đậm, chỗ nhạt. Cũng không cứ phải tuần tự theo năm phương diện như thế mà nên sắp xếp theo thực tế từng nhân vật ở từng truyện kể cho bài làm văn hấp dẫn. - Có thể xem năm phương diện đã nêu đều là sự cụ thể hoá, hiện thực hoá của tính cách, số phận nhân vật. Nói cách khác, phân tích những phương diện ấy chính là để khái quát lên tính cách, số phận. - Nắm vững năm phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật chính là điều có ý nghĩa định hướng cho việc đọc tác phẩm tự sự. Đọc tác phẩm tự sự phải hiểu được, nhớ được nội dung phản ánh của tác phẩm và mối quan hệ giữa các nhân vật, nắm được tính cách, số phận của các nhân vật chính. Để có căn cứ phân tích, để có chất liệu làm bài, khi đọc tác phẩm cần ghi nhớ các chi tiết, các hình ảnh về từng phương diện ở nhân vật.
1, Ý nghĩa của chi tiết Bà con góp gạo nuôi Gióng là : Nói lên tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong lúc khó khăn , hoạn nạn .
2, Ý nghĩa của chi tiết Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ là : Phản ánh ước mơ của nhân dân ta có những con người khỏe mạnh .
3, Ý nghĩa của chi tiết Gióng bay về trời là : Có những con người xả thân đánh giặc mà không đòi hỏi gì về việc thưởng.
1.
Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của tất cả dân tộc, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái đoàn kết của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất.
2.
Gióng vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách để kịp đối đầu với quân thù, có sự hậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được tăng lên nhanh chống, nhờ nhân dân nuôi dượng thì mới tạo được các anh hùng dân tộc, anh hùng dân tộc trưởng thành là từ nhân dân.
3.
Gióng bay về trời: người anh hùng không màng danh lợi, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.
Hình ảnh của buổi tối thứ bảy tuần trước như một đoạn phim ngắn hiện rõ lên mồn một trong kí ức tôi. Đó là một buổi tối thật vui vẻ và cũng thật là đầm ấm. Sau bữa cơm chiều, em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn, rửa chén bát xong rồi lên phòng khách dùng la séc và xem truyền hình cùng cả nhà. Bé Mi đã năm tuổi rồi, nhí nhảnh như một con chim sáo hót liến thoắng. - Bố ơi, bố dùng tăm nhé! - Con mời bố uống nước. Chị Hai vừa mới pha lúc nãy, ngon lắm bô à! - Thứ hai, bô' cho Mi đi thành phố với bố nhé! Lâu lắm rồi, bố chả cho con đi đâu cả! - Con nhỏ này, đế cho bố uống nước. Nói gì mà nói lắm thế! - Em nói với bố chớ bộ em nói với chị à! Mẹ ơi! Mẹ cho con đi thành phố với bố nhé! Con mua quà về cho mẹ! - Bữa khác đi con. Lần này, bô đi những hai tuần kia mà. Bỏ học hai tuần, mất hai phiếu bé ngoan, cuối năm không được lĩnh thưởng như chị Hai, không được vào lớp Một, thua bé Như con chú Hải là bố mẹ buồn lắm đó! Nghe mẹ nói vậy, vẻ mặt hớn hở và nhí nhảnh của nó lúc nãy biến mất. Nó xụ mặt xuống có vẻ buồn buồn. Chắc nó cũng đang suy nghĩ... Thấy vậy bố nói: - Đừng buồn nữa con, dịp khác bố sẽ đưa cả ba mẹ con đi chơi luôn thể. - Hay quá! Bô cho con với Mi đi Đầm Sen và hồ Kì Hòa nữa nghe bố? - Đầm Sen và hồ Kì Hòa ở đâu chị Hai? - Ở thành phố đó cưng. Ráng học ngoan rồi chị em mình cùng đi với mẹ nữa. Cả nhà mới vui chứ! Nó thích quá, chạy lại, sà vào lòng bố, hí hửng như con cún con, bắt bố phải hứa với nó. Bô ra điều kiện, học kì một cả hai chị em phải lĩnh thưởng bô' mới cho đi. Bây giờ nó mới trơ lại vẻ mặt hớn hở như trước, huyên thuyên đủ thứ chuyện trong tuần cho bố nghe: Chuyện trường, chuyện lớp, chuyện bé Như con chú Hải cùng cơ quan với bố trên tỉnh. Tuần rồi bé Như không ngoan, thua nó một phiếu bé ngoan. Rồi như sực nhớ ra một chuyện quan trọng. Nó kể cho bô' nghe tối thứ ba vừa rồi mẹ bị cảm, chị Hai nấu nước xông, nó lấy thuốc, xoa dầu cho mẹ như thế nào... Kể vanh vách không sót một chi tiết nào. Bố xoa đầu nó rồi nói: - Cả hai chị em như thê' là ngoan lắm! Bố yên tâm vì biết các con đã có ý thức giúp đỡ mẹ. Thôi, con lại ngồi với mẹ xem chương trình “bông hoa nhỏ” đế bố nói chuyện với chị Hai một chút! Vừa xem ti vi, bố vừa hỏi chuyện học hành của tôi. - Con vẫn đi học thêm đều đặn đấy chứ? Gắng lên con ạ! Đây là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Mấy năm qua, con đã học lớp chọn. Bô đã bàn với mẹ con rồi. Mi đã lớn, năm tới, em con học lớp Một, mẹ con sẽ kèm cặp cho nó. Còn con, bố sẽ đưa con lên tỉnh học. Bước đầu làm quen với cuộc sống tự lập, sau này còn phải học lên đại học nữa. Con thấy thế nào? - Con nhớ mẹ và em lắm! - Ừ, chỉ thời gian đầu thôi, sau sẽ quen dần. Vậy nghe con! Giờ thì con đưa tập học Anh văn cho bô xem! Em chạy về góc học tập của mình, đưa tập Anh văn cho bố. Nhìn bô chăm chú vào quyển tập, lâu lâu thây bô gật đầu có vẻ hài lòng. Rồi bô quay sang mẹ nói gì mà tôi không rõ. Chỉ thây cả mẹ và bô đều cười thích thú. Ôi! Một buổi tối vui vẻ và đầm ấm biết bao nhiêu! Ngày kia, bô đã đi rồi! “Bố ơi, xong việc, bố lại về với hai chị em con nhé! Chúng con yêu bố lắm! Và cả mẹ nữa đấy!” Thế rồi, giấc ngủ lại đến với tôi lúc nào không biết nữa.
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
tôi sinh ra và lớn lên trong căn nhà ấy và gia đình người thân có cả chú cún con nữa petty. chú luôn bên tôi dù vui hay buồn. một ngày năm đẹp, tôi chơi cùng các bn quên bẵng đi chú và cả ngày ko thấy chú đâu. xế chiều tôi thấy chú mang một miếng thít về nhà tưởng chú nhặt bỏ hoang nên tôi bảo bố mẹ nấu cháo thịt cho chú ăn. nhiều hôm liếp tiếp gặp phải chuyện này tôi cố tìm ra chứng cớ. hóa ra nó chạy cả 1 km để gặm thịt về nhà biết nhà tôi rất nghèo. tôi dắt chó đi xin lỗi mọi người. về nhà tôi rất bực mình vì hành vi này của con chó thế là tôi đánh trong khi bố mẹ ko ở nhà. nó ko chạy đứng im cho tôi đánh đôi mắt như muốn nói đánh trách nó đi. tôi vội vứt cây đi ôm chầm lấy nó, nó vẫy đuôi như cười. sau lần đó tôi và chú đã thấu hiểu nhau hơn. Tôi yêu Petty, Petty của chị à
mình bịa đó cậu tham khảo nha ko coppy trên mạng đâu
Tôi là một cô gái mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân duy nhất của tôi chính là bà và chú cún Homey. Nhà tôi rất nghèo. Trong một lần đi công tác xa không may cha, mẹ và ông của tôi qua đời. Thế là gia đình chỉ còn mỗi mình tôi, bà và Homey. Homey đc bà và ông tôi nuôi từ nhỏ, nó cũng chính là người bn thân nhất của tôi bởi lẽ tôi rất nhút nhát nên ko có bn. Có lần bà kể cho tôi nghe ông đặt tên là Homey với mong muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng sự thật lại ngược lại.Một ngày nọ, trời mưa to, thấy bà đi làm chưa về nên tôi rất lo. Một tiếng sét to vang động cả trời xanh làm tôi hốt hoảng giật mình. May mà có Homey bên cạnh nên tôi rất an tâm.Bỗng từ xa tôi nhìn thấy một hình dáng của ai đó. Đó chính là bà tôi. Bà vừa vô đến nhà thì bỗng dưng ngất xỉu. Tôi sờ lên trán thử thì thấy rất nóng. Tôi rất lo sợ và không biết làm thế nào thì Homey đã kéo áo tôi và ra cử chỉ như để dạy dỗ tôi cách chăm sóc bà. Sáng hôm sau, trong nhà không còn tiền lẫn gạo,tôi không biết nên làm sao thì đã thấy Homey kéo một bao gạo rất to đến cho tôi. Tôi không biết làm thế nào mà nó có đc gạo nhưng tôi không để tâm và dùng số gạo đó nấu cháo cho bà.
Phần còn lại bạn viết tiếp nha mk chỉ mới suy nghĩ đc nhiu đó thôi
1.Cảm nhận chi tiết:Gióng đòi đi đánh giặc
- Thể hiện sự yêu nước của Giống,lòng mong mỏi của Giống được đi cứu nước.
2.Cảm nhận chi tiết:Dân làng góp gạo nuôi Gióng
-Thể hiện sự đoàn kết của nước ta,luôn muốn hòa bình.
3.Cảm nhận chi tiết tài năng của Sơn Tinh - Thủy Tinh
-Sơn Tịnh:Nhân vật này thể hiện nhân dân ta chống chọi thiên tai hàng năm.
-Thủy Tinh:Nhân vật này là biểu tượng cho thiên tai.
1. Cảm nhận chi tiết: Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc.
=> Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
2. Cảm nhận chi tiết: Dân làng góp gạo nuôi Gióng
=> Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc.
3. Cảm nhận chi tiết: Tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
=> Sơn tinh là biểu tượng sức mạnh của nhân dân ta. Muốn chống lại thiên tai của thiên nhiên. Anh đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng, không giữ lời. Và đó cũng là 1 hình ảnh, ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Dù có khó khăn cũng không lùi bước. Dù nó có diễn ra hàng năm hay hằng ngày cũng quyết tâm bảo vệ mảnh đất cha ông.