K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2020

1. Giải thích ý kiến

- Bức thông điệp: ý nghĩa gửi gắm.

- Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ, cất lên từ tâm hồn, tình cảm của nghệ sĩ, gửi gắm tâm sự của tác giả nên tác phẩm văn học nghệ thuật là một phương tiện để người đọc thấu hiểu những điều tác giả gửi gắm.

- Thế giới tâm hồn tình cảm của con người phong phú, qua tác phẩm văn học, trái tim đến với trái tim, những điệu hồn gặp tâm hồn đồng điệu.

2. Chứng minh qua Nhớ rừng

Tác phẩm mượn lời của con hổ ở vườn bách thú để gửi gắm những ý nghĩa sâu sắc:

- Tâm sự yêu nước thầm kín của một lớp trí thức trẻ ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

- Khát vọng vượt ra ngoài sự kìm kẹp tầm thường, giả dối.

18 tháng 5 2021

Bài làm

          Có ý kiến cho rằng “Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc”. Đúng vậy, ý kiến đó đã được chứng minh rất rõ ràng qua thông điệp của bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Tác phẩm văn học là sự sáng tạo, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ mang tên nhà văn, nó mang tâm tư, tình cảm  được cất lên từ tâm hồn người nghệ sĩ, là lời tâm sự đc gửi gắm qua lời văn đến với độc giả. Ta cũng có thể lý giải nó như một công trình nghệ thuật ngôn từ hay một phương tiện giúp người đọc hiểu những điều sâu trong suy nghĩ nhà văn. Nó làm phong phú thêm tâm hồn con người, làm trái tim đến đc trái tim, tâm tư đc bộc lộ, làm đa dạng hơn những cảm xúc con người. Nói cách khác nhà văn là người sáng tạo nên tác phẩm văn học.

 Thông điệp của bài thơ “ Nhớ rừng” cũng được thể hiện rất rõ qua từng áng thơ mà Thế Lữ viết: đó là sự phảng kháng trong tiềm thức của người chiến sĩ trong những ngày bị giam cầm trong nhà tù, sự khao khát tự do, khinh thường lối sống tầm thường giả dối của chốn lao tù, đó là hiện thực đời sống lúc bấy giờ.Vì vậy ý kiến mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện sự am hiểu sâu sắc về văn học nước nhà.

Trong nền văn học Việt Nam, có thể thấy phong trào Thơ mới là một trong những phong trào tạo ra sức sống mãnh liệt nhất đối với những người làm thơ văn của thời kì đó. Và Thế Lữ chính là một trong những cây bút đi đầu của phong trào Thơ mới (1932-1945). Tác phẩm ghi lại dấu ấn của ông là bài thơ “ nhớ rừng” miêu tả hình ảnh, tình cảm cùng những suy nghĩ của con hổ trong vườn bách thú những qua đó, tác giả như khéo leo nói lên nguyện vọng của chính những con người Việt Nam trong hoàn cảnh  lúc bấy giờ.

“Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông tháng ngày dần qua”

Hổ vốn được mệnh danh là loài chúa sơn lâm. Vậy mà giờ đây lại phải chịu cảnh bị vây trong lồng sắt và không thể làm được bất cứ điều gì. Điều đó có lẽ là điều bi ai nhất của chúa tể rừng xanh.

“Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
 Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

 Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm

 Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
 Với cặp báo chuồng bên vô tự lự”

Ngày ngày, chú hổ phải chịu cảnh bị người người chỉ trỏ, xem xét. Đó vốn không hề là cuộc sống của chú. Thái đọ của con hổ tuy đã bị bắt nhưng vẫn vô cùng oai nghiêm, nó gọi những con người đi trong sở thú chỉ là những kẻ không biết, những kẻ ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nhất là khi Hổ phải sống trong cảnh những con vật gần chỗ của nó không hề có những thái đọ gì, hoàn toàn chúng chỉ có sự cam chịu như “con gấu dở hơi”, “ cặp báo vô tư lự”. bởi thế, không còn cách nào khác, Hổ chỉ còn có thể nghĩ về quá khứ hào hùng, vang dội của mình. Nhớ lại những kỉ niệm khi mà bản than mình vẫn còn là chúa sơn lâm không lo sợ, không suy nghĩ, được tự do trong rừng làm chúa tể của cả một vùng.

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi”

Lúc nãy đây, Hổ như chìm vào những hồi ức của mình với nỗi nhớ rừng nơi chốn cũ cùng những “bóng cả”, ” cây già”, những tiếng thét vang vọng cả ngọn núi. Tất cả đã tạo nên sự dũng mãnh của Hổ- khiến những con vật khác phải hoảng sợ mà nể phục dưới những bước chân của chúa sơn lâm. Thế nhưng, dù có thế nào thì những hồi ức ấy mãi chỉ có thể ở trong trí nhớ. Giờ đây, Hổ đã không còn cơ hội quay trở lại như trước nữa. Chú chỉ có thể than trách cho cuộc sống của mình bởi Hổ đã không còn tự do nữa:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Để cuối cùng, Hổ đã phải thốt lên rằng
Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?”

Câu thơ như hiện lên sự bất lực của con vật. Những đồ nhân tạo mà con người tạo ra cho nó không bao giờ có thể thay thế được những gì của tự nhiên đã tạo ra. Tất cả chỉ là sự kệch cỡm mà thôi. Sau nỗi nhớ một thuở vàng son, một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về thực tại với cái cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng. Như một trái núi sụp đổ xuống, mãnh hổ cất lời than. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của "hùm thiêng sa cơ'', của một kẻ phi thường thất thế.Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn "nước non hùng vĩ". Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về "giấc mộng ngàn to lớn". Vị chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:

“Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.

          Với nghệ thuật đặc sắc, thông điệp của Thế Lữ thật sự đã làm lay động người dân Việt Nam ta, tâm tư của Thế Lữ cũng là tâm tư của nhân dân ta khi đó – khao khát niềm tự do cháy bỏng. Qua đó ta nhận thấy ý nghĩa của vân học chân chính, văn học nước nhà bởi trong mỗi tác phẩm văn học, ta lại nhìn thấy thông điệp đáng quý như trong tác phẩm ‘Nhớ rừng”

24 tháng 8 2019

Trong văn bản "Tôi đi học", nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng khá nhiều những hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm. Nghĩ đến những ngày đầu tiên đi học, tác giả bồi hồi viết: "Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học, tác giả lại thấy mình đã có những ý nghĩa mà chúng "thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi". Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ." Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.


#Walker