K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2018

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, cùng với sự phát triển của xã hội về mặt kinh tế công nghệ thì Tiếng Việt, với vai trò là đại diện cho tiếng nói của một dân tộc đang đứng trước nhiều thách thách thức của thời đại. Chưa bao giờ khẩu hiệu “ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” lại được giơ cao hơn lúc này. Chính là bởi vì thế hệ thanh thiếu niên thế kỷ 21 hay còn gọi là thế hệ @ đã và đang xây dựng cho mình một hệ thống ngôn ngữ mới mà ngôn ngữ này đã và đang làm ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến tiếng Việt truyền thống.

Có câu “ phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” điều này đã cho thấy tiếng việt của chúng ta rất phong phú và giàu đẹp. Tuy nhiên, nếu chỉ lướt qua các trang mạng xã hội của các bạn trẻ thì không quá khó để chúng ta bắt gặp một hệ thống ngôn ngữ tuổi @. Hàng loạt các từ như : Bít chít lìn (biết chết liền), wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk?…. đang được phổ biến tràn lan đủ để khiến các ông bố bà mẹ bước vào một ma trận ngôn ngữ.

Thậm trí hệ thống ngôn ngữ này đã phát triển nhanh đến mức các bạn còn sáng tạo ra bằng cách thêm vào trong câu nói vài chữ cái tiếng Ả Rập mà theo các bạn thì A = CL hay B = 3… hệ thống chữ này còn thách thức cả thế hệ 8x đời cuối và 9x đời đầu chứ đừng nói đến các thế hệ 7x hay 6x. Cùng với đó là hệ thống tiếng lóng, và những câu hay hay ngộ ngộ như “Sao phải thốn” “sao phải xoắn?” “tha thu” … Nghĩa thực sự của các câu nói này là gì thì không ai biết chỉ cần vui tai ngộ ngộ là được các bạn trẻ sử dụng và trở thành xu hướng.

Từ những điều trên có thể thấy việc sử dụng một ngôn ngữ khác trong giới trẻ hiện này không còn quá xa lạ mà trở thành một xu hướng của xã hội. Đặc biệt ở lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường các bạn lại càng thường xuyên sử dụng. Rất nhiều các bạn trẻ coi đây là “mốt” và đã sử dụng thường xuyên, bạn bè mình dùng ngôn ngữ đó mà mình không biết thì khác gì mình quê mùa lạc hậu. Vậy là từ giờ ra chơi, đi đường, đi học, nói chuyện trên mạng… hệ thống ngôn ngữ này được sử dụng một cách triệt để.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này những nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là hệ thống ngôn ngữ internet, ngôn ngữ điện thoại di động, ngôn ngữ quảng cáo, ngôn ngữ chợ búa…Sự pha tạp của tất cả những điều này đã tác động đến suy nghĩ của giới trẻ và kích thích chúng tạo nên một hệ thống ngôn ngữ mới. Ví dụ, như do thiết kế của bàn phím điện thoạt hay máy tính rất đặc thù nên các bạn trẻ thường có gắng tìm cách để làm sao nhắn tin nhanh nhất vì vậy thay vì viết từ quên, thì viết từ “wen” sẽ nhanh hơn nhiều và tiết kiệm được ký tự. Cùng với đó là các tác phẩm truyền hình, hay quảng cáo thường xuyên sử dụng hệ thống ngôn ngữ lóng để tăng sự thu hút điều này đặc biệt thu hút giới trẻ và chúng nhanh chóng trở thành phong trào cũng như xu hướng trong một thời gian dài.

Tuy nhiên việc viết và sử dụng tiếng lóng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ bị ảnh hưởng của tiếng lóng làm mất đi những giá trị đích thực và mất đi sự trong sáng. Sử dụng tiếng lóng quá nhiều hay từ ngữ không đúng với giá trị của nó còn khiến tính cách và đạo đức của giới trẻ thay đổi và ảnh hưởng xấu. Môi trường xã hội, sự giao tiếp giữa người với người sẽ bị pha tạp một thứ ngôn ngữ không hợp lệ.

Dù biết rằng ngôn ngữ là sự phản ánh đời sống qua từng thế hệ. Việc thêm các từ mới và kho tàng ngôn ngữ Việt là điều tốt và không thể tránh được theo thời gian. Tuy nhiên, trước thực trạng đó chúng ta cũng cần có các biện pháp để bảo tồn duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt.

Để làm được điều đó chúng ta cần uốn nắn giới trẻ trong cách sử dụng ngôn ngữ, để giúp các em hiểu rằng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là cực kỳ cần thiết. Chúng ta cũng không quá khắt khe với những cách nói dí dỏm hài hước mà hãy chấp nhận và sử những chỗ chưa được để thêm vào kho tàng ngôn ngữ. Sáng tạo là giúp cuộc sống của thú vị hơn là một tính cách đáng được khích lệ ở giới trẻ. Nhưng sáng tạo cái gì và sáng tỏa như thế nào để không làm mất đi nét đẹp của tiếng Việt mà ngày càng phát huy nó mới là điều đáng quý.

20 tháng 1 2018

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, cùng với sự phát triển của xã hội về mặt kinh tế công nghệ thì Tiếng Việt, với vai trò là đại diện cho tiếng nói của một dân tộc đang đứng trước nhiều thách thách thức của thời đại. Chưa bao giờ khẩu hiệu “ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” lại được giơ cao hơn lúc này. Chính là bởi vì thế hệ thanh thiếu niên thế kỷ 21 hay còn gọi là thế hệ @ đã và đang xây dựng cho mình một hệ thống ngôn ngữ mới mà ngôn ngữ này đã và đang làm ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến tiếng Việt truyền thống.

Có câu “ phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” điều này đã cho thấy tiếng việt của chúng ta rất phong phú và giàu đẹp. Tuy nhiên, nếu chỉ lướt qua các trang mạng xã hội của các bạn trẻ thì không quá khó để chúng ta bắt gặp một hệ thống ngôn ngữ tuổi @. Hàng loạt các từ như : Bít chít lìn (biết chết liền), wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk?…. đang được phổ biến tràn lan đủ để khiến các ông bố bà mẹ bước vào một ma trận ngôn ngữ.

Thậm trí hệ thống ngôn ngữ này đã phát triển nhanh đến mức các bạn còn sáng tạo ra bằng cách thêm vào trong câu nói vài chữ cái tiếng Ả Rập mà theo các bạn thì A = CL hay B = 3… hệ thống chữ này còn thách thức cả thế hệ 8x đời cuối và 9x đời đầu chứ đừng nói đến các thế hệ 7x hay 6x. Cùng với đó là hệ thống tiếng lóng, và những câu hay hay ngộ ngộ như “Sao phải thốn” “sao phải xoắn?” “tha thu” … Nghĩa thực sự của các câu nói này là gì thì không ai biết chỉ cần vui tai ngộ ngộ là được các bạn trẻ sử dụng và trở thành xu hướng.

Từ những điều trên có thể thấy việc sử dụng một ngôn ngữ khác trong giới trẻ hiện này không còn quá xa lạ mà trở thành một xu hướng của xã hội. Đặc biệt ở lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường các bạn lại càng thường xuyên sử dụng. Rất nhiều các bạn trẻ coi đây là “mốt” và đã sử dụng thường xuyên, bạn bè mình dùng ngôn ngữ đó mà mình không biết thì khác gì mình quê mùa lạc hậu. Vậy là từ giờ ra chơi, đi đường, đi học, nói chuyện trên mạng… hệ thống ngôn ngữ này được sử dụng một cách triệt để.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này những nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là hệ thống ngôn ngữ internet, ngôn ngữ điện thoại di động, ngôn ngữ quảng cáo, ngôn ngữ chợ búa…Sự pha tạp của tất cả những điều này đã tác động đến suy nghĩ của giới trẻ và kích thích chúng tạo nên một hệ thống ngôn ngữ mới. Ví dụ, như do thiết kế của bàn phím điện thoạt hay máy tính rất đặc thù nên các bạn trẻ thường có gắng tìm cách để làm sao nhắn tin nhanh nhất vì vậy thay vì viết từ quên, thì viết từ “wen” sẽ nhanh hơn nhiều và tiết kiệm được ký tự. Cùng với đó là các tác phẩm truyền hình, hay quảng cáo thường xuyên sử dụng hệ thống ngôn ngữ lóng để tăng sự thu hút điều này đặc biệt thu hút giới trẻ và chúng nhanh chóng trở thành phong trào cũng như xu hướng trong một thời gian dài.

Tuy nhiên việc viết và sử dụng tiếng lóng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ bị ảnh hưởng của tiếng lóng làm mất đi những giá trị đích thực và mất đi sự trong sáng. Sử dụng tiếng lóng quá nhiều hay từ ngữ không đúng với giá trị của nó còn khiến tính cách và đạo đức của giới trẻ thay đổi và ảnh hưởng xấu. Môi trường xã hội, sự giao tiếp giữa người với người sẽ bị pha tạp một thứ ngôn ngữ không hợp lệ.

Dù biết rằng ngôn ngữ là sự phản ánh đời sống qua từng thế hệ. Việc thêm các từ mới và kho tàng ngôn ngữ Việt là điều tốt và không thể tránh được theo thời gian. Tuy nhiên, trước thực trạng đó chúng ta cũng cần có các biện pháp để bảo tồn duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt.

Để làm được điều đó chúng ta cần uốn nắn giới trẻ trong cách sử dụng ngôn ngữ, để giúp các em hiểu rằng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là cực kỳ cần thiết. Chúng ta cũng không quá khắt khe với những cách nói dí dỏm hài hước mà hãy chấp nhận và sử những chỗ chưa được để thêm vào kho tàng ngôn ngữ. Sáng tạo là giúp cuộc sống của thú vị hơn là một tính cách đáng được khích lệ ở giới trẻ. Nhưng sáng tạo cái gì và sáng tỏa như thế nào để không làm mất đi nét đẹp của tiếng Việt mà ngày càng phát huy nó mới là điều đáng quý.

5 tháng 11 2016

Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh và phát triển nhất từ trước đến nay . Một thời kì mà vật chất , hàng hóa có thể coi là phất triển nhất .Sự phát triển đó tác động rất lớn tới mọi tầng lớp và lừa tuổi trong xã hội , Nhưng có lẽ lứa tuổi bị tác động nhiều nhất là lừa tuổi trẻ mới lớn . Giới trẻ đang ngày đêm quay cuồng ttong vòng xoáy của sự phát triển đó . Họ rất năng động trong mọi việc , mọi vấn đề trong cuộc sống , kể cả trong tình yêu . Họ cũng là người dồi dào tình cảm, nhạy bén trong sự cảm thụ cái hay, cái đẹp của cuộc đời; nhưng ngược lại, họ cũng là người dễ nông nổi, dễ đi quá trớn, nếu thiếu sự hướng dẫn, và những căn cơ chừng mực cần thiết.

Sống trong sự xa hoa dư giả về tiền bạc . Họ bỗng trở thành những con mọt têu tiền . Cộng với việc con người lúc nào cũng luôn có sự ganh tị với người khác Nên dễ rơi vào thái độ sống adua, đua tranh với người khác . Họ đua nhau đi những chiếc xe đắt tiền , sử dụng điện thoại tân tiến , diện những bộ ddooff quần áo , dày dép đẹp . Đã ra đường với những chiếc xe sành điệu thì mặt mũi nào mà lui tới những cà phê con cóc, những quán cơm bình dân? Phải là nhà hàng đặc sản, phải là sàn nhảy, phải là khách sạn. Đã vào mạng internet thì nhất định là chat, là email, là games, là tìm cái gọi là “mì ăn liền” chứ hơi đâu mà truy cập các trang thông tin về kinh tế, về thời sự, về văn hóa hay về khoa học kỹ thuật? Đã là dân sành điệu thì phải sao cho giống phong cách của các minh tinh, phải đến với những chương trình ca nhạc xập xình nhảy nhiều hơn hát, ai lại đi xem ba vở tuồng chèo, cải lương với những câu chuyện lịch sử và những diễn viên hoá trang theo truyền thống? Rồi thời gian đâu mà tham quan các bảo tàng hay đọc sách trong thư viện? Nhiều người biết dây là lối sống sai lầm , nhưng vì cái ma lực khủng khiếp của nó mà cũng dần dần bị cuốn theo . Họ tiêu xài như chưa bao h têu xài . Chẳng cananf biết cha mẹ họ đã vât vả kiếm tiền như thế nào . Nhưng cơn sóng này cũng chỉ do sự trống trải về tinh thần . Một khi một người nào đó đã tìm được một mục đích , một chấn lí sống nhất định thì sẽ không còn như thế nữa .
Ở đời , ai mà không cái có gọ là " liêm sỉ " . Ai ai cũng muốn mọi người cho mình là nhất . Muốn xem mình là trung tâm , Vì vậy mà hpj uôn luôn quan tâm đến vẻ đẹp của mình . Họ luôn chứng tỏ mình là những người “sành điệu”, những người “model”, những người “quý tộc”, những người hợp “thời đại” … . Bằng việc đi xe tay ga, điện thoại đời mới nhất, quần áo phải hàng hiệu, tiêu sài cách thoải mái … Tất cả chỉ là để tôn vinh bản thân và lên mặt với những người khác. Một nhà xã hội học khi nhìn vào lối sống trọng thị danh dự và bản thân đã nhận định thế này: “Đây là một lối sống thiếu định hướng văn hóa, mất bản sắc dân tộc và chứng tỏ xã hội đói nghèo những giá trị sống”. Rồi có nguwoif lại ghen tị họ , kéo bè kéo lũ , đánh đa[j những người không ưa . Trở thành những hôi " bá đạo " . Đặc biệt gần đây các học sinh nữ cũng bắt đầu bạo lực như vậy .
Cùng với sự phát triển của mình , Họ luôn cảm thấy tò mò về giới tính . Họ rất dễ bị lợi dụng . **ABC** đối với họ chỉ là chuyện bình thường , họ không biết sau đố là cả một hậu họa khó lường . Nhiều người còn vì lỡ mà ohair cưới nhau trong cái tuổi học trò . Cái tuổi mà có thể chưa hiểu hêt những toan tính khôn lường của xã hội .
Tự viết kêt nha
 
5 tháng 11 2016

thank bạn nhều. mik làm wen nha

 

28 tháng 2 2021

Tham khảo:

Thời gian là tài sản vô cùng quý báu của nhân loại, là thứ "một đi không trở lại". Chính vì vậy mà ta phải trân trọng nó. Ấy thế mà cạnh bên những người luôn gìn giữ, sử dụng tiết kiệm và hợp lí thời gian thì đâu đó vẫn còn có những kẻ sử dụng lãng phí khoảng thời gian đáng quý ấy. Tiêu biểu như những kẻ chỉ biết ăn bám cha mẹ, hay những kẻ không nhìn nhận được giá trị của thời gian, họ dùng thời gian như một thứ gì đó vô giá trị hay cứ ngồi đó, không làm gì, chỉ ăn và hưởng những thành quả mà người khác làm ra, mặc cho thời gian cứ qua đi. Thật là đáng xấu hổ. Nếu cứ sử dụng lãng phí thời gian, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra được giá trị của bản thân cũng như những điều tốt đẹp đang xảy ra xung quanh ta. Bên cạnh đó, bạn sẽ chẳng thấy được những thay đổi, những chuyển mình của cuộc sống. Chưa dừng lại ở đó, lãng phí thời gian cũng chính là tự tay bạn cướp đi, hủy hoại sự sống của chính bản thân. Thật vậy, thời gian vô cùng quý giá, nếu tiền có thể kiếm được nhưng thời gian sẽ chẳng bao giờ tạo được, lấy lại được. Bởi lẽ đó, mỗi một phút, một giờ ta phải cố gắng, sử dụng nó có mục tiêu, kế hoạch. Có như vậy, bạn mới thành công và không thấy lãng phí nó.

  

Xã hội càng phát triển thì cũng kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như con người. Trong đó, có một thực trang đang là vấn đề báo động, cần lên án - lối sống thực dụng, chạy theo vật chất. Xuất hiện ngày càng nhiều và nó phổ biến nhất không chỉ trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay, mà đang là một gánh nặng, trở nên tiêu cực đối với toàn xã hội.

Thế nào là lối sống thực dụng và tại sao nó ngày càng phát triển rộng rãi? Đó là một câu hỏi đang nhức nhối cả cộng đồng. Đây là một lối sống mà người mắc phải là những người luôn coi nặng giá trị vất chất, luôn chạy theo những nhu cầu trước mắt, đặt cao lợi ích bản thân lên trên tất cả mà quên đi những người xung quanh, những giá trị tinh thần. Họ gần như trở thành một con người ích kỉ, sẵn sàng làm mọi việc để trục lợi. Điều này, đã làm băng hoại đạo đức con người, trở thành một căn bệnh nguy hiểm, khiến cho họ dễ dàng trở nên bị cô lập, dễ dàng bị mọi người tránh xa. Nhưng tại sao nó lại càng trở nên phổ biến khi xã hội hiện đại và phát triển? Đặc biệt là trong giới trẻ?

Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào biểu hiện của lối sống thực dụng. Nó là một cuộc sống buông thả, thờ ơ và có những hành xử thô bạo, làm trái với phạm pháp luật nhà nước. Bên cạnh đó, người có lối sống thực dụng thì đối với họ những giá trị đạo đức, nhân cách, hay tâm hồn chỉ là một màng tơ mỏng manh mà cái được họ coi trọng và chú tâm đó là “lợi ích”, những thứ mà họ có thể đong đếm tính toán được bằng tiền bạc, vật chất nhằm thỏa mãn bản thân. Mà hiện nay, do nhu cầu hội nhập, nên công nghệ phát triển, nên càng ngày càng có nhiều bạn trẻ dễ dàng rơi vào những cạm bẫy, rơi vào những thói hư tật xấu, những phong trào mà có thể coi là “vớ vẩn”. Họ sẵn sàng chọn một công việc theo thị hiếu xã hội, một công việc có thể kiếm ra tiền chứ không phải theo sở thích hay khả năng của bản thân. Không coi trọng pháp luật, không coi trọng đạo đức nên dễ dàng có những hành vi như bạo lực, cướp bóc,…ở lứa tuổi thanh thiếu niên, hay dễ dàng sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, bỏ bê việc học hành để cắm đầu vào những trò chơi vô bổ như game, đua xe, tụ tập đi bar, đi vũ trường. Đây chính là một lối sống hưởng thụ, hưởng lạc quá mức.

Việc xuất hiện lối sống thực dụng ở giới trẻ hiện nay trước tiên là do ý thức của bản thân sau đó chính là do môi trường giáo dục còn chưa đề cao đến đạo đức, nhân cách hay dạy cho giới trẻ những kĩ năng sống, và một nữa chính là nằm ở nền móng gia đình, bố mẹ quá bận rộn, chỉ lo kiếm tiền mà thiếu đi sự quan tâm, sự lo lắng, sát sao với con cái. Cũng nằm ở một phần ở xã hội chưa tạo ra được một sân chơi lành mạnh, không tổ chức được những hoạt động hữu ích để thu hút được giới trẻ. Hậu quả để lại khiến bao người phải ngao ngán bởi tác hại của nó đã làm tha hóa đi con người, giới trẻ hiện nay là tương lai của đất nước nhưng khi bị tha hóa đi liệu rằng….Sống thực dụng khơi dậy cho con người những ham muốn bản năng, làm họ chỉ mong muốn, có cơ hội để chạy theo lối sống hưởng lạc, chạy theo những lợi ích trước mắt mà quên đi bản thân của mỗi người cần phải phấn đấu, cần phải có mục tiêu, ước mơ và nghị lực. Nếu nhìn vào mối quan hệ giữa người với người của giới trẻ hiện nay nói riêng và những người sống thực dụng nói chung ta sẽ thấy mối quan hệ luôn mang bản chất vụ lợi, coi vật chất là thứ đánh giá chứ không để tình cảm lành mạnh chứng minh. Và ở trong cuộc sống cũng vậy, họ luôn vô trách nhiệm, bàng quang trước mọi việc, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh, không biết đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu cũng như không bao giờ họ ủng hộ cái đúng cái tốt.

Vì vậy cần phải lên án và loại trừ đi lối sống thực dụng. Nhưng bằng cách nào, để có một cuộc sống lành mạnh hãy sống biết khát khao, có khát vọng, lí tưởng, có những hoài bão và mục đích sống để mình biết phấn đấu, mình có động lực. Còn các bạn, tuổi còn rất trẻ cho nên hãy cứ sống và biết ước mơ, rồi cố gắng biến ước mơ thành hiện thực từ những hành động cụ thể trở thành một người năng động, dám nghĩ dám làm. Khi đó bạn sẽ cảm thấy từng khắc, từng giờ đáng để trân trọng thì làm sao có thể bị cám dỗ bởi những lối sống ích kỉ, đời thường. Bên cạnh đó, gia đình, cha mẹ, nhà trường và cả xã hội hãy quan tâm hơn, sát sao hơn, giáo dục đào tạo để tạo được động lực phấn đấu cũng như có thể thu hút, hướng giới trẻ đến những việc làm có ích.

Chúng ta hãy tự rút ra cho mình bài học nhận thức và hãy hành động. phải đấu tranh với chính bản thân mình để loại trừ lỗi sống thực dũng. Hãy làm những hành động tích cực, hãy chủ động tìm và nắm bắt cơ hội, hãy hướng tới tương lai tốt đẹp cho chính mình. Và hãy nhớ rằng “việc hội nhập với cuộc sống hiện đại là rất cần thiết nhưng không phải vì thế mà đánh mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp”.

Tôi và bạn đều cần đứng lên để “Lối sống thực dụng cần lên án, cần xóa bỏ như một căn bệnh nguy hiểm của đời sống xã hội”.



24 tháng 10 2017
Với tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao xứng đáng là một trong những tên tuổi lớn của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Cùng viết về đề tài nông dân nhưng các tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt là truyện ngắn Chí Phèo đã đạt tới một giá trị nhân đạo sâu sắc thông qua một hình thức mới mẻ. Nếu như các nhà văn khác đi sâu vào phản ánh phong tục hay đời sống cùng cực của nông dân dưới thời thực dân phong kiến thì Nam Cao lại chú trọng đến việc thể hiện nỗi đau đớn của những tâm hồn, nhân cách bị xúc phạm, bị hủy diệt. Đồng thời, ông cũng kín đáo bênh vực và khẳng định nhân phẩm của những con người cùng khổ. Chí Phèo là nhân vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước Cách mạng.

Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng. Là đứa con hoang bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Chí được một bác phó cối không con đem về nuôi. Bác phó cối chết, Chí tứ cố vô thân, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác. Không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, Chí lớn lên như cây cỏ, chẳng được ai ban cho chút tình thương. Thời gian làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí được tiếng là hiền như đất. Dù nghèo khổ, không được giáo dục nhưng Chí vẫn biết đâu là phải trái, đúng sai, đâu là tình yêu và đâu là sự dâm đãng đáng khinh bỉ. Mỗi lần bị mụ vợ ba lí Kiến bắt bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Cũng như bao nông dân nghèo khác, Chí từng mơ ước một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm: Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thế nhưng cái mầm thiện trong con người Chí sớm bị quật ngã tả tơi và không sao gượng dậy được.

Có ai ngờ anh canh điền chất phác ấy đã thực sự bị tha hóa bởi sự ghen ghét, tù đày, để rồi biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vì ghen tuông vô lối, lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào tù và nhà tù thực dân đã nhào nặn Chí thành một con người khác hẳn. Đây là nguyên nhân trực tiếp tạo nên bước ngoặt đau thương và bi kịch trong cuộc đời Chí. Nhưng nguyên nhân sâu xa chính là xã hội đương thời với những thế lực bạo tàn luôn tìm cách vùi dập những người nông dân thấp cổ bé họng như Chí. Chí bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa là tất yếu.

Ra tù, Chí biến thành một con người hoàn toàn khác trước, với một cái tên sặc mùi giang hồ là Chí Phèo: Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá… Cái đầu thì trọc lốc. Cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Nhà tù thực dân tiếp tay cho tên cường hào lí Kiến, bắt bỏ tù một anh Chí hiền lành, vô tội, để rồi thả ra một gã Chí Phèo lưu manh, côn đồ. Từ một người lương thiện, Chí bị biến thành quỷ dữ.

Trở về làng Vũ Đại, cái mảnh đất quần ngư tranh thực, cá lớn nuốt cá bé ấy, Chí Phèo không thể hiền lành, nhẫn nhục như trước nữa. Hắn đã nắm được quy luật của sự sinh tồn: những kẻ cùng đinh càng hiền lành càng bị ức hiếp đến không thể ngóc đầu lên được. Phải dữ dằn, lì lợm, tàn ác mới mong tồn tại. Hắn đã mượn men rượu để tạo ra những cái đó. Hắn chìm ngập trong những cơn say triền miên và làm những việc như rạch mặt ăn vạ, đâm chém người cũng trong cơn say. Chí Phèo đã bị bá Kiến – kẻ thù của hắn biến thành con dao trong tay đồ tể.

Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh chân thực và sinh động bi kịch bị hủy diệt tâm hồn và nhân phẩm của những người nông dân nghèo khổ. Chí Phèo đã sa lầy trong vũng bùn của sự tha hóa: Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dơ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Tất cả dân làng Vũ Đại quay lưng với hắn, khinh bỉ và ghê tởm hắn. Người ta sợ bộ mặt đầy những vết sẹo ngang dọc gần giống như mặt thú dữ của hắn, sợ con quỷ trong tâm hồn hắn.

Sự tha hóa của Chí Phèo một mặt tố cáo sự tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đã không cho con người được làm người, mặt khác thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ của Nam Cao trong cách nhìn nhận số phận người nông dân trước Cách mạng.

Đi sâu vào bi kịch tinh thần của nông dân, Nam Cao nhận ra vẻ đẹp ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn họ. Chí Phèo bị bạo lực đen tối hủy diệt nhân phẩm nhưng trong đầu óc hắn vẫn le lói ánh lửa thiên lương và khát khao được làm người. Cái độc đáo của Nam Cao chính là ở chỗ tác giả đã để cho nhân vật Chí Phèo chênh vênh giữa hai bờ Thiện – Ác. Đằng sau bộ mặt dở người dở thú là nỗi đớn đau, vật vã của một kẻ sinh ra là người mà bị cự tuyệt quyền làm người. Trong cơn say, Chí Phèo cất tiếng chửi trời, chửi đời… Tiếng chửi của hắn như một thông điệp phát đi cầu mong có sự đáp lại nhưng cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm chửi nhau với hắn. Rút cục, chỉ có ba con chó dữ và một thằng say rượu. Người ta coi hắn chẳng khác gì một con chó dại.

Những lúc tỉnh rượu, nỗi lo sợ xa xôi và sự cô đơn tràn ngập lòng hắn. Hắn thèm được làm hòa với mọi người biết bao! Mối tình bất chợt với Thị Nở có thể nói là món quà nhân ái mà Nam Cao ban tặng cho Chí Phèo. Tình yêu của Thị Nở đã hồi sinh Chí Phèo, đánh thức lương tri và khát vọng làm người của hắn. Lần đầu tiên trong đời, hắn sợ cô đơn và hắn muốn khóc khi nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, những âm thanh quen thuộc của cuộc sống vọng đến tai hắn và ngân vang trong lòng hắn, khiến hắn càng thèm được làm một con người bình thường như bao người khác và khấp khởi hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.

Nhưng cánh cửa cuộc đời vừa mới hé mở đã bị đóng sập lại trước mặt Chí Phèo. Bà cô Thị Nở – đại diện cho dân làng Vũ Đại – đã dứt khoát không chấp nhận Chí Phèo. Từ hi vọng, Chí Phèo rơi xuống vực thẳm tuyệt vọng. Lần đầu tiên trong đời hắn ý thức sâu sắc về số phận bất hạnh của mình. Hắn lại đem rượu ra uống để mong cơn say làm vơi bớt khổ đau, tủi nhục nhưng khốn nỗi càng uống hắn càng tỉnh. Hắn thực sự muốn làm người nhưng cả làng Vũ Đại tẩy chay hắn, không ai coi hắn là người. Hắn cũng không thể tiếp tục làm quỷ dữ bởi đã ý thức sâu sắc về bi kịch đời mình.

Để giành lại sự sống cho tâm hồn, Chí Phèo buộc phải từ bỏ thể xác. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống của một người lương thiện. Cái chết vật vã, đau đớn và câu hỏi cuối củng của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện ? còn làm day dứt và ám ảnh lương tâm người đọc cho đến tận ngày nay.
Đó cũng là câu hỏi lớn của Nam Cao: Làm thế nào để con người được sống đích thực là con người trong cái xã hội tàn bạo ấy?

Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta.
24 tháng 10 2017
“Vô cảm” là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại… Trải qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dường như càng qua gian khổ, đau thương, mất mát con người lại sống gần nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành một đạo lí của dân tộc: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động…Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng. Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng. Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình. Gần đây thôi, nếu bạn có tình cờ xem qua các trang báo sẽ ngỡ ngàng vô cùng với “sự nhẫn tâm” đến đáng sợ của con người: Một thanh niên gào khóc thảm thiết trên chuyến xe buýt khi kẻ gian lấy mất chiếc bóp của anh ấy nhưng đáp lại là sự im lặng đến xót xa. Và đau lòng hơn nữa khi xem cảnh bao người đi “hôi bia” khi chuyến xe định mệnh của người tài xế đáng thương lật trên đường. Đáp lại cho tiếng khóc của anh là tiếng cười hả hê của những người đi nhặt của “trên trời rơi xuống”. Viết đến đây tôi lạnh cả người và tự hỏi lòng trắc ẩn, tình thương của con người hiện đại có còn hay không? Phải chăng khi xã hội phát triển con người lại đánh mất tình yêu thương? Là bản thân học sinh chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta. Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin, một đứa bé côi cút bơ vơ, một người khách lỡ đường mà trái tim bạn không lên tiếng. Hãy thắp sáng, hãy gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim bạn, trái tim tôi, trái tim tất cả chúng ta. Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành màu xanh. Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người
15 tháng 8 2023

Gợi một số ý:

- Hiện nay, không gian mạng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Tuy nhiên, cách ứng xử của một số bạn trẻ trên mạng xã hội đang gây ra nhiều tranh cãi và lo ngại trong xã hội. Đối với tôi, cách ứng xử của giới trẻ trên không gian mạng hiện nay cần được cải thiện để đảm bảo một môi trường trực tuyến lành mạnh và an toàn hơn

- Trước tiên, tôi nhận thấy rằng một số bạn trẻ thường có xu hướng vi phạm quy tắc đạo đức và đánh giá sai về sự trách nhiệm cá nhân trên mạng. Các bạn trẻ rất thường tung ra những bình luận xúc phạm, lăng mạ và không tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

+ Nguyên nhân: tuổi còn nhỏ chưa có đủ nhận thức về cách phát ngôn đúng, sự kinh nghiệm và kiến thức để đánh giá một vấn đề hay sự việc. 

-> Tính cách nông nổi ở tuổi dậy thì.

-> Không sợ phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm trên mạng xã hội.

-> ....

+ Hậu quả: Điều này không chỉ gây tổn thương tinh thần cho những người bị nhắm vào, mà còn tạo ra một môi trường trực tuyến đầy căm ghét và ác ý.

+ Giải pháp: Để cải thiện tình trạng này, giáo dục về đạo đức và trách nhiệm cá nhân trên mạng cần được thực hiện từ giai đoạn học sinh còn cấp 1.

-> Cần có một số tiết học tập trung vào việc rèn luyện sự nhạy bén về tình cảm và khả năng đồng cảm, giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về tác động của hành động trực tuyến và ý thức về trách nhiệm cá nhân.

- Mở rộng: Một vấn đề khác là sự lạm dụng công nghệ thông tin và việc trở thành "nô lệ" của mạng xã hội. Một số bạn trẻ dành quá nhiều thời gian cho việc lướt Facebook, Instagram hoặc TikTok, không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập mà còn tạo cảm giác bản thân tách xa với thế giới thực và thiếu giao tiếp trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày.

+ Giải pháp: khuyến khích các bạn trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với bạn bè và gia đình, và tạo ra một thời gian hợp lý để sử dụng công nghệ thông tin.

-> Xây dựng những mô hình và vai trò tích cực trên mạng xã hội, khuyến khích sự chia sẻ thông tin bổ ích, tạo ra một không gian mạng lành mạnh.

- Tổng kết:

+ Liên hệ bản thân và khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.

27 tháng 9 2016

Cũng như cánh diều và sợi dây nó được gắn chặt chẽ với nhau mãi mãi k thể tách ra được thì cha mẹ với con cái cũng vậy . nó là 1 thứ tình cảm thiêng liêng cao quý và bất diệt , k ai có thể chia cắt được ....Đấy là theo mk nghĩ vậy....!!!hahahehe

2 tháng 4 2022

Tham khảo : 

Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng nước nhà. Nhưng bên cạnh những đánh giá tích cực về giới trẻ thì có nhận định lại cho rằng: “Người trẻ hiện nay “xấu xí””. “Xấu xí” ở đây không phải với ý chỉ ngoại hình, khuôn mặt mà muốn nhấn mạnh sự xuống cấp ở các phương diện thuộc về nhân cách của một bộ phận người trẻ hiện nay. Không thể phủ nhận thực tế là dù được hưởng những điều kiện tốt (đất nước hòa bình, cuộc sống ấm no, có điều kiện học hành…) nhưng một bộ phận giới trẻ hiện nay vẫn đang “xấu xí” về nhiều mặt như văn hóa ứng xử, lời ăn tiếng nói, hành động. Họ vô tâm trước những mảnh đời bất hạnh, họ sống ích kỉ chỉ biết nghĩ cho riêng mình, họ thô tục trong lời ăn tiếng nói…Hiện tượng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: ý thức bản thân, sự quan tâm, giáo dục của gia đình, bối cảnh xã hội… Sự xấu xí của một bộ phận người trẻ là dấu hiệu đáng buồn, làm vơi đi truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam. Thế nhưng nhận định trên chỉ là cái nhìn một chiều, theo khía cạnh tiêu cực, bi quan. Trong thực tế thì phần lớn giới trẻ đang giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần đưa đất nước hội nhập với thế giới, làm rạng danh cho Tổ quốc với những cống hiến cao đẹp, họ sống đẹp, sống có ước mơ, sẵn sàng đương đầu với khó khăn để khẳng định bản thân, cống hiến cho xã hội. Chúng ta phải biết phê phán, loại bỏ lối sống xấu xí của một bộ phận người trẻ; Học tập, phát huy lối sống đẹp; Không ngừng học tập, tu dưỡng để trở thành người có ích, được mọi người quý mến.

2 tháng 4 2022

không cần trên mạng đou:( nhưg cx cảm ơn bạn nha