K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2020

3/

Con người là một sinh thể trong vòng tròn quy luật của sự sống . Có sự sống thì mới hình thành nên những cơ thể sống và hình thành nên con người. Ngược lại, nhờ có con người mà cuộc sống mới có thể vận động và biến chuyển không ngừng, ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Trước hết, con người là biểu hiện cao nhất của những sinh thể sống trên Trái Đất. Con người với trí tuệ mẫn tiệp của mình đang ngày cải tạo một thế giới sống ngày một tốt đẹp hơn. Có bàn tay con người thì cảnh sắc thiên nhiên, môi trường sống mới trở thành một quần thể sinh động, hấp dẫn và đẹp đẽ. Nhờ có óc sáng tạo và khả năng tư duy của con người mà những trang thiết bị tân tiến được ra đời, cải thiện cuộc sống. Sau nữa, con người là những sinh thể sống trong một sự gắn kết và ràng buộc bởi tình yêu thương. Có con người, cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn chứ không đơn giản chỉ là sự tồn tại vô nghĩa lý. Đặc biệt là trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay, thời đại của công nghệ 4.0, công nghệ số hoá toàn cầu thì vai trò của con người càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Các Mác cho rằng, xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất bao gồm con người và những công cụ lao động do con người tạo ra. Sự phát triển của lực lượng sản xuất tự nó đã nói lên trình độ phát triển của xã hội qua việc con người chiếm lĩnh và sử dụng ngày càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động của chính con người. Chúng ta biết rằng sản xuất là quá trình hoạt động thực tiễn cơ bản của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Sản xuất quyết định nhu cầu nhưng không có nhu cầu thì cũng không có sản xuất. Nhu cầu của con người tăng lên không ngừng, do đó mà con người luôn luôn phát triển sản xuất vì muốn nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, giảm nhẹ lao động. Vì vậy có thể nói, trong quá trình hoạt động, trước hết và quan trọng hơn cả là hoạt động lao động sản xuất, bộ óc và bàn tay con người không ngừng hoàn thiện. Sự hoàn thiện của bộ óc là cơ sở, là nguồn vật chất vô tận cho những hoạt động ngày càng phức tạp, tinh vi, đa dạng, phong phú của con người, đưa đến sự thay đổi liên tục cơ sở vật chất và kỹ thuật của xã hội. Sự phát triển hoàn thiện không ngừng của trí tuệ con người đã được thể hiện bằng việc truyền đạt, tàng trữ những tri thức lý luận và kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác và được ghi nhận nhân cách cụ thể, trước hết ở sự biến đổi của công cụ sản xuất. Hay nói cách khác, sức mạnh trí tuệ con người không ngừng được vật thể hoá trong công cụ sản xuất, trong lực lượng sản xuất nói chung. Tính vô tận của trí tuệ con người được biểu hiện ở sự biến đổi không ngừng ở tính đa dạng, phong phú vô cùng tận của công cụ sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội. Những cuộc cách mạng lực lượng sản xuất đã và đang diễn ra trong lịch sử xã hội loài người là những nấc thang đánh dấu sự phát triển ngày càng cao hơn của công cụ sản xuất: từ lửa đến công cụ sản xuất thủ công, rồi công cụ cơ khí máy móc và công nghệ trí tuệ ngày nay.. Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng con người với bàn tay và khối óc của mình là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng bên cạnh vai trò con người là chủ thể của hoạt động sản xuất, là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội, con người còn là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, cc sáng tạo ra lịch sử của chính mình, sáng tạo ra lịch sử của xã hội loài người. Kết quả là xã hội loài người đã bước từ thời đại văn minh này sang thời đại văn minh khác cao hơn, trong quá trình lịch sử tự nhiên. Mặt khác khi sản xuất ngày càng phát triển, tính chất xã hội hóa của sản xuất ngày càng gia tăng, việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do việc đó mang lại sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới.

2 tháng 5 2017

Cả hai đều thể hiện niềm tự hào về những chiến công trên sông Bạch Đằng của dân tộc ta. - Cả hai đều khẳng định, đề cao vai trò vị trí của con người.

20 tháng 1 2019

Đề đọc hiểu Bài Phú sông Bạch Đằng Trương Hán Siêu

I. Đọc – hiểu: (4.0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.Mẹ không...
Đọc tiếp

I. Đọc – hiểu: (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.

Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này”.

(Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi - nguồn: Giáo dục, Vietnamnet)

 

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Tìm và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản ( 0,75 điểm)

Câu 3. Xác định nội dung chính của văn bản trên (0,75 điểm)

Câu 4. Từ ngữ liệu trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 -20 dòng), thể hiện suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của hạnh phúc.(2.0 điểm)

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:…Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.Vậy nênLưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

…Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cứ còn ghi.

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

 

1. Trong đoạn trích, Nguyễn Trãi đã đưa ra những cơ sở nào để khẳng định nền độc lập, chủ quyền của nước ta? Nêu nhận xét của em về những cơ sở đó.

2. Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

3. Bày tỏ cảm nghĩ của em về đoạn văn trên (học sinh có thể gạch ý)

0
 Mùa thu nay khác rồiTôi đứng vui nghe giữa núi đồiGió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mớiTrong biếc nói cười thiết thaTrời xanh đây là của chúng taNúi rừng đây là của chúng taNhững cánh đồng thơm mátNhững ngả đường ngátNhững dòng  sông xanh đỏ nặng phù saNước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuấtĐêm đêm rì rầm trong tiếng đấtNhững buổi ngày xưa vọng nói...
Đọc tiếp

 

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới 

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường ngát

Những dòng  sông xanh đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

1. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ trên được viết theo thể loại gì?

2. Trong ba dòng thơ ' Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ trong biếc nói cười thiết tha' tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

3. đoạn thơ từ câu ' trời xanh đây là của chúng ta' đến câu' những buổi ngày xua vọng nói về' có sử dụng biện  pháp tu từ nào? nêu tác dụng

4. cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? hình ảnh đó hiện ra như thế nào?

5. chữ 'khuất' trong câu thơ' nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất' có ý nghĩa gì?

6. hãy việt một đoạn văn 10 dòng ghi lại cảm nhận của em về đất nước 

 

 

2
7 tháng 10 2020

Ui, mãi mới tìm được người vẫn còn chơi online maths

24 tháng 3 2024

what

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Hỏi ( Hữu Thỉnh ) Tôi hỏi đất: -Đất sống với nhau như thế nào? -Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi nước: -Nước sống với nhau như thế nào ? -Chúng tôi làm đầy nhau Tôi hỏi cỏ : -Cỏ sống với nhau như thế nào ? -Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời Tôi hỏi người : -Người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

Hỏi ( Hữu Thỉnh )

Tôi hỏi đất:

-Đất sống với nhau như thế nào?

-Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước:

-Nước sống với nhau như thế nào ?

-Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ :

-Cỏ sống với nhau như thế nào ?

-Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời

Tôi hỏi người :

-Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người:

-Người sống với nhau như thế nào ?

Tôi hỏi người :

-Người sống với nhau như thế nào?

Câu 1 : Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản

Câu 2: Xá định nội dung chính của văn bản trên . Dựa vào nội dung đó hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản

Câu 3 : Nêu và giải thích lối sống của đất, của nước, của cỏ trong văn bản

Câu 4 :Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 3 câu cuối của văn bản và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp nghệ thuật ấy

Nghị luận xã hội : hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ tìm lời giải đáp cho câu hỏi của tác giả :

"Người sống với người như thế nào"

2

Câu 1.

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: Biểu cảm, tự sự.

Câu 4.

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và hiệu quả nghệ thuật:

- Biện pháp nhân hóa: Tác giả hóa thân và tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với các sự vật vô tri để từ đó gửi gắm những chiêm nghiệm về thế giới người. Việc nhân hóa đã giúp thổi hồn vào các sự vật vô tri.

- Biện phép điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: Câu hỏi tu từ được lặp lại nhưng ở mỗi sự vật khác nhau lại có những câu trả lời khác nhau. Phép điệp ngữ, điệp cấu trúc không chỉ góp phần tạo nhịp điệu cho bài thơ mà còn góp phần tạo nên một cuộc đối thoại để mỗi người tự vấn và soi chiếu chính bản thân mình.

- Biện pháp ẩn dụ: được sử dụng qua câu hỏi tu từ được điệp lại hai lần trong bài thơ "Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?". Nếu như với cây cỏ, đất, nước, các sự vật sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng chúng sống tôn trọng và chan hòa với nhau. Nhưng câu hỏi tu từ được điệp lại 2 lần ở cuối bài phần nào bộc lộ sự hoài nghi về cách sống của con người. Phép ẩn dụ nhằm thức tỉnh con người sống trân trọng, yêu thương nhau hơn...

Câu 5.

Từ bài học về lối sống của đất, nước, cỏ, tác giả đã gửi gắm lời nhắc nhở của mình về lối sống ở thế giới người. Đó là biết sống tôn trọng, hòa hợp, thân ái, nhân văn hơn.

21 tháng 8 2019

3)– Đất sống “tôn cao nhau”: Nâng đỡ, nương tựa tạo ra sự vững chãi trước những thử thách nghiệt ngã.
– Nước sống “làm đầy nhau”: Hợp lưu lấp đầy, khỏa lấp những khoảng trống, mềm mại, linh hoạt.
– Cỏ sống “đan vào nhau”: Hòa hợp, vươn xa, tạo thành một chân trời rộng lớn.

5(Gợi ý

– Trong văn bản, câu hỏi: “Người sống với người như thế nào?” được lặp đi lặp lại tói ba lần, lần nào cũng khắc khoải, đau đáu mà không có một câu trả lời? Kết thúc như vậy tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. Tác giả đã gieo vào lòng người đọc câu hỏi suy ngẫm, đòi hỏi mỗi người cần nghiêm túc trả lời.
Câu trả lời chính là “tôn cao nhau”, “làm đầy nhau”, “đan vào nhau”, nghĩa là phải sống đẹp và sống có ý nghĩa.
– Cần phải xác định một phương châm sống cao đẹp. Trong cuộc sống, cần phải học cách hi sinh và dâng hiến. Cần phải sống với nhau bằng thái độ sẻ chia, cảm thông. Sức mạnh của sự sống đích thực chính là sự đoàn kết, gắn bó giữa người với người.
– Phải áp dụng phương châm sống một cách đúng đắn, hợp lí, tránh những sự hi sinh mù quáng, sự sẻ chia không đúng chỗ, nhắm mắt làm ngơ trước hành vi tội lỗi của người khác,..