Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn phải gõ câu hỏi ra nhé, gửi ảnh như thế này thì admin sẽ xoá bài đấy.
Theo nguyên tắc thì vẫn có thể tạo ra máy phát điện xoay chiều 2 hoặc nhiều hơn 3 pha, khi đó điện áp sinh ra ở các cuộn dây sẽ lệch pha nhau tương ứng với cách bố trí của nó trên khung tròn.
Sở dĩ người ta dùng máy phát 3 pha vì các lí do sau:
+ Xét về hiệu suất khi chuyển từ cơ năng thành điện năng thì máy phát điện lớn hơn hoặc bằng 3 pha là như nhau.
+ Nếu dùng nhiều hơn 3 pha thì trong quá trình truyền tải điện sẽ tốn nhiều dây dẫn hơn và hao phí lớn hơn.
=>Dùng dòng 3 pha là tối ưu nhất.
Và vì máy phát là 3 pha nên khi chế tạo động cơ không đồng bộ người ta cũng chế tạo 3 pha để tạo ra từ trường quay có tần số bằng tần số dòng điện.
Mình nghĩ dùng 3 pha để thuận lợi trong việc mắc điện ra ngoài (mắc hình sao và hình tam giác) , đồng thời thuận tiện trong truyền tài điện.
Ở đây là vân tối lần thứ 2 bạn nhé.
Có nghĩa ban đầu M đang là vân sáng bậc 5 thì xM = 5i
M chuyển thành vân tối lần thứ nhất thì xM = 4,5i1
M chuyển thành vân tối lần thứ hai thì xM = 3,5i2
@nguyễn mạnh tuấn: Khi nói "Giữa M và N" thì không để hai điểm M, N bạn nhé.
Bạn gõ câu hỏi lên nhé, quy định là không được gửi câu hỏi dạng hình ảnh.
Thưa thầy ,
Em có ý kiến như thế này " Em thấy ở trên Online Math mới có phần gọi là tuyển CTV , em rất muốn tham gia chức vụ ở trên trang web Học 24 " . Vì vậy em muốn ở web Học 24 này cũng có đợt tuyển CTV và em sẽ tham gia ạ . Mong là Học 24 sẽ đồng ý với yêu cầu này !
Cách suy luận của em như vậy là đúng rồi.
Nếu cảm ứng từ tạo với pháp tuyến khung dây 1 góc 300 thì ta lấy \(\varphi = \pm\dfrac{\pi}{6}\)
Thông thường, các bài toán dạng này thì người ta sẽ hỏi theo hướng ngược lại, là biết \(\varphi\) rồi tìm góc tạo bởi giữa véc tơ \(\vec{B}\) với véc tơ pháp tuyến \(\vec{n}\), như thế chỉ có 1 đáp án duy nhất.
Pha của dao động là: \(\phi=\omega.t+\varphi\)
Từ biểu thức trên thì ta thấy ngay là pha dao động là hàm bậc nhất của thời gian, và không biến thiên điều hoà theo thời gian đâu bạn nhé. Vì điều hoà theo thời gian thì phải có dạng \(A\cos(\omega.t +\varphi)\).
Chỉ li độ x mới biến thiên điều hoà theo thời gian.
Bạn học đạo hàm rồi chớ, gia tốc chính là đạo hàm của vận tốc. Bạn đem phương trình vận tốc đi đạo hàm theo t thì sẽ được phương trình a=20pi.4pi.cos(4pi.t)=80pi^2.cos(4pi.t)=80.10.cos(4pi.t)=800cos(4pi.t)
Sau đó, thay t = 0 vào phương trình gia tốc, ta được: a = 800(cm/s)= 8(m/s)
Chọn A. Bạn cứ liên hệ nếu không rõ nhé!