K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2016

giả sư bây giờ có một bài toán cụ thể là :  Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M2O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Vậy X là: 

phân tích bài toán này :

thứ nhất trong một nguyên tử , số hạt mang điện là hạt p và e , nhưng vì hạt e = p nên ta sẽ quy về là 2p .

đối với dạng đề bài này : công thức là M2O điều này có nghĩa là có 2 nguyên tử M và 1 nguyên tử O . 

trong ''1" nguyên tử M , số hạt mang điện là 2p , tổng số hạt trong ''1'' nguyên tử M sẽ là 2p + n . Như vậy có nghĩa đối với M2O thì có 2 nguyên tử M nên tổng số hạt trong M ta cần phải nhân thêm 2 , có nghĩa là : 2*( 2p + n ) và sô hạt mang điện sẽ là 2*2p và số hạt k mang điện sẽ là 2*n

Trong nguyên tử O , ta đã biết O có n = 8 và p= 8 , nên tổng số hạt là 8*2 + 8 , số hạt mang điện là 8*8 và số hạt k mang điện tức là n = 8 .

vậy ta có hệ \(\begin{cases}2\cdot2p+2n+2\cdot8+8=140\\2\cdot2p+2\cdot8-2\cdot n-8=44\end{cases}\)giải ra ta được p=19, n=20 , vậy M là K , công thức cần tìm là K2O

5 tháng 9 2016

em cám ơn câu trả lời của thầy nhiều lắm ạ!!!!!!!!!!!<3yeu

17 tháng 8 2016

Tổng số hạt trong M là: 2Z + N; trong X là: 2Z' + N'.

Theo đề bài ta có: 2(2Z + N) + 3(2Z' + N') = 152 (1)

4Z + 6Z' - (2N + 3N') = 48 (2)

Z + N - (Z' + N') = 11 (3)

(2Z + N - 3) - (2Z' + N' + 2) = 11 (4)

Giải hệ các pt trên thu được: Z = 13 (Al); Z' = 8 (O) ---> Al2O3.

17 tháng 8 2016

Giải hệ là nhân vô đúng không ban???

23 tháng 5 2018

Tổng số các hạt trong phân tử là 140 → 2ZM + NM + 2. ( 2ZX + NX ) = 140 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt → 2ZM+ 2. 2ZX - NM- 2. NX = 44 (2)
Giải hệ (1), (2) → 2ZM+ 2. 2ZX= 92, NM+ 2. NX = 48
Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16 hạt→ 2ZX + NX - ( 2ZM + NM) = 16 (3)
Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11 → [ZX + NX]- [ZM + NM] = 11 (4)
Lấy (3) - (4) → ZX - ZM = 5
Ta có hệ

M là Mg và X là Cl

Vậy công thức của MX2 là MgCl2.

Đáp án B.

Bài này em cần nắm chắc kiến thức căn bản đã em nhé! Có gì không hiểu mình hỏi lại nha em!

\(\left\{{}\begin{matrix}4P_H+2P_X+2N_H+N_X=28\\\left(2P_H+P_X\right)-\left(N_X+2N_H\right)=2\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2P_H+P_X=10\\2N_H+N_X=8\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2.1+P_X=10\\0+N_X=8\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_X=8=Z_X\\N_X=8\end{matrix}\right.\\ X:^{16}_8O\\ H_2X:H_2O\)

25 tháng 8 2021

Cho em hỏi sao lại ra được khúc này vậy ạ mong thầy giải chi tiết ra hộ em

22 tháng 7 2019

Đáp án A

11 tháng 9 2016

ta co p+e+n=93 mà p=e=z => 2z+n=93

2z-n=23 ( vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 23)

tu 2 pt trên ta có z =29,,n=35

=> số hiệu nguyên tử của B = Z = 29

cấu hình electron 

\(1s^22s^22p^63s^23p^64s^23d^9\)

11 tháng 9 2016

đối với các dạng bài này , bạn cần nhớ kiến thức như sau : 

Tổng số hạt trong nguyên tử = 2p + n ( gồm có 3 loại hạt : n , p, e trong đó p=e) 

số hạt mang điện là 2p 

số hạt không mang điện là n 

số hiệu nguyên tử là Z= p = e = số thứ tự nhóm .

Sau khi xác định được p ,, tức là cũng xác định được e thì 

cấu hình viết theo dãy trật tự các mức năng lượng 

1s2 2s2 2p6 3s3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 4d10.......
Các nguyên tử có 1, 2, 3e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại, trừ H, He và B.Các nguyên tử có 5, 6, 7e ở lớp ngoài cùng thường là các nguyên tố phi kim. Các nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử kim loại hoặc phi kim

 

27 tháng 9 2021

Tổng số hạt là 114

\(\Rightarrow p_x+n_x+4p_y+2n_y=144\left(l\right)\)

Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện

\(\Rightarrow2p_x+4p_y=2\left(n_x+2n_y\right)\)

\(\Rightarrow n_x+2n_y=p_x+2p_y\left(2\right)\)

\(\Rightarrow3p_x+6p_y=144\Rightarrow p_x+2p_y=38\left(3\right)\)

 Số hạt mang điện của X bằng 37,5% số hạt mang điện của Y

\(2p_x=37,5\%\times2p_y\left(4\right)\Rightarrow2p_x-0,75p_y=0\left(4\right)\)

\(\left(3\right),\left(4\right)\Rightarrow p_x=6:;p_y=16\)

\(\Rightarrow X:Cacbơn\left(C\right);Y:S\)

\(\Rightarrow CTHH:CS_2\)

1 tháng 12 2019

Đáp án A.

Gọi tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử X là : pX, nX, eX và y là pY, nY, eY.

Tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử XY2 là 66

Px + nx + ex + 2.(p+ ny + ey)= 66 hay 2p+ nx + 4p+2ny = 66 (1)  px = ex  và py = ey.  

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 nên :

Px + ex + 2p+ 2ey – nx - 2ny = 22   2px + 4py   nx - 2ny = 22 (2)

Số khối của Y nhiều hơn X là 4

Px + nx – (p+ ny) = 4 (3)

Số hạt trong Y nhiều hơn số hạt trong X là 6 hạt

p+ ny + e– (Px + nx + ex) = 6 hay 2p+ ny – (2p+ nx) = 6 (4)

      Từ (1), (2), (3), (4) ta có : px = 6 (C) và py = 8 (O).

CTCT của CO: O=C=O, phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị.

7 tháng 9 2016

Tổng số hạt của nguyên tử X bằng 46 , tức là :

e + p + n = 46 . Mà số p = số e => 2p + n = 46 (1)

Trong nguyên tử thì p mang điện tích dương , n không mang điện

=> n - p =  1 (2)

Từ (1) và (2) ta có hpt : \(\begin{cases}2p+n=46\\n-p=1\end{cases}\)

\(\Leftrightarrow\begin{cases}n=16\\p=15\end{cases}\)

Vậy số p = số e = 15 , số n = 16