K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2019

1. Tìm hiểu vấn đề:

Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:


+ Cơ sở quan niệm của Nguyễn Công Trứ: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.

Quan niệm của Tố Hữu:

+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.

+Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.

Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.

2. Phân tích bài thơ:

Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.

Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.

Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.

Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.

30 tháng 9 2019

Tham khảo:

1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

2 tháng 10 2019

Gợi ý
1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

28 tháng 10 2021

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng, với rất nhiều những tác phẩm hay, và một trong những tác phẩm thể hiện được sâu sắc nhất hình tượng cũng như số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa đó là bài Tự Tình.

Bài thơ Tự Tình được tác giả sáng tác ra để nói về tâm hồn, cũng như tình cảm của những người phụ nữ xưa, họ phải chịu rất nhiều những đau thương, khổ cực, cuộc đời của họ phải chịu rất nhiều những đắng cay, tủi hổ, không biết tâm sự cùng với ai, chỉ một mình lấp bóng trong đêm khuya, với bao nhiêu cảm xúc, tâm trạng của những người phụ nữa trước cuộc đời, với bao nhiêu cảm xúc đó, Hồ Xuân Hương đã sáng tác lên những vần thơ hay, nói lên số phận cũng như tiếng lòng của những người phụ nữ xưa:

Canh khuya văng vẳng trống canh đồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Cảnh khuya là lúc trơ vơ, cô đơn, và con người thường sống đúng với cảm xúc của mình nhất, đây là lúc bao nhiêu nỗi lòng thương được bộc lộ cũng như diễn tả ra một cách sâu sắc cũng như sinh động nhất, tình cảm đó thể hiện trước hết ở tâm hồn trong sáng, cô đơn trước khung cảnh rộng lớn. Bài thơ với bao nhiêu cảm xúc của tác giả, với vần thơ chứa đựng biết bao nhiêu nỗi cô đơn thầm kín, đang dần vây quanh với thân phận nhỏ bé của những người phụ nữ, một mình phải đối diện với biết bao nhiêu nỗi đau, nỗi cô đơn.

Có lẽ tình cảm của tác giả dành cho bài thơ này đó là sự đồng cảm sâu sắc, nỗi lòng của tác giả cũng đang nói hộ cho chính mình, số phận của người phụ nữ xưa, những người phải chịu nhiều cực khổ, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như những người khác. Hồng nhan bạc mệnh, đây có lẽ là đề tài mà nhiều nhà văn lựa chọn để diễn tả trong tác phẩm của mình, nỗi lòng của những người phụ nữ xưa đã được đi sâu vào nền văn học, với biết bao nhiêu nỗi lòng của sự cô đơn, nỗi cô đơn đó, đang vây kín lấy tâm hồn, cũng như thể xác của họ.

Cảnh khuya người thiếu phụ một mình trơ trọi với núi non, không biết làm bạn với ai, chỉ biết một mình trơ trụi với bóng hồng nhan, đối diện với khung cảnh của núi non hùng vĩ, cảnh vật đó đã đang tác động sâu sắc đến cảm cảm xúc của người đọc, tác giả, không chỉ thể hiện nỗi lòng của chính mình, mà qua đó còn nói về số phận của những người phụ nữ xưa nói riêng, nhưng tình cảm đó đều được đi sâu vào thơ văn.

 

Đúng là nhà văn là những người chiến sĩ của mọi thời đại, chính vì thế, bao nhiêu tình cảm chân thành, da diết, đều được họ thể hiện sâu sắc qua biết bao nhiêu cung bậc, cũng như cảm xúc của người đọc, thấm sâu trong chính tác phẩm của mình. Tình cảm đó đã đi sâu và mang đậm biết bao nhiêu giá trị của những người phụ nữ xưa, chỉ biết mượn rượu để quên sầu, nhưng khi tỉnh lại họ chợt nhận ra tất cả vẫn đang ám ảnh lấy tâm hồn của họ:

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,

đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con.

Tất cả nỗi buồn đó đều được thể hiện rất chi tiết và cụ thể trong tác phẩm, có thể thấy, nỗi lòng của những người phụ nữ đó là rất lớn, đêm khuya trợ trọi với biết bao nhiêu nỗi cô đơn, sự gian nan và biết bao nhiêu nỗi lòng dành cho người mình yêu, nhưng khổ nỗi mảnh tình san sẻ cũng không có ai để thấu.

Nhưng không hẳn vì thế mà họ quên đi chính mình, họ vẫn thể hiện sức sống tiềm tàng qua sức mạnh cũng như tình yêu thương của mình, họ vượt qua mọi khó khăn, vượt qua những cái khắc nghiệt của cuộc sống, xuyên ngang mặt đất, ở đây có thể hiểu rằng, họ đã trải qua bao nhiêu rào cản của xã hội phong kiến để có được hạnh phúc cho chính mình, không sợ những rào cản đó làm cản trở đi tình yêu cũng như xúc cảm trong chính bản thân họ.

Rêu từng đám ở đây nói về sự chắc chắn, kết nối, rêu không phải là thứ gì đó dễ đi, nó bám lâu đời, và cũng biểu hiện để nói về tình cảm của những người phụ nữ cũng phải chờ mong, đợi chờ và rồi, từng đám rêu đó đã chứng minh thấy tình cảm của họ đã hóa lên thành những đám rêu, bám từ ngày này qua ngày khác, không khó tháo ra.

Bao vất vả, cũng vượt qua, đâm toạc chân mây, rêu vẫn cứ mọc, vượt qua bao nhiêu nỗi cô đơn, tình cảm đó vẫn muốn san sẻ đi chút ít, sâu sắc và chân thành. Sự chờ đợi đó cứ lặp đi lặp lại, cứ chảy trôi hết ngày này qua ngày khác, xuân đi xuân lại lại”, ở đây cũng diễn tả sự quay trở lại của quỹ đạo thời gian, tất cả vượt qua rất nhiều những gian nan và vẫn muốn thể hiện tình cảm của chính mình.

Bài thơ đã thể hiện được sâu sắc nỗi lòng của những người phụ nữ xưa, họ phải sống một cuộc sống cô đơn, vất vả, một mình trơ trụi trước khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, nhưng lòng người thì thật nhỏ hẹp.

31 tháng 1 2021

Tham khảo: ??

 

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc TửGiới thiệu khái quát về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

"Đây thôn Vĩ Đã" là một bài thơ ấn tượng của Hàn Mặc Tử được ông viết năm 1938, lấy cảm hứng từ mối tình với Hoàng Cúc - cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống. Với cảm xúc dạt dào, chân thành và cái tài làm thơ được gửi gắm khéo léo, Hàn Mặc Tử cùng tác phẩm đã tạo được nhiều dấu ấn đẹp đẽ trong trái tim biết bao con người yêu văn, say thơ từ thuở đó đến bây giờ.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:

a. Tác giả:

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, các bút danh là Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh.Qua ông ở Đồng Hới, Quảng Bình. Gia đình viên chức nghèo, theo Đạo Thiên chúa.Năm 1940, ông mất ở Tuy Hoà khi mới 28 tuổi.Cuộc đời Hàn Mặc Tử bất hạnh khi ông mắc bệnh hiểm nghèo giữa tuổi thanh xuân, cuộc đời ông ngắn ngủi, chết trong cô đơn ở trại phong Tuy Hoà.Về con người, Hàn Mặc Tử với thân xác bị phá hủy bởi bệnh tật đến tàn tạ, thống khổ nhưng tâm hồn lại khao khát hướng về con người, cuộc đời.Sáng tác của Hàn Mặc Tử mang hai tiếng nói chính là tiếng nói của máu cuồng và hồn điên tạo nên sự kỳ dị, ma quái và tiếng nói của yêu thương, khao khát tạo nên nét trong trẻo, thanh khiết.

b. Tác phẩm:

In trong tập "Thơ điên", sau đổi tên thành "Đau thương".Sáng tác năm 1938, khi Hàn Mặc Tử mắc bệnh hiểm nghèo sống cách ly để chữa bệnh. Ông lấy cảm hứng từ mối tình của Hoàng Cúc - một cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống.

2. Phân tích tác phẩm:

a. Khổ 1:

Câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" là một câu hỏi đa sắc điệu, giống như lời hờn trách nhẹ nhàng hay lời mời mọc tha thiết.Hai chữ "không về" là một uẩn khúc bởi "không về" chứ không phải "chưa về" vì "chưa về" còn mở ra cơ hội còn "không về" là khao khát nhưng không về được.chữ "anh" trong câu thơ gợi ta hiểu nhân vật đang tự phân thân hỏi chính mình, đang khao khát trở về Vĩ Dạ.Cụm từ "nắng hàng cau" gợi hình ảnh những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu qua thân cau cao vút, thẳng tắp, phát ra ánh lung linh, tinh khôi. "Nắng mới lên" một lần nữa nhấn mạnh đấy là nắng sớm, thứ ánh nắng thiếu nữ vừa rạng rỡ vừa trong trẻo, điệp từ "nắng" đã gợi nên vẻ đẹp thanh khiết của ánh sáng.Từ "mướt" là nhãn tự câu thơ, ánh lên vẻ đẹp mượt mà, óng ả của khu vườn với cây lá xanh non tràn đầy sức sống. Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" đã gợi ra sắc xanh ngời lên trong vẻ đẹp lộng lẫy, cao sang. Nếu hai câu trên điệp hai lần từ "nắng" thì đến hai câu này nhà thơ hai lần nhấn vào sắc xanh. Thi sĩ không tả màu mà gợi sắc, từ "mướt quá" đã tột cùng hoá vẻ đẹp thôn Vĩ, làm bật lên vẻ đẹp thanh tân của khu vườn,.đó là ngôn ngữ của những cảm xúc, ấn tượng, của niềm tha thiết ngắm nhìn thôn Vĩ.Sắc diện con người hiện lên với mặt chữ điền cân đối hài hòa, "lá trúc che ngang mặt chữ điền" gợi ra vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, đậm chất Huế vì nó hiện lên thấp thoáng, ẩn hiện sau cành lá trúc che ngang. Thủ pháp cách điệu hóa làm cho con người hiện ra giữa vườn thôn Vĩ trong vẻ đẹp thanh tú.Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của tác giả hiện ra mang vẻ đẹp tươi sáng với nắng thanh khiết, vườn thanh tân, người thanh tú, tất cả gợi lên một vẻ đẹp thánh thiện. Với Hàn Mặc Tử, hình ảnh khu vườn là hình ảnh thực mang màu sắc tượng trưng, khu vườn mơ ước, là hiện thân của cái đẹp thánh thiện, quý phái mà nhà thơ khao khát hướng tới.

b. Khổ 2:

Hình ảnh thơ mang tính chất siêu thực, nhà thơ phá vỡ logic hiện thực: gió thổi, mây bay, ngắt nhịp thơ từ câu có nhịp 4/3 chia thành nhiều câu nhỏ.Nhân hoá: gieo nỗi buồn vào lòng sông, biến dòng sông ngoại cảnh thành dòng chảy tâm trạng.Cảnh ở đây không còn là cảnh thực mà thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, mặc cảm chia lìa bắt nguồn từ cảnh ngộ riêng của nhân vật trữ tình, tâm hồn tràn đầy khao khát mà sức sống cạn kiệt dần.Câu hỏi tu từ "Thuyền ai đâu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?": cảnh chuyển từ hư thực thành mộng ảo, hình ảnh một con thuyền chở đầy trăng trôi trên dòng sông trăng về một bến trăng xa xôi nào đó, thuyền ở đây là "thuyền ai" gợi sự mơ hồ, xa cách. Hình ảnh "bến sông trăng" như thuộc về một cõi khác chứ không phải bến trần gian trong đời thực, cả không gian tràn ngập ánh trăng, cái thực cái ảo đồng điệu, vừa gần gũi vừa xa vời, tất cả đều lung linh như ánh trăng, ánh sáng của tình yêu và cái đẹp hiện diện như một điểm tựa an ủi, cứu rỗi, một khao khao khát không thể đạt được.Câu hỏi tu từ "Có chở trăng về kịp tối nay?" vọng lên khắc khoải, da diết như một bức thông điệp về một kiếp sống ngắn ngủi, thể hiện tâm trạng mong ngóng và âu lo, dường như dòng sông ở đây là dòng đời phiêu tàn còn con thuyền là tình yêu xa xôi và bến trăng là bến bờ hạnh phúc hư ảo.

c. Khổ 3:

Các từ "sương khói", "đường xa" gợi ra không gian huyền hoặc bất định, đọng lại chỉ là một vùng sương khói hư ảo, hình ảnh con người xa dần mờ dần rồi trở thành hư ảnh trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.Đầu tiên nhà thơ nói "khách đường xa" - con người có thật nhưng xa xôi rồi đến "em" - "áo trắng": hư-thực và chập chờn, cuối cùng là "nhân ảnh"- con người hiện diện như một ảo ảnh xa mờ.Câu hỏi tu từ kết thúc bài "Ai biết tình ai có đậm đà?" đượm nỗi hoài nghi, đại từ phiếm chỉ "ai" được sử dụng rất tài tình gợi ra hình ảnh thơ đa nghĩa với những cách diễn giải khác nhau: "ai" ở đây có thể là giai nhân, là con người hoặc cũng có thể là cõi đời đang hiện diện ngoài kia mà nhà thơ không thể nào đến gần, cảm nhận và nắm bắt. "Tình ai" có thể hiểu là tình yêu, rộng hơn là tình đời, tình người đối với thi nhân, giờ đều trở nên huyền hoặc, khó xác định.

III. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về một miền quê của đất nước đồng thời là tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với cuộc sống con người .Ngôn ngữ sử dụng trong bài trong sáng, tinh tế và đa thanh. Hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động, đậm màu sắc tượng trưng siêu thực. Cấu trúc ba câu hỏi ở ba khổ thơ gợi cảm xúc đi từ khao khát đến phấp phỏng, âu lo, từ hi vọng đến hoài nghi, xót xa, mỗi câu hỏi trong khổ thơ như gõ vào cánh cửa cuộc đời thể hiện niềm thiết tha với cuộc sống ở tác giả.

31 tháng 1 2021

Đây là bạn phân tích bài thơ rồi, còn câu mìng hỏi là lấy bài thơ để chứng minh cho câu nhận định đó á :v

27 tháng 9 2016

MB : Giới thiệu tác giả ,tác phẩm

TB : 1. Cảm nhận về bài thơ Tự tình II của HXH ( bạn tham khảo trong sách )                      2. Thân phận của người phụ nữ trong xh xưa                                                              - Thường có cuộc đời bất hạnh, trớ trêu bi kịch khát khao tình yêu hạnh phúc nhưng k đc quyền quyết định hôn nhân , hạnh phúc của mk thành ra tình duyên dở lỡ phải qua nhiều lần đò, sống kiếp lấy chồng chung mà tình duyên vẫn chưa chọn.                                                                                                                               -  Đáng thương hơn cả là khi lâm vào bi kịch người phụ nữ k biết chia sẻ với ai mà phải ôm nỗi buồn sâu thẳm , mối sầu hận , đau thương xót xa , tội nghiệp.

3. Thân phận người phụ nữ trong xh ngày nay 

- Trong xh ngày nay thân phận người phụ nữ đã thay đổi nhiều , k còn tục lệ bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy , có quyền lựa chọn hôn nhân của mk                                        - trong xã hội bây giờ đã có quyền bình đẳng nam giới và nữ giới . Và người phụ nữ có quyền đứng lên tự do , lẽ phải cho mk, phần nào đó k phải chịu uất ức .

KB : Khẳng định lại vấn đề vuihahayeu 

( mk viết nếu có gì k phải thì cho xin ý kiến nhá ..!!!!haha)

3 tháng 10 2016

bn ơi viết giùm mk cái mở bài với kết bài đi bạn . thanks

 

10 tháng 12 2016

Nguyễn Tuân với những trang anh hùng dũng liệt hiện lên dưới một 1 lớp ngôn ngữ dân tộc thuần khiết và chuẩn mực, luôn cố gắng hết sức mình để làm sống dậy một thời quá khứ rực rỡ. Và dường như cảm thấy mình không đủ sức. Nguyễn Tuân kéo cả những nhân vật của mình theo khuynh hướng ấy. Đó là trường hợp của viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (trong tập Vang bóng một thời).

Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu (Bữa rượu máu). Con người đó là một hình ảnh trung gian giữa cái đẹp và cái không đẹp. Dưới ngòi bút tài hoa của một bậc thầy về ngôn ngữ, hình ảnh trung gian ấy cũng mập mờ, không có ranh giới rõ rệt.

Thoạt nhiên, viên quản ngục có vẻ như là một con người cam chịu, yên phận và cũng chẳng có gì khác những kẻ cùng địa vị đương thời: “Chuyện triều đình quốc gia chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời". Cái khuôn khổ phong kiến, cái “phép nước” đã khiến quản ngục quen với việc nhận tù, giao tù, với "những mánh khóe hành hạ thường lệ”. Những lúc ấy, viên quản ngục cứ lạnh lùng như một cỏ may, ngoan ngoãn như một tên nô lệ trung thành với vai trò cùa mình.

Nhưng có ai ngờ, bên trong con người đó vẫn luôn tồn tại một mầm sống tươi xanh của cái đẹp. Cái mầm ấy bị đè bẹp nhưng vần khắc khoải sống như chờ đợi một lúc nào đó được vươn lên. Rồi thời điểm đó cũng đến. Huấn Cao, con người văn võ song toàn xuất hiện với “cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Quản ngục bắt đầu rơi vào một tâm trạng hết sức khó xử. Một sự đấu tranh âm thầm trở thành nét tiêu biểu cho quản ngục suốt truyện mà cũng chính là biểu hiện tiêu biểu cho quản ngục suốt truyện mà cùng chính là biểu hiện tiêu biểu cho tính “hướng nội” mỗi chúng ta thường bắt gặp trong tác phầm của Nguyễn Tuân.

http://loigiaihay.com/chu-nguoi-tu-tu-nguyen-tuan-e135.html

Cuối cùng thì niềm đam mê cái đẹp cũng đã chiến thắng. Tuy cái chiến thắng đó chưa phải là tuyệt đối nhưng vẫn đủ biến viên quản ngục thành một con người khác. “Bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”, “Ngôi sao chính trị" dĩ nhiên là ám chỉ Huấn Cao. Còn “thanh âm phức tạp” ngầm chỉ ai? Con người ấy chính là quản ngục. Quản ngục muốn nâng niu cái đẹp nhưng lại sợ. Vì thế nên Nguyễn Tuân đã để cho nhân vật này hóa thân thành một cái gì đó vô hình, hư ảo. Chi tiết đó vừa bộc lộ nét mạnh của Vang bóng một thời lãng mạn và khao khát đánh thức cái đẹp, vừa để lộ thấp thoáng điểm yếu và sự yếu đuối của Nguyễn Tuân trong cái nhìn hoài vọng xa xôi. Nó khiến Nguyễn Tuân như tránh né, đem ông trời ra mà trách: '‘Ông trời nhiều khi chơi ác đem đày ải những cái thuần khiết giữa một đống cặn bã”.

Cũng từ ý niệm ấy, quản ngục nghĩ mình “chọn nhầm nghề mất rồi", Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp và đã tìm ra cái đẹp long lanh, mong manh giữa một vùng trời đen tối.

Việc miễn những mánh khóe hành hạ, biệt đãi những người tử tù, rồi bạo dạn xin chữ, một cách khéo léo từng chút từng chút gắn thêm nét đẹp vào con người quản ngục bởi vì: “Biết người tài, không phải là kẻ xấu". Mặc dù vậy khi đã biệt đãi, đã toan tính cách xin chữ, quản ngục vẫn còn sợ, vẫn dặn viên thơ lại nói với Huấn Cao: “Miễn là ngài giữ kín cho”. Một chi tiết nhỏ nhưng chắc là không thể thiếu. Một chi tiết vừa lãng mạn vừa hiện thực. Mến cái tài của Huấn Cao nhưng sợ “phép vua”. Phải tinh tế lắm. Nguyễn Tuân mới phát hiện ra điều đó. Phải tài hoa lắm Nguyễn Tuân mới thể hiện được điều đó. Nếu không viết về nỗi sợ ngấm ngầm thì là không thật, mà Nguyễn Tuân lại là con người luôn vươn tới cái đẹp, cái thật. Nếu viết quá nhiều thì sẽ làm ngắt quãng mạch chuyển biến đang cuồn cuộn, sôi sục trong nhân vật hình tượng.

Mến cái tài của Huấn Cao, khát khao “có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”, đến lúc này, quản ngục dường như không còn là quản ngục mà là hóa thân của Nguyễn Tuân với nhịp tim và hơi thở dành trọn cho sự nâng niu cái đẹp. “Một buổi chiều lạnh, viên quản ngực tái nhặt người đi sau khi tiếp đọc công văn”. Không còn là thương tiếc, xót xa mà đã đạt đến đỉnh điểm của niềm đau xót, thẫn thờ. Việc nhận công văn, quản ngục biết trước nhưng vẫn thấy đột ngột, hụt hẫng. Thiên lương vừa sóng dậy trong một con người đã thúc giục quản ngục hành động. Một. hành động trái ngược với những gì quản ngục nói: “Ta biết rồi, việc quan ta đã có phép trước”.

Tình yêu cái đẹp đến đam mê đã đánh thức khí phách tiềm tàng nằm im suốt bao nhiêu năm.

Trong cảnh cho chữ hùng vĩ, có một chi tiết đáng nhớ: “Người tù viết xong một chữ viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẻm đánh dấu ô chữ đặt lên phiến lục ông”, “khúm núm” không phải chỉ vì nịnh bợ mà là vì cảm phục. Khi sự cảm phục lên đến đỉnh điểm cũng là lúc kết thúc truyện. “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Một nghệ thuật tài hoa, kết thúc truyện ở cao trào. Chính nghệ thuật độc đáo đó đã nêu bật cái đẹp toàn diện, toàn mỹ và rất đặc sắc của cả người xin chữ và người cho chữ.

Dọc theo suốt chiều dài của truyện, nhân vật quản ngục luôn tồn tại với một ý nghĩa nhất định. Quản ngục không chỉ là một hình tượng độc đáo mà còn là nhân vật hội đủ những đặc điểm chung nhất của Vang bóng một thời, của quan niệm và phong cách Nguyễn Tuân: lãng mạn mà vẫn hiện thực, là tiếng nói của thiên lương, của tinh thần dân tộc, là biểu hiện của sự “yêu mến và than tiếc những cái đã qua và có sức làm sống lại một thời xưa cũ”

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !

10 tháng 12 2016

thank you nhak hihi

 

19 tháng 12 2016

 

Nam Cao viết văn từ những năm 30 cuả thế kỉ XX nhưng đến năm 1941 ông mới khẳng định vị trí của mình trong nền văn học nước nhà bằng truyện ngắn Chí Phèo. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo, chuyên viết về hai đề tài: người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ và người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao, thuộc đề tài người nông dân nghèo. Tác phẩm viết về tấm bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau. Trước hết là bi kịch tha hóa từ một người lương thiện trở thành kẻ bất lương, thậm chí thành quỷ dữ. Tiếp nối là bi kịch bị từ chối làm người lương thiện. Đoạn mô tả từ buổi tối sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch từ chối quyền làm người.

Chí Phèo nguyên là một đứa trẻ khốn khổ, bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ bỏ không. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho nhà lí Kiến. Đây là một canh điền khỏe mạnh, nhưng hiền lành như đất, không những hiền lành anh ta còn nhút nhát, chính Bá Kiến khi đó là lí Kiến đã tận mắt chứng kiến cảnh Chí Phèo vừa bóp đùi cho bà Ba vừa run run. Anh ta cũng có những ước mơ rất giản dị và lương thiện như trăm ngàn người nông dân khác là có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua thì mua dăm ba sào ruộng làm. Ở một xã hội bình thường, những con người như thế hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện và yên ổn. Nhưng chỉ vì ghen tuông vu vơ, bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy người thanh niên hiền lành, chất phác ấy vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào, sau 7- 8 năm đã biến một nông dân hiền lành, khỏe mạnh, lương thiện và tự trọng thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Từ đây, Chí Phèo bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Chí Phèo đã bị cướp mất hình hài của con người: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm… Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ… Không những thế tính cách Chí cũng khác hẳn khi xưa. Chí không còn là một anh canh điền ngày xưa mà bây giờ Chí là một thằng liều mạng. Hắn có thể làm tất cả mọi việc như một thằng đầu bò chính cống: kêu làng, rạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm chém…

Cứ tưởng Chí Phèo mãi mãi sống kiếp thú vật, rồi sẽ kết thúc bằng cách vùi xác ở một bờ bụi nào đó nhưng bằng tài năng và nhất là bằng trái tim nhân đạo của một nhà văn lớn, Nam Cao đã để Chí Phèo trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. Dưới ngòi bút sắc sảo của chủ nghĩa hiện thực, quá trình thức tỉnh lương tâm, nhân tính của một con người bị tha hóa, lầm lạc đã diễn ra không hề đơn giản, một chiều, dễ dãi mà do hoàn cảnh khá đặt biệt. Trong một lần say rượu không bình thường đã vô tình đưa Chí Phèo đến gặp thị Nở – một người đàn bà xấu xí và quá lứa lỡ thì. Lần say rượu đặc biệt ấy cùng với trận ốm thập tử nhất sinh đã khiến Chí Phèo có những biến đổi mạnh mẽ về cả tâm lí lẫn sinh lí. Thêm nữa, chút tình thương yêu mộc mạc, cử chỉ giản dị chân thành của thị Nở đã đốt cháy lên ngọn lửa lương tri còn sót lại nơi đáy sâu tâm hồn Chí, đánh thức bản chất lương thiện vốn có bên trong con người lầm lạc. Lúc đầu, thị chỉ hấp dẫn Chí vì đơn giản thị là đàn bà, còn Chí là thằng đàn ông say rượu. Hai người ân ái với nhau thế rồi nửa đêm Chí Phèo đau bụng nôn mửa. Thị Nở dìu Chí Phèo vào nhà và đi nhặt nhạnh tất cả những manh chiếu rách đắp cho hắn. Sáng hôm sau, Chí Phèo tỉnh dậy khitrời đã sáng từ lâu. Và kể từ khi mãn hạn tù trở về đây là lần đầu tiên con quỷ dữ của làng Vũ Đại hết say và hoàn toàn tỉnh táo. Chí thấy miệng đắng, chân tay uể oải và lòng mơ hồ buồn. Lâu lắm hắn mới cảm nhận cuộc sống đời thường với những cảnh sắc, âm thanh bình dị: tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài đuổi cá, tiếng chim hót...Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy, vì chỉ đến hôm nay hắn mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới hoạt động bình thường. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống và đã lay động sâu xa tâm hồn Chí Phèo... Khi tỉnh táo, Chí Phèo nhìn lại cuộc đời của mình cả trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Trước hết, hắn nhớ lại những ngày rất xa xôi hắn mơ ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua năm sào ruộng làm. Mơ ước của Hắn thật nhỏ bé và giản dị nhưng suốt ba năm qua nó vẫn chưa trở thành hiện thực. Thì ra, những ước mơ tốt đẹp của Chí Phèo không hề bị mất đi mà nó chỉ chìm sâu vào một góc tăm tối nào đó của tâm hồn Chí. Hiện tại của hắn thật đáng buồn. Buồn vì Chí Phèo thấy mình đã già đã sang cái dốc bên kia cuộc đời, có thể đã hư hỏng nhiều thế mà hắn vẫn đang cô độc. Tương lai của hắn lại đáng buồn hơn, bởi hắn có quá nhiều sự bất hạnh đói rét ốm đau và cô độc. Đối với Chí, cô độc còn đáng sợ hơn nhiều đói rét và ốm đau. Từ khi đi tù về, Chí bao giờ cũng say, say vô tận. Giờ đây lần đầu tiên hắn tỉnh táo suy nghĩ nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình.

Đúng lúc Chí đang vẩn vơ nghĩ mãi thì Thị Nở mang một nồi cháo hành còn nóng nguyên vào. Việc làm này của Thị Nở đã khiến Chí rất ngạc nhiên và xúc động đến mức trào nước mắt bởi vì đây là lần đầu tên trong đời hắn được một người đàn bà cho. Hắn thấy cháo hành của thị Nở không như bát cháo hành bình thường mà trong đó còn hàm chứa tình yêu thương chân thành của thị dành cho hắn. Và như vậy, cũng có nghĩa hàm chứa cả hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu tiên Chí cảm nhận được. Còn đối với Thị Nở, đây là bát cháo hành tình nguyện, bát cháo hành đem cho, đem tặng, bát cháo hành tình yêu, mở đầu cho hạnh phúc gia đình. Một mặt, bát cháo hành thể hiện tình cảm chan chứa nhân đạo của nhà văn. Mặt khác, nó cũng thể hiện tài năng nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao. Nếu như ban đầu, người đàn bà xấu xí, quá lứa lỡ thì, lại dở hơi ấy chỉ khơi lại cái bản năng ở Chí Phèo thì sau đó điều kì diệu đã xảy ra, sự săn sóc đầy ân tình và yêu thương mộc mạc của Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện tiềm ẩn trong con người Chí Phèo. Bát cháo hành của Thị Nở là món quà quý giá nhất mà lần đầu tiên Chí cảm hận được trong đời mình. Hắn ăn và nhận thấy rằng cháo hành rất ngon. Hương vị cháo hành hay hương vị của tình yêu thương chân thành cảm động, của hạnh phúc giản dị mà có thật, lần đầu tiên đến với Chí Phèo?

Khi ăn bát cháo hành, Chí Phèo trở lại là anh canh điền ngày xưa và thấm thía nỗi đau của con người biết tự trọng khi bị vợ Bá Kiến sai làm những việc nhục nhã. Điều này chứng tỏ một lần nữa Chí Phèo có bản tính tốt lành, nhưng cái bản tính này trước đây bị lấp đi đến nay mới có cơ hội được thể hiện, bởi vì Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện có bản tính tốt đẹp. Mặc dù bị xã hội tàn ác – đại diện là bá Kiến và nhà tù thực dân dẫu có ra sức hủy diệt bản tính ấy nhưng nó vẫn âm thầm sống trong đáy sâu tâm hồn Chí Phèo, ngay cả khi nhân vật này tưởng chừng đã biến thành quỷ dữ. Khi gặp Thị Nở và cảm nhận được tình yêu mộc mạc chân thành của thị trong lúc yếu đuối và cô đơn, lại trong hoàn cảnh vừa qua một trận ốm thì bản chất ấy có cơ hội hồi sinh và nó đã hồi sinh. Từ đây, Chí sống đúng với con người thật của mình: khao khát tình thương và muốn trở thành những người lương thiện.

Con đường trở lại làm người lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo đã bị đóng sầm lại. Sự mong ước được sống hiền lương của Chí Phèo một lần nữa lại không thành sự thật. Thị Nở không thể giúp gì thêm cho hắn, bởi lẽ bà cô thị kiên quyết ngăn cản mối tình này. Bà không thể đồng ý cho cháu bà đâm đầu đi lấy thằng Chí Phèo – con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bấy lâu nay chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ, hắn mãi mãi chỉ là con quỷ dữ, không bao giờ có thể làm người. Cách nhìn nhận của bà cô thị cũng chính là cách nhìn của mọi người làng Vũ Đại lâu nay đối với Chí. Tất cả quen coi anh là quỷ dữ mất rồi. Nên hôm nay lương tri anh thức tỉnh, linh hồn người của anh đã trở về nhưng nào có ai nhận ra? Cho nên Chí Phèo thực sự rơi vào một bi kịch tinh thần vô cùng đau đớn – bi kịch bị cự tuyệt làm người lương thiện. Các hy vọng được sống với Thị Nở, sâu xa hơn là hy vọng được quay về với cuộc đời lương thiện như một đóm lửa vừa mới được nhóm lên thì đã bị ngay một gáo nước lạnh dội vào cho tắt ngấm. Mặc dù, khi nghe những lời bà cô mắng thì thị Nở thấy lộn rột nhưng cũng phải nghe theo. Và thị đã giận dữ nói lại với Chí Phèo tất cả những lời của bà cô. Điều này khiến Chí ngẩn người vì thất vọng nhưng nhưng này có lẽ hắn chưa tuyệt vọng vì lúc đó hắn lại như hít thấy hơi cháo hành. Chí ngẩn người ra vì cay đắng, chua xót trước một sự thật phũ phàng: mọi người đã cự tuyệt, không chấp nhận, dứt khoát không con hắn là một con người. Mùi cháo hành vẫn thoang thoảng đâu đây khiến hắn lại càng thêm đau xót, thấm thía. Hắn thấy rõ mọi con đường đều đang đóng chặt trước mặt hắn. Khi thị ra về, hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay nhưng thị gạt ra. Điều đó chứng tỏ Chí luôn luôn khao khát tình yêu, thiết tha đến với Thị Nở, đến với cuộc đời lương thiện. Từ đây, Chí đã thấm thía sâu sắc bi kịch của con người sinh ra làm người nhưng không được làm người. Chí vật vả, đau đớn và tuyệt vọng. Thật là lạ khi thấy Chí ôm mặt khóc rưng rức. Những giọt nước mắt đau đớn, hối hận nhưng đã quá muộn màng. Không còn cách nào khác, Chí lại tìm đến rượu. Nhưng vì ý thức đã trở về, lần uống rượu này của Chí khác biết bao nhiêu lần uống rượu trước. Hắn càng uống lại càng tỉnh ra, hắn không ngửi thấy mùi rượu mà chỉ nghe thoang thoảng mùi cháo hành, càng uống càng thấm thía nỗi đau vô hạn của thân phận.

Trong cơn khủng hoảng và bế tắc, Chí Phèo lại càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mặt và linh hồn con người. Chí đã xách dao ra đi. Hành động muốn đi trả thù của Chí rất dữ dội, quyêt liệt khiến Chí đi đén một hành động đâm chết cả nhà nó. Nhưng nó là ai? Tiềm thức mách bảo Chí đó là Bá Kiến. Trước đó, Chí không định đến nhà bá Kiến mà định đến nhà Thị Nở để đâm chết thị và bà cô thị cho hả giận nhưng cuối cùng Chí lại quên đến nhà Thị Nở mà đến nhà bá Kiến. Khi đến nhà bá kiến, Chí trợn mắt chỉ tay vào mặt lão, đanh thép kết tội tên cáo già này đòi làm người lương thiện, đòi một bộ mặt lành lặn. Câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện? là câu hỏi chất chứa niềm phẫn uất, đau đớn, còn làn day dứt người đọc: làm thế nào để con người sống cuộc sống con người trong cái xã hội tàn bạo, ngột ngạt, vùi dập nhân tính ấy? Thế rồi, Chí đâm chết kẻ thù. Hành động của Chí đã vượt khỏi suy nghĩ của tên địa chủ nổi tiếng khôn ngoan, gian hùng. Đây là cách hành động của người say không theo dự kiến ban đầu, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, Chí lờ mờ hiểu ra nguyên nhân sâu xa đâu phải vì Thị Nở hay bà cô thị mà cái kẻ làm ra Chí như thế này chính là Bá Kiến. Đến đòi quyền làm người lương thiện là phải đòi nơi lão bá, không đòi được thì phải trả thù. Tuy làm tay sai cho Bá Kiến nhưng ngọn lửa căm hờn vẫn âm ỉ cháy trong con người Chí Phèo. Khi Chí Phèo đã thức tỉnh thì hắn hiểu ra nguồn gốc bi kịch của mình nên ngọn lửa căm hờn càng bùng lên dữ dội. Do vây, Chí Phèo đâm chết bá Kiến không hẳn vì say rượu mà chính vì mối thù đã bừng cháy. Cái chết của Chí chứng tỏ Chí khao khát trở về cuộc sống lương thiện. Vì vậy cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người dân lương thiện vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào cái chết.

Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra bi kịch của người nông dân trước cách mạng: đó là bi kịch con người sinh ra là người mà không được làm người. Đồng thời qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã hai lần tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến: xã hội đó cướp đi những gì Chí Phèo có và đã cướp những gì Chí Phèo muốn. Điều này thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong hiện thực xã hội ấy. Ngoài ra, tác phẩm còn đặt ra một vấn đề nhân sinh mang tính triết lí sâu sắc: làm thế nào để con người sống đúng nghĩa là người trong cái xã hội tàn bạo phi nhân tính đương thời. Với thành công của truyện ngắn này, Nam Cao đã trở thành cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiên thực 1930 – 1945.

19 tháng 12 2016

banhqua thank you

 

11 tháng 8 2016

Chỉ là gợi ý thôi:

 Bằng cách nói đối lập: “Thà >< còn hơn”, cách dùng hình ảnh gây ấn tượng mạnh “cháy vèo trong gió >< thối rữa trên cành”, nhà thơ Nga Xécgây Exênhin đã nêu ra một  lựa chọn dứt khoát: không thể sống mòn, sống thụ động.
 Phân tích, lấy dẫn chứng cụ thể minh họa cho những biểu hiện tích cực của lối sống đó.
- Sống chủ động, tích cực dũng cảm, tỏa sáng:
+ Là lối sống mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh với cái xấu, tiêu cực... ngoài xã hội và trong chính mình.
+ Người dũng cảm dám đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống, biết đứng lên sau thất bại. Không chạy theo thời thượng, không chấp nhận cuộc sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
- Sống “toàn tâm, toàn trí, toàn hồn” (Xuân Diệu), khẳng định cá tính, khẳng định sự tồn tại của mình bằng một sự nghiệp có ích.
Bình luận
- Sống dũng cảm không chỉ cần trong thời chiến tranh mà cả khi hoà bình, ngay với chính mình.
- Khẳng định cá tính song không phải là cách sống lập dị, khác thường.
- Sống toả sáng không đồng nghĩa với sống gấp, sống vội, đốt mình trong những cuộc vui thác loạn. Cần “sống chậm”, sống có ích.
- Không phải ai cũng có thể “cháy sáng” ở bề nổi dễ thấy. Chúng ta sống và cống hiến hết mình, dù lặng lẽ, đó cũng là một cách “cháy sáng” …(D/c)
- Phê phán những biểu hiện của lối sống “thối rữa trên cành”: sống mờ nhạt, bình quân chủ nghĩa.…
Rút ra bài học
- Đời người hữu hạn, do đó, mỗi con người cần biết quí trọng đời sống của chính mình. Đồng thời, phải biết lựa chọn lối sống tích cực, có ý nghĩa, để “không sống hoài, sống phí” những năm tháng của tuổi thanh xuân.
- Muốn toả sáng, con người phải có ước mơ, hoài bão và quyết tâm thực hiện hoài bão ấy. Biết hi sinh vì lợi ích chung: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)…Có thể nói, cống hiến hết mình là cách toả sáng nhất.
Lối sống mà Xecgây Exênhin đưa ra vẫn là lời khuyên bổ ích cho thế hệ trẻ noi theo.

12 tháng 9 2016

Trước tiên bn giải thích:
- Bình đẳng giới là gì? ( là nam và nữ có vai trò ngang nhau,được tạo điều kện và cơ hội phát triển năng lực như nhau,có quyền hưởng thụ như nhau về mặt kinh, tế văn hóa. xã hội......)
- Ý nghĩa: + xóa bỏ tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ xưa nay
                  +Nâng cao vai trò cũng như sự đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế xã hội,chăm sóc gia đình
                  + Góp phần làm cho đất nước phát triển,xã hội văn minh
( có thể dẫn chứng những hình tượng phụ nữ thành đạt trong lĩnh vực kinh tế,chính trị...trong những vai trò mà trước kia chỉ có nam giới đảm trách..)
- Bên cạnh những ý nghĩa thiết thực mang lai thì vấn đề bình đẳng giới cũng tạo nên những mặt trái:
                 + Tuy nói là " bình đẳng giới" nhưng không có nghĩa là cả hai gới đều có thể làm được việc của nhau,có những công việc đặc thù riêng của mỗi giới.Tuy nhiên một số phụ nữ lạm dụng quan điểm này,muốn thể hiện mình,không hoàn thành trách nhiệm người mẹ ,người vợ,chuyển nó sang cho chồng gây mất hạnh phúc gia đình.
                + một số khác tự cho rằng không cần đàn ôgn trong gia đình vì tự mình có thể đảm nhận hết gây mất cân bằng xã hội ( một số tình trạng như bà mẹ đơn thân...)
               + Đàn ông lợi dụng "bình đẳng giới" để bóc lột phụ nữ về sức lao động....
- Thể hiện quan điểm của bản thân: Đây là một quan điểm cực kì tiến bộ,cần phát huy hơn nữa và có cách nhìn nhận đúng đắn về nó
-Vai trò của mỗi cá nhân nói chung,thế hệ trẻ nói riêng với việc xây dựng xã hội bình đẳng giới. 

nhớ kèm dẫn chứng nha bn